Lễ hội Aza Koonh hồi sinh nơi rẻo cao A Lưới

PHÚC ĐẠT |

Lễ hội Aza Koonh - một trong những nghi lễ truyền thống, là Tết cổ truyền của đồng bào  Pa Cô - Tà Ôi có tuổi đời hàng trăm năm, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới. Nhờ quyết tâm của chính quyền và người dân, nét văn hóa truyền thống độc đáo này đã hồi sinh và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Độc đáo Aza Koonh

Khi những hạt lúa, hạt ngô… đã được thu hoạch và cất vào kho của mỗi gia đình, đó cũng là lúc các bản làng trên dãy Trường Sơn (tỉnh Thừa Thiên - Huế) trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa đón chào Tết Aza Koonh, còn được gọi với nhiều tên khác như Tết Aza, Tết cơm mới, lễ hội tri ân cây lúa.

Đến với thôn 4, Kê 2 (làng 2, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới) vào một ngày cuối tháng Chạp, từ sớm con đường dẫn vào nhà văn hóa thôn đã đông đúc dân làng đến chuẩn bị cho ngày Tết trong những bộ trang phục truyền thống. Có mặt từ tinh mơ, ông Lê Hồng Khánh - già làng thôn 4, Kê 2 (xã Hồng Thủy) cho biết, ngày Tết Aza với đồng bào người Pa Cô rất quan trọng, cứ đến dịp này con cháu dù đi đâu hay làm gì cũng sắp xếp công việc trở về chung vui cùng bản làng.

Theo thông lệ, Tết Aza bắt đầu từ mồng 6.11 âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24.12 âm lịch. Trong những ngày này, mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất để tổ chức lễ Aza. Thường thì 2 ngày tốt nhất đó là ngày mồng 6.11 và ngày 24.12 âm lịch vì đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất. Đến với lễ hội Aza, người dân và du khách sẽ được chứng kiến người Pa Cô, dân tộc Tà Ôi tái hiện đầy đủ các bước nghi lễ như: A xa a rah (lễ tẩy rửa); Kâl laiq (lễ xua đuổi các linh hồn dữ); Cha chootq (lễ chuẩn bị); Lễ Kacoong tro (lễ mời mẹ lúa); Lễ cúng Aza (cúng các vị giống cây trồng); Lễ cúng cho Giàng Xứ (giàng sông, suối, gió, núi, mây, mưa, lửa, đất, đường xá...).

Trong các bước nghi lễ, lễ cúng Giàng A zel rất được người dân nơi đây xem trọng. Theo quan niệm của người Pa Cô, A zel có 2 vị thần là thần A Bum, A Boi ở trên trời có công mài nhẵn hình hài con người tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, điều hòa khí hậu cho mùa màng tốt tươi, bội thu. Thần Tu looi taarr tooq (thần giun đất) ngự trị ở dưới đất, sinh sản lớp đất thịt màu mỡ và có công nuôi dưỡng các loại giống cây trồng tươi xanh, nặng bông, trĩu quả.
 
Hồi sinh thành tiềm năng phát triển du lịch

Lễ hội Aza được tổ chức không chỉ tạ ơn các đấng thần linh theo phong tục mà còn là dịp để người dân ở các thôn bản ngồi quây quần bên nhau, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt để giúp nhau phát triển. Đây là một nét tinh hoa văn hóa độc đáo được duy trì qua nhiều thế hệ đồng bào người Pa Cô.

Ông Phan Tiến Dũng - nguyên Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong kho tàng văn hóa của các dân tộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế thì lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô - Tà ôi là một trong những loại hình văn hóa đặc sắc. Có nhiều nghi lễ, điệu múa của bà con đồng bào ngày nay bị mai một. Nhằm phục dựng, tìm kiếm, bổ sung đầy đủ cho lễ hội, sở đã thu thập, bổ sung nguồn tư liệu về các điệu múa, điệu hát và nghi lễ trong dân gian đồng thời khuyến khích các già làng truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.

Bà Nguyễn Thị Sửu - Bí thư huyện ủy A Lưới - cho biết, lễ hội Aza Koonh của đồng bào Pa Cô được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia không chỉ là niềm hạnh phúc, tự hào của chính quyền và nhân dân mà còn mở ra cơ hội, tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa. Huyện A Lưới  xác định tầm nhìn 10 năm, 20 năm để phát triển du lịch với những thuận lợi vốn có. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu lễ hội này đưa vào phục vụ du lịch cộng đồng, để cho du khách hóa thân, trực tiếp trải nghiệm vào không gian của lễ hội. Muốn làm được thì quan trọng là làm sao để người người, nhà nhà ở A Lưới đều biết và hiểu được những giá trị của lễ hội truyền thống. Giúp người dân sống được bằng làm du lịch từ lễ hội là một bài toán mà huyện đang xây dựng...” - bà Sửu nhấn mạnh.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

“Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia hay nhân loại”

HẢI NGỌC |

Về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, sáng 3.1, tại tọa đàm Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO một lần nữa nói rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”.

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

“Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia hay nhân loại”

HẢI NGỌC |

Về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, sáng 3.1, tại tọa đàm Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO một lần nữa nói rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”.

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.