Làng cổ bên sông và món bánh chì ngày Tết

VIỆT HÀ |

Trong các nền văn minh nông nghiệp lúa nước, các dòng sông được xem là linh hồn của cộng đồng dân cư. Với con sông Cánh Hòm chảy qua địa phận làng Cẩm Phổ (xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) cũng vậy, được đào đãi từ bàn tay chai sạn và mồ hôi mặn chát của người nông dân, sông này đã tưới tắm cho bao ruộng đồng và bồi bãi xóm làng. Chính từ nguồn nước ngọt lành thảo thơm này đã đem lại hương vị cho một giống nếp khởi nguồn từ xứ Thanh, từ đó tạo ra loại bánh ngọt lành nức tiếng gần xa mà vào những ngày Tết khó có thể thiếu: Bánh chì Cẩm Phổ.

Từ gốc tích của làng      

Các cổ sử như Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết, Cẩm Phổ là một trong những làng cổ đầu tiên được thiết lập trên đất Quảng Trị. Lúc trước làng có tên là Bào Phổ, mãi đến thời vua Đồng Khánh triều Nguyễn làng mới đổi tên thành Cẩm Phổ. Ngày nay Cẩm Phổ thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng Cẩm Phổ có địa thế phong thủy độc đáo, và sông Cánh Hòm đẹp như một bức tranh thủy mặc. Những cồn đất xa gần đó đây gắn liền với câu chuyện lịch sử làng, rằng khi mới sơ khởi dân nơi đây đã chứng kiến một đàn hạc trăm con đến bay lượn tìm chỗ đậu. Nhưng chỉ có 99 cái cồn nên đàn hạc bỏ đi mất, sau này người làng đã hiệp lực đắp thêm một cồn đất nữa gọi là cồn Hạc.

Chuyện xưa có là huyền sử hay không, nhưng mặc nhiên, đó là một chứng tích của sự đồng cam cộng khổ để xây dựng hương thôn bao đời người dân Cẩm Phổ.

Đến hương vị loại bánh cổ truyền nức tiếng

Từ hàng trăm năm về trước, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình tại Quảng Trị, tùy theo mỗi vùng lại làm ra các loại bánh cổ truyền để dâng cúng ông bà tổ tiên và mời khách bạn đến chúc Tết. Như ở huyện Gio Linh, trước dây vào dịp Tết cổ truyền thì đồng bào làng Hà Trung hay làm bánh in, làng Gio Mai làm bánh thuẫn, làng Nhĩ Thượng làm bánh học, làng Cẩm Phổ làm bánh chì.

Người dân làng Cẩm Phổ vẫn thường ca tụng món bánh chì của quê mình bằng câu thơ: “Mời cô, mời cậu, mời dì/ Về thăm Cẩm Phổ thưởng thức món bánh chì nếp Lân”. Các ngày lễ, Tết của gia đình trong làng đều phải có món bánh này. Qua hàng trăm năm nay, đối với người dân Cẩm Phổ thì bánh chì không chỉ là hương vị trong cuộc sống mà còn là nghi lễ tâm linh. Thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho mọi nhà.

Tìm hiểu về ngọn nguồn của bánh này, mới hay người sáng tạo ra và truyền dạy lại cho dân làng là một nữ nhân, bà có tên là Lê Thị Lụa. Theo lời kể thì bà đã đem hạt giống nếp từ xứ Thanh vào, vốn là loại nếp cái hoa vàng, tuy nhiên khi trồng vào các chân ruộng tại vùng Cẩm Phổ thì cho ra một loại nếp dẻo thơm đặc biệt. Còn loại bánh chì ngày nay của làng Cẩm Phổ xuất thân cũng từ bánh dày truyền thống của dân tộc có nhiều ở các vùng miền phía Bắc. Tuy nhiên, chính nguyên liệu tốt và cách thực hiện công phu đã tạo nên chất lượng của bánh chì Cẩm Phổ.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thới, nghệ nhân làm bánh chì làng Cẩm Phổ thì chất lượng nguyên liệu quyết định sự thành công của mẻ bánh. Nguyên liệu gồm có nếp cái Lân và nhân, gồm có đậu xanh, mè, đậu lạc. Các loại hạt này phải trồng tại các chân ruộng của làng Cẩm Phổ mới có vị đặc biệt, mua ở các vùng khác chất lượng kém hẳn.

