Kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí nhìn từ nước Anh

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) |

Anh là quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu thế giới, hằng năm, ngành thể thao nước này đóng góp hàng tỉ USD góp phần phát triển đất nước. Việt Nam cũng là đất nước yêu bóng đá, những bài học từ quá trình phát triển bóng đá ở Anh là kinh nghiệm để nước ta phát triển bóng đá nước nhà.

Công nghiệp bóng đá Anh

Mùa giải 2017-2018, giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League) đóng góp 6,05 tỉ USD; mùa giải 2019-2020, là 9,9 tỉ USD. Năm 2020, GDP của Vương quốc Anh là khoảng 2.900 tỉ USD, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng Ngoại hạng Anh vẫn đóng góp 0,33 GDP của cả nước. Năm 2021, theo số liệu của Beyond Football giải bóng đá này đóng góp 10 tỉ USD vào GDP của đất nước này.

Thu nhập của giải bóng đá Ngoại hạng Anh đến từ đâu? Theo hãng phân tích tài chính Ernst&Young, số tiền hàng nghìn tỉ USD thu được hằng năm đến từ doanh thu thương mại, bản quyền truyền hình và tài trợ, chuỗi cung ứng phục vụ bóng đá, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ…

Nhìn lại lịch sử mặc dù Anh là quốc gia sản sinh ra bóng đá hiện đại, nhưng vào những năm đầu thế kỷ XX nền bóng đá nước này ở trong tình trạng bết bát. Để Ngoại hạng Anh trở thành một giải bóng đá thu hút lượng người xem nhiều nhất thế giới như hiện nay, đất nước này đã phải cải tổ rất nhiều.

Cơ sở hạ tầng cũ kỹ, sân bóng xập xệ, mái che dột nát, hàng rào hoen gỉ, nhà vệ sinh cáu bẩn… Lúc bấy giờ đối với các câu lạc bộ đầu tư vào bóng đá không phải để kiếm lời, mà như một cách để làm “từ thiện” với mục đích bảo tồn văn hóa địa phương và đánh bóng tên tuổi.

Bước ngoặt vươn mình của bóng đá Anh bắt đầu từ tháng 10.1990, khi ông Gred Dyke - Giám đốc đài ITV Sport, kênh truyền hình trình chiếu các trận đấu ở giải vô địch quốc gia Anh đã tổ chức bữa ăn tối với chủ tịch các đội bóng lớn (tự xưng là Big Five). Họ đã thảo luận về việc tách khỏi Liên đoàn bóng đá Anh (FA) để không phải chia sẻ thu nhập từ bản quyền truyền hình với 87 đội khác khác, tiếp đó ITV sẽ mua trực tiếp bản quyền của 5 đội bóng này. Các chủ tịch đi đến thống nhất thành lập giải đấu mang tên Premier League - Ngoại hạng Anh, đây là tiền đề để bóng đá xứ sở sương mù lột xác trở thành nền bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh.

Ngoại hạng Anh ra đời và các câu lạc bộ được hưởng lợi từ bản quyền truyền hình, họ bắt đầu cải tạo lại sân bóng, đầu tư xây dựng hình ảnh, phát triển các dịch vụ thương mại liên quan đến bóng đá… Chất lượng giải đấu và sân bóng được cải thiện, khán giả đến sân ngày càng đông, sức hút từ Ngoại hạng Anh tăng lên theo từng giải đấu.

Theo ThS Trần Văn Hiếu mùa giải Ngoại hạng Anh đầu tiên (1992-1993) chỉ có trung bình khoảng 21.000 khán giả đến sân, đến nay mỗi trận đấu của giải bóng đá này đã thu hút trung bình 35.000 cổ động viên. Giá trị các câu lạc bộ tại Ngoại hạng Anh cũng đã tăng hơn 10.000%, từ 50 triệu bảng (năm 1992) thành 10 tỉ USD như ngày nay. Độ phủ sóng của bóng đá Anh là nhiều nhất thế giới, giải Ngoại hạng Anh được phát sóng trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bài học cho công nghiệp bóng đá Việt Nam

Nhìn lại chặng đường hơn 30 của bóng đá Anh sau khi cải tổ, đã có sự phát triển thần kỳ, những kinh nghiệm khi phát triển công nghiệp bóng đá của quốc gia này là bài học cho các quốc gia khác học tập, trong đó có Việt Nam.

