Mục tiêu của điện ảnh phải là phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững

Mỹ Linh |

Dự thảo Luật Điện ảnh “sửa đổi” lần này được trình Quốc hội nhận được sự quan tâm lớn của người trong ngành cũng như cử tri cả nước.

Lý do đầu tiên là sau 14 năm thực hiện, Luật Điện ảnh đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, một số quy định của Luật Điện ảnh hiện hành không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác như quy định “Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim”. Việc này dẫn đến một số công ty phát hành phim sở hữu hệ thống nhiều cụm rạp đã chi phối thị trường chiếu phim, hạn chế việc nhập khẩu phim của các công ty phát hành phim không có rạp chiếu phim.

Một số hành vi vi phạm về sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu trữ phim, nhân bản không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và đã được điều chỉnh cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác. Ngoài ra, do những quy định khác chặt chẽ, điện ảnh thiếu cơ hội cất cánh và chưa trở thành một nền “công nghiệp điện ảnh” như kỳ vọng.

Bởi thế, tại cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hồi tháng 9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho rằng: “Cần phải sửa đổi toàn diện, nhìn nhận điện ảnh không chỉ dưới tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn ở sản phẩm dịch vụ có tính văn hóa rất cao, như một ngành kinh tế, một ngành công nghiệp”. Trong đó có hai điểm mấu chốt. Đó là, phải điều chỉnh các hoạt động điện ảnh trong môi trường công nghệ số để khuyến khích điện ảnh phát triển nhanh. Cần tạo được hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Tại phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, về Luật Điện ảnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này. Chủ tịch nước nhấn mạnh, công nghiệp điện ảnh có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đất nước, nhiều nước đi từ công nghiệp điện ảnh mà quảng bá hình ảnh quốc gia.

Nhấn mạnh vai trò của điện ảnh đến sự phát triển đất nước là rất lớn, “văn hoá soi đường quốc dân đi”, Chủ tịch nước đặt ra yêu cầu, điện ảnh là một loại hình văn hoá nghệ thuật phải làm được vai trò nhiệm vụ đó.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: “Tại sao Việt Nam phải chiếu quá nhiều phim của nước ngoài. Tất nhiên hội nhập thì không thể không có phim nước ngoài nhưng không phải quá nhiều như vậy. Trong khi chúng ta có thể xây dựng nên văn hoá dân tộc thông qua điện ảnh từ lịch sử kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, văn hoá vật thể phi vật thể…”, Chủ tịch nước nói và khẳng định những tác phẩm về truyền thống lịch sử dân tộc giúp chúng ta yêu nước hơn.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần góp phần để tạo ra nhiều tác phẩm tốt, phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững. Nhấn mạnh ý này, Chủ tịch nước đánh giá: “Vừa rồi, nhiều bộ phim không tốt đã xuất hiện. Những bộ phim được công chiếu cho thấy vai trò của công an, quân đội, của toà án, viện kiểm sát mờ nhạt đi. Tuy kết thúc có hậu nhưng mấy chục tập phim chỉ toàn thấy cái xấu” - Chủ tịch nước nói và yêu cầu phim ảnh phải có cơ cấu, bố cục phù hợp, không để cái ác, cái xấu xâm nhập vào xã hội thông qua các bộ phim.

Sẽ có rất nhiều việc phải làm để rộng cửa cho điện ảnh, để điện ảnh trở thành một “ngành công nghiệp” như điện ảnh Hàn Quốc đang có nhưng cũng sẽ là thách thức khi điện ảnh phải giữ vững vị thế và vai trò quảng bá hình ảnh đất nước, không đi quá đà vào thị hiếu tầm thường của người xem.

Dù thế nào thì mục tiêu của điện ảnh phải là phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững.

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước: Luật pháp không thể cản trở hoặc làm hư hỏng điện ảnh

Vương Trần - Phạm Đông |

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần góp phần để tạo ra nhiều tác phẩm tốt, phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững.

Cục trưởng Cục Điện ảnh: Nhà báo Trần Việt Văn không tiết lộ nội dung phim

Minh Trang |

Theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, nhà báo Trần Việt Văn không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của Hội đồng duyệt phim Quốc gia liên quan đến phim "Người lắng nghe: Lời thì thầm".

Điện ảnh Việt vừa cần thông thoáng, lại cần chế tài nghiêm

Việt Văn (lược thuật) |

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, căn cứ theo kết luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14.9 vừa qua. Rõ ràng, để một Luật Điện ảnh mới được Quốc hội thông qua, và thực thi từ năm 2022 thực sự là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam là hết sức quan trọng. Rất nhiều vấn đề được góp ý, để các khái niệm, thuật ngữ được cụ thể hơn, sáng sủa hơn, chính xác hơn, tránh để những hiểu nhầm, mù mờ không đáng có. Cũng như với các hành vi phạm Luật cần chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chủ tịch nước: Luật pháp không thể cản trở hoặc làm hư hỏng điện ảnh

Vương Trần - Phạm Đông |

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần góp phần để tạo ra nhiều tác phẩm tốt, phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững.

Cục trưởng Cục Điện ảnh: Nhà báo Trần Việt Văn không tiết lộ nội dung phim

Minh Trang |

Theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, nhà báo Trần Việt Văn không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của Hội đồng duyệt phim Quốc gia liên quan đến phim "Người lắng nghe: Lời thì thầm".

Điện ảnh Việt vừa cần thông thoáng, lại cần chế tài nghiêm

Việt Văn (lược thuật) |

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, căn cứ theo kết luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14.9 vừa qua. Rõ ràng, để một Luật Điện ảnh mới được Quốc hội thông qua, và thực thi từ năm 2022 thực sự là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam là hết sức quan trọng. Rất nhiều vấn đề được góp ý, để các khái niệm, thuật ngữ được cụ thể hơn, sáng sủa hơn, chính xác hơn, tránh để những hiểu nhầm, mù mờ không đáng có. Cũng như với các hành vi phạm Luật cần chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn.