Nghệ nhân mất đi, di sản văn hóa phi vật thể mai một dần

THANH TUẤN |

Gia Lai – Tỉnh Gia Lai là địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể giá trị cần được bảo tồn và lưu giữ. Điều đặc biệt cần chăm lo đời sống cho những nghệ nhân ưu tú, bởi khi họ mất đi thì di sản phi vật thể cũng mai một dần.

Ngày 28.4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia do Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu-Chủ tịch hội đồng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế một số di tích tại Gia Lai.

Sau khảo sát thực tế, đoàn làm việc với UBND tỉnh về thực hiện khuyến nghị của UNESCO đối với “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”-di sản phi vật thể đại diện của nhân loại; công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia.

Một địa điểm bảo tồn của quần thể Di tích Tây Sơn thượng đạo, thị xã An Khê. Ảnh T.T
Một địa điểm bảo tồn của quần thể Di tích Tây Sơn thượng đạo, thị xã An Khê. Ảnh T.T

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, về di sản văn hoá vật thể, đến nay toàn tỉnh có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng, gồm: 1 quần thể với 9 cụm di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, xếp hạng năm 2022).

Gia Lai có 3 di sản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, gồm: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi của người Ba Na (các huyện Đak Đoa, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro), Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).

Tại thị xã An Khê, kết quả khai quật khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị quan trọng, có niên đại khoảng 80 vạn năm cách ngày nay. Điển hình là bộ rìu tay sơ kỳ Đá cũ An Khê là bằng chứng sinh động về văn hoá của cộng đồng cư dân sơ kỳ Đá cũ cách đây khoảng 80 vạn năm trên đất Gia Lai, và cũng là mốc mở đầu của lịch sử Việt Nam.

Những di vật văn hoá khảo cổ kỹ nghệ An Khê thuộc di tích Rộc Tưng - Gò Đá đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hoá đầu tiên của nhân loại.

Ở xã Tân An, huyện Đak Pơ có bia đá Champa. Ngành chức năng Gia Lai đã mời chuyên gia EFEO đến đọc, dịch. Nội dung văn này cho biết thuộc thời kỳ Vương quốc Champa thế kỉ 15, giúp hiểu biết thêm về một giai đoạn lịch sử văn hoá của địa phương, Tây Nguyên.

Theo ông Trần Ngọc Nhung – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, địa phương đến nay không có Ban Quản lý di tích hay Trung tâm Bảo tồn di tích. Trước năm 2018, toàn bộ công việc lập hồ sơ khoa học di tích được giao cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

“Ngoài ra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hoá chưa đảm bảo cho việc phát huy khả năng thực sự của họ. Bởi hầu hết nghệ nhân ưu tú của Gia Lai đều đã lớn tuổi, một số đã mất nên việc lưu giữ, truyền dạy di sản đứng trước một khó khăn lớn.

Nghệ nhân mất đi mang theo di sản văn hoá phi vật thể mà họ nắm giữ, phần đa giới trẻ ngày nay lại hạn chế trong việc tiếp nối truyền thống văn hoá của dân tộc là một nguyên nhân dẫn đến sự mai một của những di sản này”, ông Nhung nói.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố Phó Chủ tịch huyện và Bí thư Đảng ủy xã vì cấp “khống” sổ đỏ

THANH TUẤN |

Gia Lai – Ngày 27.4, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã khởi tố bị can Phan Trung Tường (SN 1959, trú làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai) và Chu Sỹ Mởn (SN 1974, trú thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, nguyên Trưởng phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Ia Grai), hiện là Bí thư Đảng ủy xã Ia Yok, huyện Ia Grai.

Gia Lai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa trong kỳ nghỉ lễ 30.4

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trong kỳ nghỉ lễ 30.4, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương.

Cây thị cổ hơn 300 năm tuổi ở Đình Trung Tự là cây Di sản Việt Nam

Vương Trần |

Theo các vị cao niên trong làng Trung Tự (phường Phương Liên, quận Đống Đa), cây thị cổ ở đình Trung Tự có tuổi đời hàng trăm năm, thuộc loại “thất tuyệt”, tức có 7 điều quý: cây thọ, tán rộng, chịu hạn, không có tổ chim, gỗ làm ván in, quả thơm để cúng, vỏ làm thuốc chữa bệnh.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Khởi tố Phó Chủ tịch huyện và Bí thư Đảng ủy xã vì cấp “khống” sổ đỏ

THANH TUẤN |

Gia Lai – Ngày 27.4, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã khởi tố bị can Phan Trung Tường (SN 1959, trú làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai) và Chu Sỹ Mởn (SN 1974, trú thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, nguyên Trưởng phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Ia Grai), hiện là Bí thư Đảng ủy xã Ia Yok, huyện Ia Grai.

Gia Lai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa trong kỳ nghỉ lễ 30.4

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trong kỳ nghỉ lễ 30.4, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương.

Cây thị cổ hơn 300 năm tuổi ở Đình Trung Tự là cây Di sản Việt Nam

Vương Trần |

Theo các vị cao niên trong làng Trung Tự (phường Phương Liên, quận Đống Đa), cây thị cổ ở đình Trung Tự có tuổi đời hàng trăm năm, thuộc loại “thất tuyệt”, tức có 7 điều quý: cây thọ, tán rộng, chịu hạn, không có tổ chim, gỗ làm ván in, quả thơm để cúng, vỏ làm thuốc chữa bệnh.