Mãn nhãn với triển lãm hình tượng rồng

Lục Tùng |

Người xem sẽ mãn nhãn khi thưởng thức cả thế giới hình tượng rồng trên vật trang trí tại triển lãm ở Bảo tàng tỉnh An Giang.

Nhân Tết Giáp Thìn, Bảo tàng tỉnh An Giang và Hội Cổ vật tỉnh An Giang phối hợp thực hiện trưng bày chuyên đề "Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam".

Trưng bày giới thiệu đến mọi người hơn 190 hiện vật quý gắn liền với linh vật rồng (long) trong văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tại đây, người xem sẽ mãn nhãn khi được thưởng thức cả thế giới hình tượng rồng trên vật trang trí. Không chỉ được bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ nghệ nhân tạo tác thủ công với phong cách tự do nên tác phẩm như được truyền thần, sống động…, những hiện vật nơi đây còn mê hoặc người xem bởi sự phong phú, đa dạng của nền chất liệu, như: gốm, gỗ, sơn mài…

Đặc biệt là với sự đa dạng của trường phái chế tác của các dòng gốm, như: Cây Mai, Sài Gòn, Lái Thiêu, Biên Hòa, Đà Lạt, Châu Ổ… mỗi trường phái, mỗi phong cách thể hiện bút pháp, màu sắc và kỹ thuật nhào nặn chắc chắn sẽ mang đến cho người xem nhiều cảm xúc thăng hoa.

Vì thế đến đây thưởng lãm, mọi người không chỉ tiếp cận với linh vật biểu trưng cho may mắn và thịnh vượng, mà còn thắp lên ngọn đuốc tự hào về sức sáng tạo của cha ông. Hơn thế nữa, còn khơi gợi, nuôi dưỡng và thôi thúc lòng tự hào về cội nguồn dân tộc gắn với truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên". Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 24.2.2024.

