Netflix, nền tảng cấp tiến hay kẻ gây nghiện xã hội?

Bùi Trí Hiếu (nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh) |

Netflix đang là một nền tảng xem phim trực tuyến nổi tiếng toàn thế giới. Kể từ khi cả thế giới bước vào mùa dịch, số lượng người đăng ký Netflix tăng chóng mặt. Nhiều nước buộc phải cách ly toàn thành phố khiến cho nhiều người bất đắc dĩ phải sống như “hikikomori” (Hikikomori - tiếng Nhật được giải nghĩa trong tiếng Việt là “thu mình vào bên trong, trở nên hạn chế hoạt động”, là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ, từ chối tham gia vào đời sống xã hội, gia đình...) và cũng vì thế mà nhu cầu giải trí tại nhà rất được ưa chuộng.

Thuật ngữ ‘binge-watching’ hay hiểu nôm na là ‘cày phim’ đã ra đời, rất thịnh hành với giới trẻ và đang là một loại hình văn hóa đại chúng mới toàn cầu. Tuy nhiên, chính Netflix lại được xem là nguyên tố chính đang gây nghiện và gia tăng nỗi cô đơn trong xã hội.

Sự thay đổi phương thức xem phim

Vào thủa những thế hệ phim truyền hình xưa, ta được trải nghiệm sự háo hức mong chờ bộ phim truyền hình ưa thích khi chúng chỉ được chiếu vào đúng giờ nhất định ở các ngày nhất định trong tuần. Sau mỗi tập phim, ta có nhiều thời gian hơn để mà cảm thán hay chia sẻ niềm vui thích với bạn bè, người thân; và rồi mong chờ tập phim mới, mùa phim mới cho đến khi kết thúc.

Ngày nay, Netflix tiến vào thị trường với chiến lược hoàn toàn ngược lại. Họ cho phép người dùng xem hết mùa phim mà không cần ngừng nghỉ. Mỗi mùa phim có thể dao động từ 8 đến 20 tiếng. Nhờ đó, người xem với nhu cầu ít bị hạn chế hơn dần trở thành những ‘con nghiện’ phim. Không chỉ thế, mỗi khi kết thúc một bộ phim truyền hình dài tập thì Netflix lại kéo bạn vào hàng tá lựa chọn khác để bạn không bao giờ rời mắt khỏi màn hình. Chưa kể việc bạn hạn chế sự hoạt động của mình xung quanh chiếc TV hay máy tính cũng khiến bạn tự cô lập và ngắt kết nối với thế giới bên ngoài.

Hơn thế, nó còn gia tăng nhu cầu tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, có sẵn, nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ béo phì, khiến bạn càng dễ bị tổn thương hơn trước COVID-19. Thời gian bị cuốn vào hoạt động xem phim sẽ từ từ chiếm hết những nhu cầu khác, khiến cho người xem bị mất tập trung, trì trệ và não bộ dần bị phục tùng trước cơn thèm của bản năng. Cũng chính vì thế mà đối với kiểu xem phim truyền hình truyền thống, bộ não hoạt động tốt hơn khi được nghỉ ngơi hợp lý và thời gian xem không quá dài, giúp ta nhớ được nhiều chi tiết hơn. Nhất là não bộ thường chọn lọc những phần vui thích nhất và giữ lại khiến tâm trí hạnh phúc hơn trong một thời gian dài sau đó.

Netflix gia tăng nỗi cô đơn và cơn sầu đời

Càng đắm chìm vào Netflix, ta càng thấy nhiều cảnh hành động, bạo lực, tình dục hay nghe những ngôn ngữ biến tấu để bắt nhịp xu hướng thời thượng mà bộ não cho thấy rằng nó hài hước và hấp dẫn, nhưng thực tế lại không có nhiều ý nghĩa. Trên thực tế, các phim truyền hình trên Netflix đều làm trên cùng một khuôn mẫu và chúng đều hao hao như nhau. Những bộ phim này không nhất thiết phải có bạo lực hay tình dục mà nó được thêm vào để kích thích não bộ của người xem thông qua những chi tiết đen tối, kinh dị, ghê tởm…