Qua giai đoạn thăng trầm như bao làng nghề truyền thống, ngày nay bánh chì Cẩm Phổ đã hồi sinh thương hiệu. Những chiếc bánh mịn màng, ngọt lành đã đi ra khỏi lũy tre làng, lên những mâm cổ cúng gia tiên hoặc lễ tiệc cưới hỏi ở các vùng gần xa trong và ngoài tỉnh. Loại bánh này thường được dâng cúng tổ tiên trong những ngày Tết, ngày giỗ và các dịp lễ hội cổ truyền.

VIỆT HÀ
TIN LIÊN QUAN

Xuyên đêm cùng các cửu vạn tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày giáp Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại chợ đầu mối Đông Hương (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hàng nghìn lao động tự do, tiểu thương hối hả làm việc. Tại đây, vất vả nhất là các cửu vạn (không kể đàn ông hay phụ nữ) họ đã phải thức xuyên đêm, vận chuyển rau, củ, quả để kịp chuyển đi các chợ dân sinh, phục vụ bà con mua sắm Tết.

Nem chua xứ Thanh, món đặc sản hút khách trong ngày Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Nem chua xứ Thanh được biết đến là món đặc sản và được nhiều người dân ưa chuộng. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, món ăn này lại càng được nhiều người “săn đón”, vậy nên những ngày cận Tết, các cơ sở sản xuất nem chua (ở Thanh Hóa) luôn trong tình trạng làm việc hết công suất, tuy nhiên, vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu khách và thường xuyên bị “cháy hàng”.

"Thủ phủ" cá chép đỏ xứ Thanh rộn ràng trước ngày ông Công ông Táo

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa -  Cận ngày ông Công ông Táo, tại nơi được xem là "thủ phủ" cá chép đỏ của tỉnh (ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương) trở nên nhộn nhịp, người dân thi nhau kéo, vớt cá để kịp phục vụ bà con trong và ngoại tỉnh vào ngày mai (23 tháng Chạp).

Những làng hương cổ ở xứ Thanh hối hả vào Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần p2022, các làng hương ở xứ Thanh lại tất bật cho ra những mẻ hương để phục vụ người dân đón Tết. Những làng hương cổ, nổi tiếng ở địa phương này phải kể đến như làng hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa), làng hương Quán Giò (TP. Thanh Hóa) và làng hương Bái Hạ (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống).


Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Xuyên đêm cùng các cửu vạn tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày giáp Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại chợ đầu mối Đông Hương (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hàng nghìn lao động tự do, tiểu thương hối hả làm việc. Tại đây, vất vả nhất là các cửu vạn (không kể đàn ông hay phụ nữ) họ đã phải thức xuyên đêm, vận chuyển rau, củ, quả để kịp chuyển đi các chợ dân sinh, phục vụ bà con mua sắm Tết.

Nem chua xứ Thanh, món đặc sản hút khách trong ngày Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Nem chua xứ Thanh được biết đến là món đặc sản và được nhiều người dân ưa chuộng. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, món ăn này lại càng được nhiều người “săn đón”, vậy nên những ngày cận Tết, các cơ sở sản xuất nem chua (ở Thanh Hóa) luôn trong tình trạng làm việc hết công suất, tuy nhiên, vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu khách và thường xuyên bị “cháy hàng”.

"Thủ phủ" cá chép đỏ xứ Thanh rộn ràng trước ngày ông Công ông Táo

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa -  Cận ngày ông Công ông Táo, tại nơi được xem là "thủ phủ" cá chép đỏ của tỉnh (ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương) trở nên nhộn nhịp, người dân thi nhau kéo, vớt cá để kịp phục vụ bà con trong và ngoại tỉnh vào ngày mai (23 tháng Chạp).

Những làng hương cổ ở xứ Thanh hối hả vào Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần p2022, các làng hương ở xứ Thanh lại tất bật cho ra những mẻ hương để phục vụ người dân đón Tết. Những làng hương cổ, nổi tiếng ở địa phương này phải kể đến như làng hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa), làng hương Quán Giò (TP. Thanh Hóa) và làng hương Bái Hạ (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống).