Ngành xuất bản phải thay mới, nâng cấp, mở rộng để theo kịp hành vi đọc

Huyền Chi |

Trong nhiều năm gần đây, ngành xuất bản Việt Nam đã có hành trình phát triển mạnh mẽ. Xuất bản phẩm đa dạng về chủ đề, nội dung và hình thức, từ sách giáo trình, kỹ năng, kinh tế, kinh doanh đến chính trị, văn hóa, nghệ thuật, pháp luật… phản ánh sự đa dạng về nhu cầu của xã hội.

Những xu hướng mới của xuất bản

Trong báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2023 của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản.

Năm 2023, tổng doanh thu toàn ngành đạt 4.105 tỉ đồng, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 37.487 xuất bản phẩm (giảm 1,4%) với 536.179.131 bản (giảm 10,5%).

Tổng số đầu sách xuất bản của toàn ngành và số bản in giảm so với năm 2022. Song, điểm sáng là sự tăng trưởng nhanh của sách điện tử. Quy mô doanh thu thị trường sách nói trong năm 2023 đạt 80 tỉ đồng; số lượt nghe sách nói đạt 40 triệu lượt (tăng 25% so với năm 2022); số tựa sách điện tử xuất bản trong năm đạt 4.600 đầu, tăng 31,4%. Có 24/57 nhà xuất bản đã tham gia xuất bản và phát hành điện tử (tăng 26,3%).

Sự thay đổi này phù hợp với xu hướng chung của xuất bản thế giới. Bạn đọc đã thay đổi thói quen đọc sách, mua sách. Từ mua qua các kênh truyền thống (cửa hàng sách), người trẻ chuyển sang mua trực tuyến (các nền tảng thương mại điện tử). Sách điện tử (ebook) và sách nói cũng trở thành những lựa chọn mới bên cạnh sách giấy truyền thống.

Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, Việt Nam đã có một nền tảng khá quan trọng để bước vào giai đoạn xuất bản 4.0. Các nhà xuất bản chuyển từ vai trò của người sản xuất, tạo ra sản phẩm sang vai trò cung cấp các dịch vụ, nội dung để kết nối người đọc với tác giả.

Tuy nhiên, để xây dựng hệ sinh thái sách tích hợp, thân thiện với bạn đọc, ngành xuất bản cần nhiều nhân lực, tài lực, nguồn đề tài để đầu tư cho các nền tảng điện tử.

Việc đàm phán bản quyền với các tác giả trong và ngoài nước để sách xuất bản trên đa nền tảng, hoặc xuất bản trên nền tảng điện tử trước, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng còn gặp nhiều khó khăn.

Xuất bản Việt Nam còn nhỏ bé

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Công ty Cổ phần sách Thái Hà, doanh thu của cả ngành xuất bản chưa bằng một doanh nghiệp tầm trung trong nước, vì vậy khó có thể so sánh với khu vực và thế giới.

Lĩnh vực xuất bản điện tử ở Việt Nam đã có hơn 10 năm để phát triển. Thế nhưng, vẫn còn con đường rất dài để xây dựng hệ sinh thái xuất bản tích hợp giữa truyền thống và công nghệ số hiện đại, đồng bộ.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, ngành xuất bản đã có những bước tiến lớn. Indonesia có trên 3.000 nhà xuất bản, có một quỹ riêng cho hoạt động dịch sách Indonesia ra các ngôn ngữ khác và tài trợ đưa các tác giả ra nước ngoài diễn thuyết.

Malaysia có 33 triệu dân, doanh thu ngành xuất bản là 240 triệu USD và có hơn 400 nhà xuất bản. Tại Thái Lan, giá trị thị trường của doanh nghiệp xuất bản trong nước là 412 triệu USD vào năm 2022.

Theo Bangkok Post, ngành xuất bản Thái Lan đặt mục tiêu nâng giá trị lên 30 tỉ THB (824 triệu USD), tăng tỉ lệ đọc của người dân.

