Lâm Đồng mở các lớp dạy người trẻ đánh cồng chiêng

M.Phạm |

Ngày 27.2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định  vào ngày 22.2.2018 về việc phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc đến năm 2020”.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, với chủ trương bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc, thời gian qua các địa phương đã thực hiện tích cực có một số kết quả quan trọng. Đặc biệt là việc hình thành và duy trì được các đội nhóm còng chiêng ở hầu hết các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu trên toàn tỉnh.

Ngoài ra, còn có 16 đội nhóm cồng chiêng được thành lập ở các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đạ Huoai, Đức Trọng, TP. Bảo Lộc, TP. Đà Lạt. Các địa phương cũng thường xuyên tổ chức hoạt động biểu diễn cồng chiêng để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và giao lưu văn hóa của du khách.

Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vấn đề bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng hiện nay còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do sự mai một phong tục tập quán, sự thay đổi phương thức sản xuất, môi trường sinh hoạt văn hóa bị thay đổi. Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng có phát sinh hiện tượng một số đội nhóm cồng chiêng hoạt động mang tính tự phát có xu hướng thương mai hóa và thiếu trú trọng đến bảo tồn văn hóa truyền thống.

Theo đó, để thực hiện đề án bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ thực hiện nhiều nội dung vừa tuyên truyền vừa có hỗ trợ cụ thể cho các địa phương. Đặc biệt là việc hình thành và hỗ trợ kinh phí, không gian sinh hoạt văn hóa cho các câu lạc bộ, đội nhóm cồng chiêng, các đội văn nghệ truyền thống.

Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ tổ chức kiểm kê về số lượng và chất lượng nguồn gốc chủ chiêng, lập hồ sơ từng bộ chiêng để có phương án quản lý; điều tra tên các bài chiêng có nguy cơ mai một, thống kê danh sách nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, chỉnh chiêng và truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ liên quan trên địa bàn…

Tỉnh cũng sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp truyền dạy về kỹ năng xướng âm, chỉnh chiêng, kỹ thuật diễn tấu chiêng, phong cách trình diễn nhằm chuyển giao kỹ năng sử dụng chiêng giữa các thế hệ trẻ và truyền dạy các kỹ năng chủ yếu trong bảo tồn văn hóa cồng chiêng.

M.Phạm
TIN LIÊN QUAN

“Đặc sản” múa của người Cơ Tu sẽ xuất hiện vào mỗi đêm rằm ở Hội An

Phước Bình |

Theo đó, nhiều điệu múa sẽ được chính những người dân tộc thiểu số Cơ Tu biểu diễn lưu động trên các cung đường trong khu phố cổ Hội An vào mỗi dịp đêm rằm...

Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày một vơi dần...

K’ LIỆP |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện ly kỳ khác nhau - những hiện vật quý giá của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đã và đang dần mai một theo thời gian...

Những “báu vật” của già làng K’ Mế trên đỉnh Con Ó

K’Liệp |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trang phục thổ cẩm... là những vật dụng đặc trưng của người Mạ có trên hàng trăm tuổi tại buôn Con Ó đang mai một. Người Mạ hiếm hoi trong buôn còn lưu giữ là già làng K’ Mế, đối với già đây là những báu vật vô giá. “Hàng chục chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng của già có từ xa xưa, chúng có giá trị tinh thần và vật chất rất lớn. Tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ bị mai một”, già làng K’ Mê nói.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

“Đặc sản” múa của người Cơ Tu sẽ xuất hiện vào mỗi đêm rằm ở Hội An

Phước Bình |

Theo đó, nhiều điệu múa sẽ được chính những người dân tộc thiểu số Cơ Tu biểu diễn lưu động trên các cung đường trong khu phố cổ Hội An vào mỗi dịp đêm rằm...

Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày một vơi dần...

K’ LIỆP |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện ly kỳ khác nhau - những hiện vật quý giá của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đã và đang dần mai một theo thời gian...

Những “báu vật” của già làng K’ Mế trên đỉnh Con Ó

K’Liệp |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trang phục thổ cẩm... là những vật dụng đặc trưng của người Mạ có trên hàng trăm tuổi tại buôn Con Ó đang mai một. Người Mạ hiếm hoi trong buôn còn lưu giữ là già làng K’ Mế, đối với già đây là những báu vật vô giá. “Hàng chục chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng của già có từ xa xưa, chúng có giá trị tinh thần và vật chất rất lớn. Tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ bị mai một”, già làng K’ Mê nói.