Mùa cói ở Quảng Xương

Trần Liên Chương |

Nằm ở vị trí giao thoa giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và Trung bộ, Thanh Hóa là một trong 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, với hơn 155 làng nghề; trong đó, có những làng nghề nổi tiếng lâu đời với những sản phẩm chất lượng, tạo được thương hiệu.

Thực tế cho thấy, các làng nghề không chỉ đóng góp đắc lực cho phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống độc đáo của đất và người xứ Thanh.

 

Thu hoạch cói tại xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá. Ảnh: Trần Liên Chương

Điển hình như nghề làm chiếu cói ở huyện Quảng Xương, đang được chính quyền và người dân nơi đây quyết tâm giữ nghề của ông cha để lại.

Nghề làm chiếu cói khá nhọc nhằn, bởi phải trải qua nhiều công đoạn vất vả, từ thu hoạch, phơi cói, đến xe lõi... và kỳ công nhất là khâu dệt chiếu. Với thợ lành nghề phải làm kiên trì liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ mới được hai chiếc chiếu. Tuy vậy, thu nhập của người dệt chiếu lại không đáng là bao, đã có không ít hộ phải bỏ nghề để tìm kế mưu sinh mới.

Trước tình trạng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, với quyết tâm giữ nghề của ông cha để lại, nhiều xã của huyện Quảng Xương đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những hộ có tâm huyết với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu. Kể từ khi có máy dệt chiếu, việc sản xuất được thực hiện theo dây chuyền, mỗi máy dệt chiếu một ngày có thể dệt được 15 lá chiếu, gấp 5 lần so với làm thủ công. Nhờ đó, nghề sản xuất chiếu ở Quảng Xương không những được giữ vững mà ngày càng phát triển.

Toàn huyện hiện có hơn 400 máy dệt chiếu và 968 hộ dệt chiếu thủ công, hàng năm sản xuất khoảng 3 triệu đôi chiếu các loại, giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.

 
Cói sau khi được thu hoạch sẽ được chọn lọc kỹ lưỡng, loại bỏ những cọng khô, bé và phần rác xung quanh. Ảnh: Trần Liên Chương
 

Công việc chẻ cói rất quan trọng. Bụi cói được cắt lên từ ruộng, qua bàn tay chăm chỉ, khéo léo của người nông dân, cói được chẻ đều, ép sơ từng cọng. Ảnh: Trần Liên Chương

 
Hạnh phúc bình dị bên công việc. Ảnh: Trần Liên Chương
 
Cói được vận chuyển từ ruộng sâu lên bờ. Ảnh: Trần Liên Chương
 
vận chuyển cói về nhà bằng đường bộ...

 
và bằng thuyền. Ảnh: Trần Liên Chương
 
Thiếu nữ trong mùa cói. Ảnh: Trần Liên Chương

 
Sảy cói. Ảnh: Trần Liên Chương

Những năm qua, nghề dệt chiếu đóng vai trò không nhỏ trong phát triển kinh tế của Quảng Xương, đặc biệt là trên địa bàn 7 xã có vùng nguyên liệu cói, gồm: Quảng Phúc, Quảng Vọng, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Khê.

 
Chiếu cói được đưa ra chợ từ sáng sớm. Ảnh: Trần Liên Chương

Nhiếp ảnh gia Trần Liên Chương vốn là thầy giáo dạy toán. Nhưng với chất nghệ sĩ, tình yêu quê hương sâu đậm, ông đã đi khắp mọi miền trên mảnh đất Thanh Hoá yêu dấu của mình. Quê ông ở huyện Quảng Xương - nơi vùng chiêm trũng nên những bức ảnh mùa cói của ông lại càng thấm đậm ân tình.

Trần Liên Chương
TIN LIÊN QUAN

Gia hạn cuộc thi phóng sự, ký sự “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”

BTC |

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Báo Lao Động phát động cuộc thi viết phóng sự, ký sự về vùng đất, con người Thanh Hoá với tên gọi “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”.

Bài 2: Đánh thức tiềm năng để hội nhập, phát triển

Hoàng Minh Tường |

Xứ Thanh có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú từ bao đời đoàn kết bên nhau cùng chung sống, bức khảm tộc người đó ở tỉnh Thanh làm phong phú thêm sắc màu cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sự độc đáo của văn hoá xứ Thanh

Hoàng Minh Tường |

Xứ Thanh là mảnh đất có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hoá, xuyên suốt từ thuở các vua Hùng dựng nước cho tới thời đại Hồ Chí Minh. Ít có nơi nào như Thanh Hoá, vừa có đầy đủ các hình thái địa – văn hoá, vừa chứa đựng trong đó những thành tố văn hoá đa dạng, đặc sắc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gia hạn cuộc thi phóng sự, ký sự “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”

BTC |

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Báo Lao Động phát động cuộc thi viết phóng sự, ký sự về vùng đất, con người Thanh Hoá với tên gọi “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”.

Bài 2: Đánh thức tiềm năng để hội nhập, phát triển

Hoàng Minh Tường |

Xứ Thanh có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú từ bao đời đoàn kết bên nhau cùng chung sống, bức khảm tộc người đó ở tỉnh Thanh làm phong phú thêm sắc màu cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sự độc đáo của văn hoá xứ Thanh

Hoàng Minh Tường |

Xứ Thanh là mảnh đất có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hoá, xuyên suốt từ thuở các vua Hùng dựng nước cho tới thời đại Hồ Chí Minh. Ít có nơi nào như Thanh Hoá, vừa có đầy đủ các hình thái địa – văn hoá, vừa chứa đựng trong đó những thành tố văn hoá đa dạng, đặc sắc.