Mùa Vu Lan: Thực hiện tín ngưỡng tâm linh nhưng không lơ là phòng dịch

VƯƠNG TRẦN - MAI KA |

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hằng năm tiết xá tội vong nhân, nhiều người dân đi đến chùa hay các cơ sở thờ tự để cầu may mắn, bình an. Trong bối cảnh dịch bệnh, các cơ sở thờ tự đã phải đưa ra các khuyến cáo như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và hạn chế tập trung đông người để đảm bảo an toàn.

Yêu cầu đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi vào các cơ sở thờ tự, tâm linh

Ngày rằm tháng bảy (âm lịch) đang tới gần, những ngày này người dân Hà Nội lại đến các cơ sở thờ tự nổi tiếng thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh để cầu may mắn, bình an. Ghi nhận của PV Lao Động ngày 30.8 (tức 12.7 âm lịch), tại chùa Quán Sứ vẫn có một lượng lớn người dân đến thực hiện các khoá lễ. Nhiều người cũng đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, đứng giãn cách nhau. Để phòng, chống dịch bệnh, ngay từ đầu cổng vào, nhà chùa đã thông báo yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi vào “Tam Bảo”.

Tương tự, tại Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ), cách lối vào phủ khoảng 50m đã có barie dựng sẵn để phòng trường hợp quá đông người tập trung. Ngay cổng chính của Phủ Tây Hồ cũng đã dựng biển thông báo về phòng, chống dịch COVID-19 với yêu cầu đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào di tích; không tập trung quá 30 người và đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m trong khuôn viên khu di tích.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trương Tiến Hồi - Trưởng Tiểu Ban Quản lý Khu di tích Phủ Tây Hồ - cho biết, sau khi chính quyền địa phương, Ban quản lý khu di tích phát đi các thông báo về yêu cầu phòng dịch COVID-19, tại đây đã hạn chế được việc tập trung đông người và đảm bảo được việc giãn cách xã hội. Kể từ sau ngày 1.7 (âm lịch) trở lại đây, lượng người dân, du khách tới Phủ Tây Hồ không còn quá đông đúc như hôm đầu tháng nữa. “Chúng tôi cũng đưa ra các khuyến cáo và đề nghị người dân chấp hành các yêu cầu tại các cơ sở tâm linh, thờ tự. Lượng khách tới Phủ Tây Hồ năm nay giảm rõ rệt so với mọi năm. Việc này cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu về phòng, dịch COVID-19” - ông Hồi cho biết.

TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhìn nhận, mùa lễ Vũ Lan năm nay xu hướng đi lễ chùa cầu bình an có thể sẽ tạo nên một “cơn sốt”. Lý do bởi lẽ cuộc sống hiện đang quá bấp bênh, trúc trắc với những thiên tai dịch bệnh khiến người dân cần tìm đến những nơi mang lại cảm giác được “an” hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh như vậy, tụ tập nơi đông người, thiếu ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng lại trở nên nguy hiểm.

Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tín ngưỡng

Sau những hình ảnh Phủ Tây Hồ đông nghẹt người làm lễ hôm đầu tháng 7 âm lịch, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu tạm đóng cửa để chống dịch. Ngay trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, mặc dù quận đã chỉ đạo phường Quảng An nhắc nhở Phủ Tây Hồ thực hiện nghiêm các công tác phòng chống dịch nhưng người dân đến phủ ngày càng đông, công tác phòng chống dịch không đảm bảo. Vì vậy, quận đã chỉ đạo phường Quảng An tạm đóng cửa Phủ Tây Hồ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và tăng, ni các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch và tăng cường thực hiện khóa lễ Vu Lan bằng hình thức trực tuyến. Đồng thời, các chùa, cơ sở tự viện vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức, vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân, đồng bào phật tử trong mùa Vu Lan báo hiếu.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cũng căn cứ vào thực tế tình hình dịch bệnh tại địa phương mình để chỉ đạo các chùa, cơ sở tự viện trong việc tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020, tăng cường các khóa lễ Vu Lan bằng hình thức trực tuyến, cũng như việc đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ qua các ứng dụng trực tuyến, Phật sự Online, mạng xã hội Phật giáo Butta... của Giáo hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tăng ni, phật tử thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu Lan năm nay bằng việc tiếp tục ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19, cứu trợ các hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