So với thế giới, quy mô thị trường sách Nhật Bản trị giá hơn 6,3 tỉ USD, gấp 20 lần Thái Lan. Con số này ở Hàn Quốc là 4,3 tỉ USD, dù đất nước này chỉ có hơn 51 triệu dân.

Trên thực tế, hoạt động xuất bản không chỉ có nhiệm vụ bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa tinh thần; xây dựng đạo đức, lối sống; đào tạo nhân lực mà còn là hoạt động kinh doanh góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

Sức mua của thị trường xuất bản phẩm Việt Nam tăng nhưng không nhiều, chưa thực sự bền vững. Trong bối cảnh các nhà xuất bản chạy đua với công nghệ, ngành xuất bản cũng phải liên tục thay mới, nâng cấp, mở rộng để theo kịp hành vi đọc và đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số là đòi hỏi cấp thiết với ngành xuất bản

Ái Vân |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số là đòi hỏi cấp thiết với ngành xuất bản.

Liên kết góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành xuất bản

Mai Hương |

Nhiều đơn vị nhà xuất bản đã đưa ra những ý kiến đóng góp để tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết xuất bản.

Hợp tác phát triển ngành xuất bản ở các quốc gia Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Hội nghị thường niên Ban Chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á - ABPA tập trung thảo luận, đề xuất các hướng thúc đẩy hợp tác và phát triển ngành xuất bản ở khu vực.

Những câu chuyện hậu trường cả 100 năm của ngành xuất bản

Huyền Chi |

Những câu chuyện hậu trường của ngành xuất bản sẽ được hé lộ trong cuốn sách "Những con chữ ngoài trang sách".

Chuyển đổi số là giải pháp đột phá của ngành xuất bản

Hương Lê - Lê Vinh |

Chiều 12.7, Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khoá V, nhiệm kì 2023-2028 đã diễn ra tại Hà Nội.

Tạo hành lang pháp lý cho ngành Xuất bản phát triển

Mai Hương |

Sau 10 năm (2012 - 2022) Luật Xuất bản có hiệu lực và đi vào đời sống xã hội, đã góp phần đưa công tác xuất bản đi vào nề nếp, đúng định hướng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm phát triển.

Hoàng Anh Gia Lai và Khánh Hòa chia điểm ở trận "chung kết ngược"

NHÓM PV |

LPBank Hoàng Anh Gia Lai chưa thể bứt phá khỏi nhóm cuối bảng xếp hạng khi để Khánh Hoà cầm chân với tỉ số 1-1 tại vòng 14 V.League 2023-2024.

Cục Thuế Hà Tĩnh né tránh cung cấp thông tin doanh nghiệp trây ỳ, nợ thuế

TRẦN TUẤN |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ đề nghị cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế trên địa bàn nhưng Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã né tránh, từ chối cung cấp thông tin.

Chuyển đổi số là đòi hỏi cấp thiết với ngành xuất bản

Ái Vân |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số là đòi hỏi cấp thiết với ngành xuất bản.

Liên kết góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành xuất bản

Mai Hương |

Nhiều đơn vị nhà xuất bản đã đưa ra những ý kiến đóng góp để tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết xuất bản.

Hợp tác phát triển ngành xuất bản ở các quốc gia Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Hội nghị thường niên Ban Chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á - ABPA tập trung thảo luận, đề xuất các hướng thúc đẩy hợp tác và phát triển ngành xuất bản ở khu vực.

Những câu chuyện hậu trường cả 100 năm của ngành xuất bản

Huyền Chi |

Những câu chuyện hậu trường của ngành xuất bản sẽ được hé lộ trong cuốn sách "Những con chữ ngoài trang sách".

Chuyển đổi số là giải pháp đột phá của ngành xuất bản

Hương Lê - Lê Vinh |

Chiều 12.7, Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khoá V, nhiệm kì 2023-2028 đã diễn ra tại Hà Nội.

Tạo hành lang pháp lý cho ngành Xuất bản phát triển

Mai Hương |

Sau 10 năm (2012 - 2022) Luật Xuất bản có hiệu lực và đi vào đời sống xã hội, đã góp phần đưa công tác xuất bản đi vào nề nếp, đúng định hướng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm phát triển.