Lý do bất ngờ khiến người Pháp từng phản đối việc xây Nhà Hát Lớn tại Hà Nội

Thành Trung |

Thời điểm người Pháp có ý định xây Nhà Hát Lớn tại Hà Nội, nhiều tờ báo tiếng Pháp đã lên tiếng phản đối.

Người Pháp tại Hà Nội muốn có nhà hát

Theo nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người Pháp di cư sang các nước thuộc địa rất đông, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, tại Hà Nội khi đó còn có rất đông người Pháp về hưu nhưng không về nước, những người từng tham gia quân đội Pháp và bộ máy chính quyền ở Hà Nội. Những người này hình thành nên những cộng đồng riêng có bắt đầu có nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật.

“Thời gian này họ nghĩ ra rất nhiều trò chơi. Những người chơi nhạc nghiệp dư tập hợp nhau thành các ban nhạc. Những người yêu kịch lập ra các đội kịch tự biểu diễn với nhau. Lúc này tại Hà Nội và Hải Phòng đều chưa có nhà hát”, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến nói.

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến, cộng đồng người Pháp sinh sống tại Hà Nội và Hải Phòng thời điểm đó rất cần có nhà hát vì những người xa xứ rất cần những không gian cho các hoạt động nghệ thuật.

Lý do phản đối xây Nhà Hát Lớn

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến, ngay khi người Pháp có ý định xây dựng Nhà Hát Lớn tại Hà Nội, đã có một số tờ báo ở Pháp như: Thức tỉnh kinh tế Đông Dương; Đông Pháp... có những bài viết phản đối việc xây dựng.

 
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến. Ảnh: Laodong

“Lý do mà những tờ báo phản đối việc xây Nhà Hát Lớn ở Hà Nội tập trung chủ yếu vào 2 luận điểm.

Thứ nhất, họ đặt vấn đề tại sao lại xây một nhà hát lớn như thế ở một nước thuộc địa dân trí còn thấp, ít hiểu biết về văn hoá Pháp và văn hoá phương Tây như Việt Nam.

Thứ hai, những tờ báo này cho rằng với dân số Hà Nội thời điểm đó còn ít, tại sao lại xây một nhà hát có quy mô lớn như thế”, ông Tiến dẫn giải.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, những tờ báo tiếng Pháp không đặt vấn đề “cần thiết hay không cần thiết” xây một nhà hát quá lớn như vậy và cũng không đặt vấn đề về việc xây dựng có thể gây lãng phí tiền bạc.

“Nhưng việc phản đối xây dựng Nhà Hát Lớn tại Hà Nội khi đó hầu như chỉ diễn ra ở Pháp, trên một số tờ báo tiếng Pháp chứ người dân Hà Nội thời điểm đó hầu như không có ý kiến gì.

Vì khi đó Việt Nam vẫn chỉ là thuộc địa, người dân thuộc địa muốn bày tỏ ý kiến cũng không thể được.

Việc xây dựng nhà hát khi đó cũng có một cơ chế khác, vì hàng năm Pháp đã có kinh phí phân bổ cho các nước thuộc địa, việc này đều đã được các nghị sĩ thông qua. Mà các nghị sĩ chính là đại diện của nhân dân, nên người dân muốn phản đối cũng không được”, ông Tiến lý giải.

Nhà Hát Lớn Hà Nội được khởi công năm 1901 tại khu đất vốn là vùng đầm lầy của hai làng thuộc tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương (tên gọi cũ của khu vực Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Theo nhiều tư liệu lịch sử, có khoảng 300 công nhân tham gia quá trình xây dựng nhà hát. Để gia công phần móng, họ đã đóng 35.000 cọc tre với khối bê tông dày gần một mét.

Ngoài ra, khoảng 600 tấn gang thép, 12.000 m3 vật liệu đã được sử dụng xây dựng công trình này.

Ban đầu nhà hát có sức chứa 870 chỗ ngồi, nội thất được thiết kế với ghế ngồi bọc da, nhung. Khán phòng chia ba tầng với nhiều phòng nhỏ dành cho khách có vé riêng, cầu thang rộng, 18 buồng cho diễn viên hóa trang, phòng tập, phòng họp và cả thư viện. Đặc biệt nhà hát còn có một phòng gương lộng lẫy ở tầng hai.

Thời đó, kinh phí xây dựng nhà hát được duyệt tới 2 triệu Franc Pháp.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Dừng xây nhà hát 1.500 tỷ đồng: “Cơm không ăn, gạo còn đó”

Huân Cao |

 HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây nhà hát 1.500 tỷ vì đất đai và nguồn vốn đã bố trí xong. Tuy nhiên, nhiều người dân không đồng tình việc xây nhà hát này và đề nghị nên dừng lại để sau này xây cũng chưa muộn. 

Nhà hát kịch "thất sủng", nghệ sĩ nói gì?

Linh Chi |

Những khó khăn, vấn đề "sống mòn" của các nhà hát kịch ca múa nhạc đã không còn là vấn đề mới mẻ. Chia sẻ với Lao Động, hiện tại, dù trong tình trạng khó khăn chung nhưng các nghệ sĩ tại các nhà hát vẫn say mê, sống nhiệt huyết với nghề.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dừng xây nhà hát 1.500 tỷ đồng: “Cơm không ăn, gạo còn đó”

Huân Cao |

 HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây nhà hát 1.500 tỷ vì đất đai và nguồn vốn đã bố trí xong. Tuy nhiên, nhiều người dân không đồng tình việc xây nhà hát này và đề nghị nên dừng lại để sau này xây cũng chưa muộn. 

Nhà hát kịch "thất sủng", nghệ sĩ nói gì?

Linh Chi |

Những khó khăn, vấn đề "sống mòn" của các nhà hát kịch ca múa nhạc đã không còn là vấn đề mới mẻ. Chia sẻ với Lao Động, hiện tại, dù trong tình trạng khó khăn chung nhưng các nghệ sĩ tại các nhà hát vẫn say mê, sống nhiệt huyết với nghề.