Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: “Mỗi tác phẩm sơn mài đều có những câu chuyện riêng…”

THANH HƯƠNG (thực hiện) |

Dành tình yêu sâu đậm với nghệ thuật sơn mài, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sáng tạo nhiều sản phẩm gắn liền hình tượng con trâu. Đây cũng là cách mà anh muốn giới thiệu và đưa văn hoá dân gian Việt Nam đến gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế.

Triển lãm “Mơ trâu” của anh dự kiến tổ chức vào đầu tháng 5, tuy nhiên buộc phải lùi lại bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Anh mong chờ điều gì vào sự trở lại của triển lãm, trong trạng thái bình thường mới?

- Triển lãm “Mơ trâu” dự định tổ chức vào 1.5, nằm trong chuỗi sự kiện của thị xã Sơn Tây nhưng buộc phải tạm dừng và chờ vào một dịp sự kiện khác trong năm để trở lại với khán giả. Là một người làm nghệ thuật đương đại, tôi muốn các triển lãm của mình gắn liền, cộng hưởng cùng với sự kiện nào đó để có thể gửi đến thông điệp sâu rộng hơn là một triển lãm mang tính chất đơn lẻ.

Ðược biết, anh hiện đang thực hiện bộ sưu tập trâu sơn mài lên đến 1.010 tượng trâu, cảm hứng nào để anh quyết tâm với một dự án lớn trong sự nghiệp của mình?

- Tôi bắt đầu làm bộ sưu tập trâu sơn mài từ tháng 10.2020, sau khi đạt giải cao nhất trong cuộc thi Sáng tác thủ công mỹ nghệ Việt Nam, tác phẩm đạt giải của tôi là bộ trâu sơn mài. Cùng với tình yêu dành cho Hà Nội, tôi quyết tâm thực hiện 1.010 tượng trâu nhằm tri ân Thủ đô 1.010 năm tuổi và tri ân nghề sơn mài đã gắn bó hơn 20 năm nay.

Mỗi mẫu trong bộ sưu tập trâu của anh khá đa dạng, được làm thủ công và độc bản với những câu chuyện riêng. Anh mong muốn gửi gắm điều gì thông qua bộ sưu tập đặc biệt này?

- Qua bộ sưu tập tôi muốn gửi thông điệp tôn vinh tính sáng tạo vì chỉ có sáng tạo mới giúp phát huy được giá trị trong mỗi con người, không nên dẫm lại vết chân của người đi trước. Mỗi một bức tượng khi có một câu chuyện, có một cuộc đời được tạo nên bởi đôi tay nặng tâm sự sẽ từ sản phẩm trở thành tác phẩm. Thêm nữa, tôi muốn thể hiện sức lao động, sự đóng góp lớn hơn của vai trò nghệ sĩ - nghệ nhân đối với những sự kiện lớn có tác động đến xã hội.

Đa phần các tác phẩm sáng tác của anh đều hiện diện hình ảnh con trâu, điểm gì ở chú trâu thu hút anh nhất trong số 12 con giáp?

- Tôi rất ấn tượng với hình tượng trâu, khi bao đời nay trâu là biểu tượng cho người dân Việt, một quốc gia vốn là nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước. Đặc tính của trâu cũng rất gần gũi với con người văn hóa Việt, cần cù chịu khó, hiền lành sản xuất, nhưng khi cần cũng rất dũng cảm...

Tạo dựng và phát triển nghệ thuật sơn mài gắn nhiều đến văn hoá xứ Đoài, cũng là cách mà anh giới thiệu và quảng bá nét đẹp truyền thống đặc trưng ở nơi mình gắn bó hơn nửa đời người?

- Tôi gắn với nghệ thuật là một số mệnh khi cả bố và ông nội đều có tư duy về thẩm mỹ và đến với sơn mài là một cái duyên, ngay từ khi bé tôi đã đi theo ông nội vào đình chùa để tô vẽ trùng tu các vốn cổ, thế nên văn hóa Việt đã ngấm vào tôi theo từng hơi thở. Tôi càng được phát huy tình yêu đó khi học trường Đại học Mỹ thuật, được hướng dẫn, tư duy phát triển tạo hình đương đại, tôi đã có nhiều đóng góp cho nền thiết kế tạo hình Thủ đô qua các cuộc thi, triển lãm lớn. Biết ơn và phát huy các nét đẹp văn hóa từng vùng miền, tôi luôn dùng nghệ thuật thủ công để quảng bá về miền đất đã nuôi dưỡng tôi.

Anh đánh giá thế nào về sơn mài hiện nay của Việt Nam?

- Sơn mài đương đại đang biến đổi không ngừng, đó là điều tất yếu để phù hợp với thời đại. Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ, thị hiếu giờ luôn đòi hỏi phải nhanh, tiện và năng xuất, thế nên thị trường dành cho sơn mài ngày càng bó hẹp lại. Vì vậy, đòi hỏi người làm sơn mài cần phát huy và sáng tạo nhiều hơn nữa, sáng tạo trong cách làm sơn, trong khả năng thiết kế tạo dáng, công năng, ý nghĩa... và đừng để cho mình tự dậm chân tại chỗ. Khó khăn với với hoạ sĩ, nghệ nhân tất nhiên là phải có khi cần tìm đầu ra cho mỗi sản phẩm và tạo ra các sân chơi giao lưu để đưa sơn mài tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Đúng là việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm khá quan trọng, không chỉ giúp các nghệ nhân đảm bảo được cuộc sống và yên tâm tiếp tục theo đuổi đam mê. Đó có phải là thách thức của anh khi làm nghề?

- Tôi có may mắn là hoạt động trong cả 2 vai trò họa sĩ và nghệ nhân nên luôn chủ động đứng vững trước khá nhiều thách thức. Tất nhiên với ngành nghề nào cũng cần hài hòa đầu ra và đầu vào, nhất là cần đến sự cộng hưởng từ mọi phía. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tự mình làm chủ công việc, tự tìm hướng phát triển vì chỉ có ta mới hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Dịch COVID-19 hơn 2 năm qua mà chúng ta phải đối mặt chính là một yếu tố bất khả kháng, nó là sự cản trở lớn đối với tất cả lĩnh vực trong đời sống. Tuy nhiên, tôi nghĩ vai trò của nghệ thuật càng cần được phát huy trong lúc này, vì sẽ là món ăn tinh thần cổ vũ cho người dân cùng vượt qua giai đoạn quyết chiến với dịch bệnh.

- Xin cảm ơn anh!

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sinh năm 1983 tại Sơn Tây. Trong sự nghiệp, anh liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng uy tín gồm Giải Nhất cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014 và 2019; Giải cao nhất cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam với tác phẩm “Trâu hoa Làng Việt” năm 2020. Năm 2017, Nguyễn Tấn Phát trở thành một trong những nghệ nhân trẻ nhất được vinh danh tại Lễ trao danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

THANH HƯƠNG (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

"Ở Việt Nam chưa thực sự có thị trường tranh…"

Việt Văn (thực hiện) |

Sự kiện vừa gây chấn động trong giới mỹ thuật là tác phẩm sơn dầu “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hong Kong, chiều 18.4. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của mỹ thuật Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bùi Thanh Tâm - một họa sĩ trẻ thuộc nhóm đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại Việt hiện nay.

Lần cuối, với những bức tranh đẹp nhất của Phú

NGUYỄN QUANG HÒA |

Chiều 18.4, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), Họa sĩ Nguyễn Đăng Phú đã trưng bày 40 bức tranh đẹp nhất, quý nhất của ông cho bạn hữu thưởng thức, trong lần cuối cùng.

Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

LAN NHƯ |

Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

Đồ thủ công mỹ nghệ lạ, độc từ quế Yên Bái đắt hàng ngày Tết

Long Nguyễn - Văn Đức |

Từ cành nhánh của cây quế, các nghệ nhân huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã chế tác ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, hứa hẹn sẽ hút khách trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Ở Việt Nam chưa thực sự có thị trường tranh…"

Việt Văn (thực hiện) |

Sự kiện vừa gây chấn động trong giới mỹ thuật là tác phẩm sơn dầu “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hong Kong, chiều 18.4. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của mỹ thuật Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bùi Thanh Tâm - một họa sĩ trẻ thuộc nhóm đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại Việt hiện nay.

Lần cuối, với những bức tranh đẹp nhất của Phú

NGUYỄN QUANG HÒA |

Chiều 18.4, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), Họa sĩ Nguyễn Đăng Phú đã trưng bày 40 bức tranh đẹp nhất, quý nhất của ông cho bạn hữu thưởng thức, trong lần cuối cùng.

Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

LAN NHƯ |

Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

Đồ thủ công mỹ nghệ lạ, độc từ quế Yên Bái đắt hàng ngày Tết

Long Nguyễn - Văn Đức |

Từ cành nhánh của cây quế, các nghệ nhân huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã chế tác ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, hứa hẹn sẽ hút khách trong dịp Tết Tân Sửu 2021.