Lạm dụng hình ảnh từ camera công cộng: Ai bảo vệ quyền riêng tư cho công dân?

MINH BẰNG |

Hình ảnh đôi trai gái có hành vi thân mật thái quá trong rạp phim của CGV xuất hiện trên Facebook và một số diễn đàn. Ai bảo vệ quyền riêng tư cho công dân?

Một đôi trai gái có hành vi thân mật thái quá trong rạp phim của CGV, bị hệ thống camera giám sát của rạp ghi lại. Sau đó, hình ảnh này lại xuất hiện trên Facebook và một số diễn đàn... Chuyện tương tự hoàn toàn có thể xảy ra khi một ai đó đi siêu thị hay tại bể bơi công cộng. Ai bảo vệ quyền riêng tư cho công dân, bởi họ không thể biết khi vô tình lọt vào camera giám sát...

Quyền được riêng tư

Khoan bàn tới chuyện hành vi của đôi trai gái kia tại rạp chiếu phim có vi phạm thuần phong mỹ tục hay không? bởi nó là vấn đề khác. Câu chuyện ở đây ai được dùng camera giám sát và dùng hình ảnh người khác ra sao? Quyền riêng tư của mỗi người cần được bảo vệ thế nào?

Cách đây mấy năm, một tờ báo đã dẫn ra câu chuyện thú vị rằng: Chĩa camera giám sát sang nhà hàng xóm thì có bị phạt? Tình huống gây tranh cãi bởi thời điểm đó pháp luật vẫn chưa có quy định rõ ràng về “bí mật đời tư” là gì? phạm vi của “bí mật đời tư” như thế nào?

Theo các luật sư thì Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, việc gắn camera quay sang nhà khác nếu nhằm mục đích theo dõi, xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là hành vi trái pháp luật. Thế nhưng các quy định của pháp luật hành chính và hình sự chưa điều chỉnh đối với hành vi này. Do đó, các cơ quan rất khó xử lý và không có cơ sở xử phạt.

Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 1.1.2017 đã có những điều chỉnh, dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân. Trong đó điều 32 khẳng định “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý” trừ một số trường hợp hình ảnh ấy được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Cần có luật giám sát bằng camera?

Trở lại câu chuyện hai người bị camera rạp chiếu phim ghi lại rồi hình ảnh bị phát tán. Việc lắp hệ thống camera giấu kín này xuất phát từ việc bảo vệ bản quyền phim, tránh khán giả quay lén phim trong rạp và phát tán. Nhưng theo các luật sư thì lẽ ra rạp cần phải có thông báo cho khán giả (bằng dòng thông báo chạy trên màn hình, bằng ký hiệu hay bằng một tờ giấy cho biết rạp có camera) để nhắc nhở.

Đặc biệt, dù thông báo thì rạp chiếu phim phải có trách nhiệm lưu giữ và có quy định cụ thể nhằm không để lọt hình ảnh của khách ra ngoài, đặc biệt lan truyền trên mạng xã hội.

Đoạn video clip hai người được cho là “mây mưa” trong rạp chiếu phim đang bị phát tán trên mạng.
Đoạn video clip hai người được cho là “mây mưa” trong rạp chiếu phim đang bị phát tán trên mạng.

Hiện nay, một vấn đề cũng gây tranh cãi là lắp camera ở trường mầm non. Tại TPHCM, dự kiến đến năm học 2019-2020 sẽ triển khai thực hiện lắp đặt camera đại trà tại 24 quận huyện với các vị trí phòng học, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, cổng trường, khu vui chơi... Qua thí điểm và khảo sát thì 50% giáo viên không đồng ý bị giám sát và cũng 50% số phụ huynh lo ngại hình ảnh của trẻ tại lớp bị công khai trên mạng.

Giám sát thế nào và để việc lắp camera không vi phạm đời tư khi công nghệ thông tin, điện tử phát triển một cách nhanh chóng? Theo đề xuất của một số nhà làm luật thì cần có những quy định cụ thể hơn về việc sử dụng camera giám sát tại công sở, nơi công cộng nhằm cân bằng được lợi ích công cộng (phục vụ lý do an ninh, phòng chống trộm cắp, điều khiển hệ thống giao thông...) và lợi ích riêng tư của cá nhân cần được bảo vệ trước sự lạm dụng các hình ảnh thu được từ camera công cộng.

5 hành vi vi phạm đời tư phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, 5 hành vi phổ biến vi phạm đời tư bao gồm: Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng; công khai bảng điểm ở trường học, trên mạng hay báo chí; đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng hoặc ảnh trẻ em mà không được sự đồng ý; tự ý chụp và đăng tải ảnh đám tang và cuối cùng là công bố hình ảnh, chuyện riêng tư của người khác lên mạng xã hội. L.A

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

“Bí mật đời tư là những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu. Nhân viên trong rạp chiếu phim CGV đã chụp lại hình ảnh của khách và cho người thân xem, sau đó, người thân của nhân viên đăng tải trên mạng xã hội, như vậy là xâm phạm đến bí mật đời tư của người khác. Khi chưa được sự đồng ý của họ, đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra, người chụp lại hình ảnh “nhạy cảm” của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo quy định, người nào phát tán các thông tin về đời tư cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc pháp luật không cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013. Mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 BLHS 2015 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Trường hợp các hình ảnh “nhạy cảm” của khách được các cơ quan chuyên môn giám định là thuộc danh mục văn hóa phẩm đồi trụy thì những người làm ra và đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích phổ biến cho người khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm sẽ bị xử lý về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 BLHS 2015. THẢO ANH

MINH BẰNG
TIN LIÊN QUAN

Phát tán ảnh nóng của khách hàng, CGV bị khách hàng tẩy chay gay gắt

Đào Bích |

Nhiều khán giả đã lên tiếng chỉ trích và dọa tẩy chay đối với CGV sau vụ ảnh nóng của một cặp đôi bị tung lên mạng.

CGV đang lợi dụng camera giám sát

Hương Mai |

Vụ việc trong rạp chiếu phim CGV xảy ra vừa qua gây xôn xao dư luận khi hình ảnh nhạy cảm của khách xem phim bị đưa lên mạng xã hội là hồi chuông cảnh báo việc quản lý các hình ảnh camera giám sát khi được sử dụng không đúng mục đích.

Xử lý như thế nào vụ nhân viên CGV phát tán "cảnh nóng" của khách xem phim?

Thảo Anh |

Nhân viên CGV có hành vi phát tán hình ảnh “nhạy cảm” của khách hàng sẽ phải chịu mức phạt lên tới 20 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát tán ảnh nóng của khách hàng, CGV bị khách hàng tẩy chay gay gắt

Đào Bích |

Nhiều khán giả đã lên tiếng chỉ trích và dọa tẩy chay đối với CGV sau vụ ảnh nóng của một cặp đôi bị tung lên mạng.

CGV đang lợi dụng camera giám sát

Hương Mai |

Vụ việc trong rạp chiếu phim CGV xảy ra vừa qua gây xôn xao dư luận khi hình ảnh nhạy cảm của khách xem phim bị đưa lên mạng xã hội là hồi chuông cảnh báo việc quản lý các hình ảnh camera giám sát khi được sử dụng không đúng mục đích.

Xử lý như thế nào vụ nhân viên CGV phát tán "cảnh nóng" của khách xem phim?

Thảo Anh |

Nhân viên CGV có hành vi phát tán hình ảnh “nhạy cảm” của khách hàng sẽ phải chịu mức phạt lên tới 20 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.