Nguy hại phim “giang hồ học đường”

NGỌC DỦ |

Trên YouTube hiện không ít dạng phim giang hồ, bạo lực lấy đề tài chính là “áo trắng” - lứa tuổi cắp sách đến trường. Điều này vô hình chung dễ cổ súy cho nạn bạo lực học đường, khiến người xem lo lắng, giật mình...

Nở rộ phim bạo lực học đường

Dạo một vòng trên YouTube, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm làm về bạo lực học đường... Ngoài câu chuyện mâu thuẫn tuổi “áo trắng”, phim nhiều màn đánh đấm, trả thù nguy hiểm... Phim đề tài bạo lực học đường nở rộ, không chỉ bó gọn ở các vấn đề cũ như xích mích về chuyện học hành, mâu thuẫn tình yêu lứa tuổi học trò mà không ít phim còn khai thác chuyện phe nhóm, “thế lực ngầm” chốn học đường xoay quanh những màn đánh đấm, trả thù, thể hiện sự ngông nghênh của tuổi trẻ…

Điều khiến người xem lo lắng là những bộ phim phơi bày hình ảnh các cô cậu học trò khoác lên mình chiếc áo trắng học sinh. Đặc biệt, một số tác phẩm còn biến học sinh thành những “giang hồ áo trắng” như nhuộm tóc, mặt mũi tỏ ra hung tợn và đặc biệt đi kèm với hành động bạo lực là những câu chửi thề… cùng những hành động trấn lột tiền, sỉ nhục bạn cùng lớp trước đám đông và nghiêm trọng hơn là những màn trả thù máu me, bạo lực khiến người xem không khỏi giật mình. Điều đáng nói là một số tác phẩm khai thác đề tài học đường không chỉ có chuyện nam sinh đánh nhau mà còn khai thác hình ảnh nữ sinh với những màn xô xát, chửi thề, từ ngữ thô tục… Điều này, vô hình chung dẫn dắt bộ phim từ việc khai thác những mâu thuẫn học trò thường thấy trở thành phim “giang hồ áo trắng”.

Ngoài những tình tiết bạo lực lồng ghép yếu tố giang hồ trong học sinh thì không ít bộ phim còn bóp méo hình ảnh người đứng lớp như hình ảnh cô giáo lại ăn mặc hở hang, khoe vòng một “nhức mắt”...

Mang thông điệp chống bạo lực hay cổ súy bạo lực?

Phim giang hồ không còn là khái niệm mới trên YouTube, nhưng phim giang hồ học đường mới nở rộ trong thời gian gần đây, nhất là sau khi những bộ phim giang hồ “chính gốc” đang có dấu hiệu bão hòa, khán giả quay lưng. Chính vì thế, việc khai thác đề tài này được xem là hướng đi mới của nhiều người làm phim chiếu mạng, vì có tỉ lệ lượt xem cao, thậm chí còn vào Top trending.

Có thể thấy, việc đề cập cái xấu và cái tốt trong xã hội trên phim ảnh nhằm mang lại một thông điệp đả phá cái xấu, ủng hộ cái tốt là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, trong những dạng phim giang hồ học đường phát trên YouTube, điều nhận thấy là các hành động bạo lực lại khiến người xem không thấy thông điệp nhân văn, mà chỉ thấy rõ ràng phim như đang cổ súy bạo lực.

Nhìn chung, các phim này đều là sản phẩm của những người làm, người đóng (tạm gọi diễn viên) không chuyên, kịch bản chưa được trau chuốt kỹ càng nên dễ dàng nhận thấy phim mang tính cảm tính, thiếu sáng tạo nghệ thuật, thông điệp hướng tới cái tốt mờ nhạt... Trong nhiều phim, như phim “Bạn trai tôi trùm trường”, “Biệt đội công lý”, “Thiếu gia đi học”… phần lớn các hành động của nhân vật đều tỏ vẻ ra oai với kẻ yếu, bắt nạt bạn bè…

Đạo diễn Yunbin - đạo diễn triệu view của các tác phẩm phim về người trẻ cho biết: “Phim khai thác bạo lực học đường không phải hiếm, thậm chí đã từng lên màn ảnh nhỏ, màn ảnh rộng. Tuy nhiên, việc khai thác chủ đề này quá đà, dễ sa vào lạm dụng cảnh bạo lực mà thiếu thông điệp nhân văn. Tôi nghĩ một bộ phim dù khai thác mặt tốt hay xấu của xã hội thì cốt yếu phải tôn lên được thông điệp chính là giáo dục người ta hướng thiện, làm điều tốt… Còn những tác phẩm ra mắt chỉ nhằm thu hút với những cảnh đấu đá, bạo lực sẽ dễ khiến người trẻ học theo.