Mỗi khi xem những thứ này đều khiến người ta hướng đến nỗi cô đơn và sự sầu đời, cùng là động lực để họ lựa chọn tiếp tục xem những bộ phim tiếp theo để thoát khỏi cái nhà tù vô hình nhưng quay lại một vòng luẩn quẩn. Ví như khi bạn đắm chìm vào series “Narcos” của Mỹ  làm về trùm ma túy Pablo Escobar (Colombia), bạn dễ bị cuốn theo hết mùa này đến mùa khác và chứng kiến cảnh Escobar liên tục thoát khỏi lưới săn lùng gắt gao của cảnh sát  và những băng nhóm tội phạm khác. Đến lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì trò chơi đuổi bắt này… Mà rồi hóa ra lại còn một phiên bản khác của “Narcos” của Mexico làm nghe nói còn bạo lực và nghệ thuật hơn!

Hãy sống khỏe mạnh hơn

Mỗi ngày “chôn chân” trong nhà là một cuộc chiến với nỗi buồn, cơn khát công việc và nhu cầu tiền bạc. Hãy cố gắng tập thể dục nhiều hơn bên cạnh những nỗi lo cuộc sống. Thời gian cách ly trong nhà cũng cho ta có thêm nhiều thời gian hơn để quan tâm cho chính bản thân. Những hoạt động phát triển, nuôi dưỡng tâm hồn như đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi, ngồi thiền hay tập yoga… nên được khuyến khích nhằm tăng cường sức khỏe chống chịu được bệnh tật, nhất là Covid.

Hãy nhớ, “Bạn là những gì mà bạn hấp thụ vào người”. Do đó, cần phải tự mình giám sát, giới hạn thời gian giải trí của bản thân và đặc biệt là quan tâm đến con trẻ trước quá nhiều thứ gây hại bên cạnh những tiện ích mà những nền tảng như Netflix mang lại.

Bùi Trí Hiếu (nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh)
TIN LIÊN QUAN

3 điều cần biết trước khi đọc truyện tranh trực tuyến của BTS

Tuấn Đạt |

Thông tin về Webtoon - bộ truyện tranh trực tuyến mang tên “7Fates: CHAKHO” của BTS sắp được ra mắt khiến người hâm mộ háo hức.

Bài 3: Video trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?

Đỗ Lộc |

Báo cáo nghiên cứu “Video đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?" là một cuộc khảo sát người tiêu dùng đánh giá xem xét kỹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với thói quen và quan điểm tiêu dùng video trực tuyến. Báo cáo này dựa trên phản hồi của hơn 5.000 người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên và xem tối thiểu một giờ video trực tuyến trở lên mỗi ngày.

Bài 2: Video trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?

Quang Lộc |

Báo cáo nghiên cứu “VIDEO ĐÃ THAY ĐỔI CÁCH CHÚNG TA NHÌN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?” là một cuộc khảo sát người tiêu dùng đánh giá xem xét kỹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với thói quen và quan điểm tiêu dùng video trực tuyến. Báo cáo này dựa trên phản hồi của hơn 5.000 người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên và xem tối thiểu một giờ video trực tuyến trở lên mỗi ngày.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 điều cần biết trước khi đọc truyện tranh trực tuyến của BTS

Tuấn Đạt |

Thông tin về Webtoon - bộ truyện tranh trực tuyến mang tên “7Fates: CHAKHO” của BTS sắp được ra mắt khiến người hâm mộ háo hức.

Bài 3: Video trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?

Đỗ Lộc |

Báo cáo nghiên cứu “Video đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?" là một cuộc khảo sát người tiêu dùng đánh giá xem xét kỹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với thói quen và quan điểm tiêu dùng video trực tuyến. Báo cáo này dựa trên phản hồi của hơn 5.000 người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên và xem tối thiểu một giờ video trực tuyến trở lên mỗi ngày.

Bài 2: Video trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?

Quang Lộc |

Báo cáo nghiên cứu “VIDEO ĐÃ THAY ĐỔI CÁCH CHÚNG TA NHÌN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?” là một cuộc khảo sát người tiêu dùng đánh giá xem xét kỹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với thói quen và quan điểm tiêu dùng video trực tuyến. Báo cáo này dựa trên phản hồi của hơn 5.000 người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên và xem tối thiểu một giờ video trực tuyến trở lên mỗi ngày.