Với tư cách là người nghiên cứu sâu về mảng công nghiệp văn hóa nói chung và công nghiệp bóng đá nói riêng, ThS Trần Văn Hiếu cho rằng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam cần đưa ra chiến lược bản quyền truyền hình của các giải bóng đá trong nước, các giải trẻ, các giải đấu có đội tuyển quốc gia thi đấu. Thu được lợi nhuận từ bóng để tái đầu tư cho bóng đá, là tiền đề cho việc chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng các giải đấu.

Luật hóa sở hữu các đội bóng trong nước bằng việc cho những cá nhân nước ngoài tham gia vào bóng đá Việt Nam, giống như một số câu lạc bộ ở giải bóng đá Ngoại hạng anh, chủ sở hữu là các tập đoàn tài chính hùng mạnh. Mở rộng chủ sở hữu đội bóng theo hình thức cổ phần hóa, nhấn mạnh vai trò của cổ động viên trong cơ cấu sở hữu đội bóng. Làm được như vậy sẽ có thêm tiềm lực đầu tư cho bóng đá, chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đường lối phát triển của bóng đá nước nhà.

Cổ động viên là một phần của bóng đá, là động lực để các đội bóng thi đấu và cống hiến cho màu cờ sắc áo. Chuyên nghiệp hóa cổ động viên là việc làm quan trọng, vừa góp phần xây dựng hình ảnh đội bóng, vừa khích lệ tinh thần thi đấu vừa có thêm kinh phí cho câu lạc bộ.

Cải tạo sân vận động là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với quá trình chuyên nghiệp hóa các giải đấu. Sân vận động phải đầy đủ tiện nghi, có mái che, đầy đủ các thiết chế như phòng thay đồ, phòng sản xuất nội dung truyền hình - nội dung số, phòng báo chí tác nghiệp, phòng điều hành, các phòng chức năng cho quan chức thể thao và cầu thủ… Đồng thời giải đấu cũng phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, ví dụ như hệ thống Video hỗ trợ trọng tài (Video assistant referee - VAR) vào sử dụng. Thực hiện được những điều trên, chất lượng giải đấu sẽ được nâng cao, khán giả đến sân cổ vũ sẽ ngày một nhiều và chuyên nghiệp hơn.

Với vị thế là một nền bóng đá đang phát triển, những bài học rút ra từ bóng đá Anh sẽ là kinh nghiệm quý giá để nâng tầm bóng đá Việt Nam. Người Việt Nam yêu bóng đá, phát triển công nghiệp văn hóa từ bóng đá chính là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển)
TIN LIÊN QUAN

Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Nhân lực là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của quá trình triển ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa là xu thế phát triển

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Phát triển công nghiệp văn hóa góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, bảo tồn, tái sinh và phát huy vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Bao giờ thành “con gà đẻ trứng vàng”?

Mi Lan |

Việt Nam chúng ta đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Vậy, hiện giờ, chúng ta có gì giữa bối cảnh công nghiệp văn hóa toàn cầu đang kiếm bộn tiền?

Đến 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tìm hướng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa có lợi nhuận

Hào Hoa |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VHTTDL đã tổng kết và hiện đang trình Chính phủ ban hành một chiến lược mới về công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm trọng điểm, trong đó phát huy tối đa những lợi thế của các ngành có tiềm năng đóng góp cho công nghiệp văn hóa chứ không phải khu trú lại.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Nhân lực là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của quá trình triển ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa là xu thế phát triển

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Phát triển công nghiệp văn hóa góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, bảo tồn, tái sinh và phát huy vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Bao giờ thành “con gà đẻ trứng vàng”?

Mi Lan |

Việt Nam chúng ta đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Vậy, hiện giờ, chúng ta có gì giữa bối cảnh công nghiệp văn hóa toàn cầu đang kiếm bộn tiền?

Đến 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tìm hướng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa có lợi nhuận

Hào Hoa |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VHTTDL đã tổng kết và hiện đang trình Chính phủ ban hành một chiến lược mới về công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm trọng điểm, trong đó phát huy tối đa những lợi thế của các ngành có tiềm năng đóng góp cho công nghiệp văn hóa chứ không phải khu trú lại.