Bảo tàng An Giang, nơi diễn ra trưng bày chuyên đề ” “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam“. Ảnh: Lục Tùng
Bảo tàng An Giang - nơi diễn ra trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam“. Ảnh: Lục Tùng
Không gian trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam“. Ảnh: Lục Tùng
Không gian trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam". Ảnh: Lục Tùng
Tại triển lãm, người xem sẽ thích thú khi có dịp tận mắt nhìn hình tượng rồng trên bình rượu gốm Cây Mai của nhà sưu tập Võ Hà Tuấn (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Tại triển lãm, người xem sẽ thích thú khi có dịp tận mắt nhìn hình tượng rồng trên bình rượu gốm Cây Mai, dòng gốm lâu đời của gốm Nam bộ xưa. Trong ảnh là tác phẩm của nhà sưu tập Võ Hà Tuấn (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Hình tượng rồng được đắp nổi trên chóe gốm Lái Thiêu của nhà sưu Đào Duy Thắng (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Hình tượng rồng được đắp nổi trên chóe gốm Lái Thiêu của nhà sưu Đào Duy Thắng (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Cuốn thư hình tượng song long thuộc dòng gốm Châu Ổ của nhà sưu tập Lê Lam Điền (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Cuốn thư hình tượng song long thuộc dòng gốm Châu Ổ của nhà sưu tập Lê Lam Điền (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Bộ ấm chén hình tượng rồng thuộc gốm Vĩnh Tường - Đà Lạt của nhà sưu tập Nguyễn Minh Khang (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Bộ ấm chén hình tượng rồng thuộc gốm Vĩnh Tường - Đà Lạt của nhà sưu tập Nguyễn Minh Khang (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Bên cạnh đó, còn có dòng gốm của thương hiệu cá nhân. Trong hình là bình ngũ long, dòng gốm Thành Lễ của nhà sưu tập Hồ Mỹ Liên (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Bên cạnh đó, còn có dòng gốm của thương hiệu cá nhân. Trong hình là bình ngũ long, dòng gốm Thành Lễ của nhà sưu tập Hồ Mỹ Liên (TPHCM). Ảnh: Lục Tùng
Tại trưng bày, hình tượng rồng rất đa dạng về cách thể hiện. Khi được xây dựng chung trong hệ sinh thái của đời sống gốm. Ảnh: Lục Tùng
Tại trưng bày, hình tượng rồng rất đa dạng về cách thể hiện, khi được xây dựng chung trong hệ sinh thái của đời sống gốm. Ảnh: Lục Tùng
Nhưng cũng có lúc là tác phẩm độc lập, đầy cá tính. Trong ảnh là rồng ngũ sắc thuộc dòng gốm Lái Thiêu của nhà sưu tập Lê Quốc Nam (TP HCM). Ảnh: Lục Tùng
Nhưng cũng có lúc là tác phẩm độc lập, đầy cá tính. Trong ảnh là rồng ngũ sắc thuộc dòng gốm Lái Thiêu của nhà sưu tập Lê Quốc Nam (TPHCM). Ảnh: Lục Tùng
Không chỉ được thể hiện đẹp trên gốm, hình tượng rồng còn đẹp trên các chất liệu khác. Trong ảnh là khai gỗ rồng của nhà sưu tập Trần Hữu Huệ (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Không chỉ được thể hiện đẹp trên gốm, hình tượng rồng còn đẹp trên các chất liệu khác. Trong ảnh là khai gỗ rồng của nhà sưu tập Trần Hữu Huệ (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Hình tượng rồng trên chất liệu sơn mài của Bảo tàng An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Hình tượng rồng trên chất liệu sơn mài của Bảo tàng An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Đặc biệt là hình tượng rồng được thể hiện trên rất nhiều đồ gia dụng. Từ chiếc dĩa gốm Lái Thiêu của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Đặc biệt là hình tượng rồng được thể hiện trên rất nhiều đồ gia dụng. Từ chiếc đĩa gốm Lái Thiêu của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Thố rồng gốm Bình Dương của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Thố rồng gốm Bình Dương của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Đôn rồng gốm Bình Dương của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Đôn rồng gốm Bình Dương của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Bát hương bằng gốm của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Bát hương hình tượng song long bằng gốm của nhà sưu tập Nguyễn Kim Quyên (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Về Bảo tàng Hải Phòng ngắm những cổ vật mang hình tượng rồng

Mai Dung |

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa… Tại Bảo tàng Hải Phòng hiện còn lưu trữ rất nhiều cổ vật lấy rồng làm hình tượng trang trí chủ đạo. Trong đó, có những cổ vật hàng nghìn năm tuổi.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật hình tượng rồng ở bảo tàng Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bảo tàng Thanh Hóa đã tổ chức trưng bày chuyên đề hình tượng rồng trên cổ vật. Đây được xem là hoạt động để giúp người dân hiểu hơn về hình tượng rồng qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hình tượng rồng trong một số di tích, bảo vật quốc gia ở Hà Nam

MAI KHÁNH |

Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất trong di sản văn hóa Hà Nam là vào thời Lý, trên bia Sùng thiện Diên Linh - Bảo vật quốc gia đặt trước chùa Đọi trên núi Đọi (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Bia do nhà vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác vào năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121).

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Về Bảo tàng Hải Phòng ngắm những cổ vật mang hình tượng rồng

Mai Dung |

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa… Tại Bảo tàng Hải Phòng hiện còn lưu trữ rất nhiều cổ vật lấy rồng làm hình tượng trang trí chủ đạo. Trong đó, có những cổ vật hàng nghìn năm tuổi.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật hình tượng rồng ở bảo tàng Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bảo tàng Thanh Hóa đã tổ chức trưng bày chuyên đề hình tượng rồng trên cổ vật. Đây được xem là hoạt động để giúp người dân hiểu hơn về hình tượng rồng qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hình tượng rồng trong một số di tích, bảo vật quốc gia ở Hà Nam

MAI KHÁNH |

Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất trong di sản văn hóa Hà Nam là vào thời Lý, trên bia Sùng thiện Diên Linh - Bảo vật quốc gia đặt trước chùa Đọi trên núi Đọi (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Bia do nhà vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác vào năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121).