Lùm xùm ở Hãng phim truyện Việt Nam vẫn chưa chấm dứt

Mi Lan |

300 cuộn phim bị mốc hỏng trong kho của Hãng phim truyện Việt Nam có vai trò giống như “giọt nước tràn ly” trong chuỗi mâu thuẫn vốn đã kéo dài giữa doanh nghiệp (VIVASO) và nghệ sĩ hãng phim.

Phần nổi của tảng băng chìm

Cách đây gần 7 năm, kể từ tháng 6.2017, khi Tổng Công ty vận tải thủy VIVASO mua lại Hãng phim truyện Việt Nam với 32,5 tỉ đồng cho 65% cổ phần những tranh cãi bất tận giữa doanh nghiệp và nghệ sĩ đã bùng nổ và kéo dài không hồi kết.

Riêng phần đối chất, tranh cãi giữa nghệ sĩ và đại diện doanh nghiệp VIVASO xoay quanh 300 cuộn phim mốc hỏng trong kho hãng phim truyện Việt Nam đã cho thấy sự đối lập trong cách nhìn nhận một vấn đề.

300 cuộn phim mốc hỏng được nghệ sĩ hãng phim miêu tả là “máu, mồ hôi, nước mắt, công sức của biết bao thế hệ các nhà làm phim”. Thế nhưng, theo đại diện doanh nghiệp VIVASO, những cuộn phim này vốn đã được lưu trữ ở Viện phim Việt Nam 2 bản (cả âm bản, dương bản), thế nên, lưu trữ những bộ phim này ở Hãng phim truyện Việt Nam là, “lãng phí, không cần thiết”.

Cuộc cãi vã không thể dừng lại, thậm chí như được châm ngòi gay gắt hơn, khi nhiều nghệ sĩ trong hãng tiếp tục cung cấp thông tin với phóng viên Lao Động cho rằng, “số lượng phim lưu trữ ở Viện phim Việt Nam rất ít, không đầy đủ”, “Viện phim Việt Nam chỉ lưu phim âm bản, Hãng phim truyện Việt Nam lưu trữ phim dương bản, 2 bản phim này khác nhau”... Các nghệ sĩ cho hay, VIVASO từ khi tiếp nhận hãng phim đã hủy hoại hãng, hủy hoại những di sản ở hãng.

Trước thông tin được cung cấp từ Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành khẳng định: “Viện phim Việt Nam lưu trữ đầy đủ 2 bản phim (cả âm bản, dương bản) mỗi tác phẩm”, các nghệ sĩ hãng phim phản ứng gay gắt, và khẳng định: “Đây là thông tin đánh lừa. Số phim được lưu trữ ở Viện phim rất ít. Cả Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều phải chịu trách nhiệm trước thương vụ cổ phần hóa đầy sai phạm này, chính vụ cổ phần đã khiến hãng phim điêu tàn, có nguy cơ bị xóa sổ như hiện nay”.

Tiếp đến, nghệ sĩ “kêu cứu” vì bị cắt lương, cắt tiền bảo hiểm, không có việc làm. Thời điểm đó, ông Thủy Nguyên - đại diện VIVASO đáp trả cho rằng: “Cách làm việc của các nghệ sĩ ở hãng phim khác xa doanh nghiệp chúng tôi. Doanh nghiệp chỉ trả lương cho những người đi làm. Nhưng nghệ sĩ ở hãng phim, có người quanh năm không thấy mặt, không làm gì, vẫn đòi nhận lương. Thậm chí, có người nhận lương ở hãng phim, nhưng lại đi làm ngoài, đi làm thêm cho các đoàn phim ở cơ quan khác”.

Ông Thủy Nguyên nói: “Tại sao chúng tôi phải trả lương cho những người không chịu làm việc?”.

Phía VIVASO cho rằng, việc cơ cấu lại và chuyển đổi cách thức làm việc từ một cơ quan Nhà nước như hãng phim truyện Việt Nam sang cách thức làm việc của một doanh nghiệp, tất yếu sẽ có sự thay đổi, nhưng trong suốt quá trình thay đổi, họ không nhận được sự hợp tác, lắng nghe từ giới nghệ sĩ.

Còn nghệ sĩ khẳng định, VIVASO chỉ nhắm đến hãng phim nhằm thâu tóm đất vàng.

Ai sẽ cứu Hãng phim truyện Việt Nam?

Trả lời phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện cho nhà đầu tư chiến lược VIVASO hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam cho biết: “Ngay khi tiếp nhận hãng, chúng tôi đã phải trả 23,2 tỉ đồng tiền thuế do hãng nợ nần, chuyển sang. Sau đó, năm 2018, chúng tôi xin thoái vốn, nhưng quy trình thoái vốn kéo dài do không tìm được nhà đầu tư mới. Chính vì điều này, chúng tôi không thể đầu tư cơ sở vật chất cho hãng phim, đồng thời chịu rất nhiều tổn thất”.

Tháng 3.2023, khi NSND Trà Giang bật khóc vì sự hoang tàn, đổ nát của Hãng phim truyện Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ những vấn đề tồn đọng ở hãng phim và giải quyết triệt để.

Mới đây, ngày 3.1.2024, tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn tiếp tục nhắc lại chỉ đạo, yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với Chính phủ giải quyết dứt điểm vụ cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam.

Sáng 6.1.2023, đại diện VIVASO nói, họ đã trình văn bản đề xuất các phương án giải quyết những vấn đề tồn đọng ở hãng phim, nhưng chưa nhận được phản hồi nào từ Bộ VHTTDL cũng như Chính phủ.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

VIVASO phản hồi về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Câu chuyện về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam (nay là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam) kéo dài từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2024.

Hàng loạt vi phạm quy định về lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Đặng Tiến |

Theo LĐLĐ quận Tây Hồ (Hà Nội), ngoài việc không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động, Hãng Phim truyện Việt Nam còn vi phạm các quy định về pháp luật lao động sau cổ phần hóa.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Bắt Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Kiên Giang 68.01S tội nhận hối lộ

NGUYÊN ANH |

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang (Phòng Cảnh sát kinh tế) phối hợp với Viện Kiểm sát tỉnh đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Quốc Sử (SN 1972), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm Kiên Giang 68.01S về tội nhận hối lộ.

VIVASO phản hồi về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Câu chuyện về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam (nay là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam) kéo dài từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2024.

Hàng loạt vi phạm quy định về lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Đặng Tiến |

Theo LĐLĐ quận Tây Hồ (Hà Nội), ngoài việc không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động, Hãng Phim truyện Việt Nam còn vi phạm các quy định về pháp luật lao động sau cổ phần hóa.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.