Khi tôi làm phim, dù là những tác phẩm chiếu mạng nhưng cũng cần có sự kiểm duyệt kỹ từ nhiều khâu biên tập. Cộng thêm mình có thể liên kết với các đội ngũ sản xuất phim ảnh chuyên nghiệp, các đối tác là đài truyền hình… để tham khảo thêm ý kiến, nhằm tránh những yếu tố chưa đúng chuẩn mực diễn ra”.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Oanh cho biết: “Trước nay, những sản phẩm như vậy luôn bắt nguồn từ hành vi trong cuộc sống, tức là ở trường học cũng có những cô cậu học sinh thích nổi bật, quậy phá, bắt nạt bạn bè. Nhưng các tác phẩm chỉ dừng ở mức khai thác câu chuyện mặt tối của tuổi áo trắng và sau đó là những thông điệp nhân văn về sau. Còn bây giờ, tôi thấy những tác phẩm lại mang đến những câu chuyện có phần hơi phiến diện và yếu tố bạo lực quá nặng. Điều này vô hình chung khiến thông điệp phim trở nên nhạt nhòa. Những tác phẩm chiếu mạng, thiếu kiểm duyệt nên dễ dàng có những yếu tố chưa đúng chuẩn mực trộn lẫn vào.

Chính vì thế dễ khiến những người trẻ, lứa tuổi học sinh khi xem có khả năng bắt chước, hoặc tò mò. Vì lứa tuổi này luôn nhạy cảm với những điều xung quanh và thích khám phá. Người ta nói “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” nên tôi quan ngại từ chuyện mang đến thông điệp tốt lại thành cổ súy bạo lực”.

Tiến sĩ Hoàng Oanh cho biết thêm, các cơ quan chức năng phải rà soát lại những sản phẩm này có biện pháp xử lý, yêu cầu cắt bỏ những tình tiết chưa đúng chuẩn mực. Ngoài ra, việc xử phạt những trường hợp vi phạm, tiếp tay cổ súy bạo lực nên được làm mạnh tay để có hạn chế những việc này.

Các cơ quan chức năng phải rà soát lại những sản phẩm loại này để có biện pháp xử lý, yêu cầu cắt bỏ những tình tiết chưa đúng chuẩn mực đạo đức.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Đừng gieo mầm mống bạo lực trong học đường

Thanh Ny |

Thêm một giáo viên bị phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ công tác 3 tháng sau khi có hành động bạo lực với học sinh. Câu chuyện buồn đầu năm học ấy vừa xảy ra ở tỉnh Hà Giang khiến nhiều người trăn trở.

Diễn đàn "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em"

Xuân Hiền |

Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái tổ chức Diễn đàn "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.

Vấn nạn bạo lực học đường: Làm sao có thể xử lý dứt điểm?

Huyền Thanh |

Theo một số bạn đọc, xã hội cần có sự quan tâm hơn nữa về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, cần sự chung tay của mỗi gia đình và nhà trường.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đừng gieo mầm mống bạo lực trong học đường

Thanh Ny |

Thêm một giáo viên bị phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ công tác 3 tháng sau khi có hành động bạo lực với học sinh. Câu chuyện buồn đầu năm học ấy vừa xảy ra ở tỉnh Hà Giang khiến nhiều người trăn trở.

Diễn đàn "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em"

Xuân Hiền |

Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái tổ chức Diễn đàn "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.

Vấn nạn bạo lực học đường: Làm sao có thể xử lý dứt điểm?

Huyền Thanh |

Theo một số bạn đọc, xã hội cần có sự quan tâm hơn nữa về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, cần sự chung tay của mỗi gia đình và nhà trường.