TS Trần Hữu Sơn ủng hộ việc thực hiện các khoá lễ Vu Lan trực tuyến, khuyến cáo người dân không trực tiếp đến các nơi thờ tự ở giai đoạn dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát. Mọi nghi lễ nên làm được một cách tối giản nhất, vừa tiết kiệm được thời gian, kinh phí… Năm nay là một năm đã quá khó khăn đối với mỗi người dân nên việc làm đơn giản mọi thứ sẽ giúp cho con người nhẹ bớt lòng, nhất là nên ý thức tiết kiệm để dự phòng nếu có những điều bất trắc có thể xảy ra.

Sử dụng hết 22 lít nước sát khuẩn trong một buổi sáng mùng 1.7 âm lịch

Ngay từ mùng 1 tháng 7 âm lịch (tức 19.8, dương lịch) tại Hà Nội, người dân đã đổ dồn đến các cơ sở thờ tự nổi tiếng như: Chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ… Nhưng do số lượng người dân đi lễ khá đông trong những ngày lễ trong tháng 7 âm lịch, vì vậy Phủ Tây Hồ vẫn ở tình trạng tập trung đông người. Tại các khu vực sắp lễ, dâng lễ lên các bàn thờ đều quá tải. Theo Tiểu Ban Quản lý di tích Phủ Tây Hồ, chỉ trong một buổi sáng tại đây đã phải sử dụng đến 22 lít nước rửa tay sát khuẩn.

VƯƠNG TRẦN - MAI KA
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp dịch COVID-19: Dòng người ùn ùn kéo về Phủ Tây Hồ lễ cầu an

Danh Nhân - Minh Thành |

Trong ngày mùng 1 đầu tháng, hàng trăm người dân Hà Nội vẫn kéo nhau đi lễ bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.

Phủ Tây Hồ đóng cửa vì COVID-19, người dân vái vọng từ ngoài cổng

Văn Thắng - Hồng Cường |

Trong ngày mùng 1 đầu tháng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người dân vẫn đến đền chùa để cúng lễ. Tại phủ Tây Hồ, dù các cơ quan chức năng đã dựng rào chắn tại cổng nhưng nhiều người dân vẫn đến vái vọng và thắp hương ở bên ngoài.

Người dân vái vọng vì Phủ Tây Hồ tạm đóng cửa do virus Corona

Quang Ngọc |

Phủ Tây Hồ tạm đóng cửa từ 15h chiều ngày 4.2 theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội nhằm phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (virus Corona), người dân vái vọng khi đi lễ. Phóng viên báo Lao Động đã có ghi nhận vào hôm nay (5.2).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bất chấp dịch COVID-19: Dòng người ùn ùn kéo về Phủ Tây Hồ lễ cầu an

Danh Nhân - Minh Thành |

Trong ngày mùng 1 đầu tháng, hàng trăm người dân Hà Nội vẫn kéo nhau đi lễ bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.

Phủ Tây Hồ đóng cửa vì COVID-19, người dân vái vọng từ ngoài cổng

Văn Thắng - Hồng Cường |

Trong ngày mùng 1 đầu tháng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người dân vẫn đến đền chùa để cúng lễ. Tại phủ Tây Hồ, dù các cơ quan chức năng đã dựng rào chắn tại cổng nhưng nhiều người dân vẫn đến vái vọng và thắp hương ở bên ngoài.

Người dân vái vọng vì Phủ Tây Hồ tạm đóng cửa do virus Corona

Quang Ngọc |

Phủ Tây Hồ tạm đóng cửa từ 15h chiều ngày 4.2 theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội nhằm phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (virus Corona), người dân vái vọng khi đi lễ. Phóng viên báo Lao Động đã có ghi nhận vào hôm nay (5.2).