Kiểm duyệt phim: Tiền kiểm hay hậu kiểm, Nhà nước hay tư nhân?

Việt Văn |

Câu chuyện nóng của điện ảnh hiện nay là thực hiện cơ chế tiền kiểm hay hậu kiểm cũng như tiếp tục để Cục điện ảnh đóng vai trò kiểm duyệt hay giao cho các đơn vị tự kiểm duyệt, tự chịu trách nhiệm về phim Việt sản xuất và phim ngoại nhập?

“Lọt lưới”

Thực tế vài năm gần đây, Hội đồng duyệt phim quốc gia để lọt lưới một số phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” như “Điệp vụ biển đỏ” hay “Everest, người tuyết bé nhỏ” và bị dư luận phê phán tơi bời. Sau đó là vụ cấm không cho “Ròm” đi dự LHP quốc tế Busan vì phạm luật điện ảnh rồi sau “Ròm” lại đoạt giải (ở hạng mục phim đầu tay)… khiến một số ý kiến cho rằng Cục điện ảnh không nên kiểm duyệt phim nữa, vì như thế sẽ hạn chế sự phát triển của điện ảnh và dẫn ra các nước bỏ kiểm duyệt từ lâu. Song thực tế luật điện ảnh ở một số nước như Trung Quốc hay Singapore khi duyệt phim còn khắc nghiệt và chặt chẽ hơn nhiều so với Việt Nam, kể cả xử lý hình sự và rút giấy phép sản xuất, chiếu phim.

Câu chuyện ở đây chỉ là “tiền kiểm hay hậu kiểm? Và ai duyệt?”. Vì Hội đồng duyệt phim quốc gia gồm nhiều vị đã cao tuổi, thời lượng duyệt phim khá căng thẳng trong khi tiền bồi dưỡng chẳng là bao mà chỉ sơ sảy chút là bị “lên án” ngay nếu phim có “vấn đề” bị dư luận “soi” ra. Thế nên có nhiều vị được mời cũng từ chối vào Hội đồng, bởi nhiều khi lợi chưa thấy đâu mà áp lực và sự căng thẳng tinh thần là rõ. Ngay cả những phim như “Everest, người tuyết bé nhỏ”, hình ảnh vi phạm chỉ trong tích tắc nên ngay khi phim chiếu cho giới truyền thông và sau đó suốt 2 tuần chiếu rạp không ai phát hiện ra, mãi sau này mới có khán giả phát hiện ra...

Lợi và hại

Chuyển việc duyệt phim về cho các đơn vị, cơ sở sản xuất phim Việt và nhập phim ngoại để cho họ trực tiếp thực hiện sẽ phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm có phải là một giải pháp hay? Và như thế Cục điện ảnh chỉ đóng vai trò hậu kiểm, nếu có chuyện gì xảy ra, hoặc nếu cần có thể tiền kiểm một số phim “nhạy cảm”.

Có ý kiến từ một nhà quản lý cho rằng: Giao đơn vị tự kiểm duyệt chỉ nên dành cho phim Việt còn với phim ngoại nhập chiếu rạp vẫn nên để Cục điện ảnh tiền kiểm. Lý do phim chiếu rạp có tác động, gây ảnh hưởng xã hội rất lớn, vì thế nếu chuyện xấu xảy ra, hậu quả sẽ khôn lường.

Nhưng lại có ý kiến từ một vị quản lý khác nêu lên: nếu tiền kiểm phim chiếu rạp mà hậu kiểm phim chiếu mạng thì không công bằng. Chưa kể với phim chiếu mạng thì Luật điện ảnh hiện hành chưa có kiểm duyệt phim chiếu mạng, nhất là trên nền tảng online có trả tiền. Trong khi tình hình Covid-19 đã khiến nhiều nhà sản xuất tập trung vào phim chiếu mạng, trong đó có Galaxy Play theo dự kiến sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sản xuất những phim bộ độc quyền, chiếu trên nền tảng online. Để thu hút đông khán giả, các bộ phim sẽ phải đi vào những vấn đề “nóng” thời sự trong đời sống xã hội qua những câu chuyện trong gia đình… Và phim chiếu mạng hiện nay gần như được thả nổi và khá nhiều phim đã vi phạm những yếu tố thuần phong mỹ tục, với cảnh “nóng” quá đà cũng như quảng cáo bia, rượu trá hình…

Một hội đồng kiểm duyệt phim là cần thiết, nhưng duyệt như thế nào và do ai là chuyện cần bàn.

Nhà sản xuất N.T.V từng nửa đùa nửa thật than với một người bạn: Phim hành động mà cắt gần hết cảnh hành động, phim kinh dị mà cắt gần hết cảnh ma, phim tình yêu mà cắt gần hết cảnh “nóng”… thì còn gì là phim.

Nếu để các đơn vị tư nhân tự lập hội đồng duyệt phim và không loại trừ họ sẽ mời chính một số chuyên gia điện ảnh hay nhà quản lý bên ngoài thì sao? Khi đó việc kiểm duyệt sẽ khách quan hơn và cũng tránh tình trạng không phải không từng có chuyện “đi đêm” với một số thành viên hội đồng duyệt để cho qua một số cảnh “nóng”, bạo lực trong phim.

Tiền kiểm hay hậu kiểm? Có lẽ câu trả lời là: Cục điện ảnh - cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực điện ảnh chỉ nên đóng vai trò hậu kiểm. Có điều phải tăng chế tài xử phạt, tùy theo mức độ vi phạm, cao nhất có thể là rút giấy phép kinh doanh, hoạt động điện ảnh, còn mức phạt hiện nay theo Luật Điện ảnh hiện hành là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe. Còn Luật điện ảnh (sửa đổi) vẫn đang tiếp tục được góp ý, xây dựng để hoàn thiện cho cập nhật với hoạt động điện ảnh hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Phim về các nhân vật lịch sử và ước vọng cho điện ảnh Việt

NGỌC DỦ |

Làm phim về các nhân vật lịch sử, người nổi tiếng... đang là xu hướng của màn ảnh Việt với đầy những thách thức cũng như ước vọng về một ngày mai...

Top những bộ phim hay nhất mọi thời đại về Giáng sinh

Tuấn Đạt |

Những bộ phim kinh điển về Giáng sinh được xếp vào danh sách tác phẩm hay nhất mọi thời đại.

2 bộ phim Hàn Quốc dính thị phi năm 2020

Tuấn Đạt |

Năm 2020 có nhiều biến động đối với phim Hàn Quốc khi một số bộ phim đình đám dính thị phi.

Phim truyền hình Việt vì sao cứ bị chê “nhạt”?

Tiêu Phong |

Ths Nguyễn Thị Hiền - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết: Trong năm 2020 (tính tới ngày 23.11), có tổng số 111.702 tập phim Việt được phát sóng trên các đài truyền hình nhưng chỉ có 4,3% số tập đạt được từ 100.000 khán giả trở lên ở 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Số tập phim không có khán giả ở các thành phố này chiếm tới 50%, tương đương với 55.893 tập. Đây có thể xem là một minh chứng rõ nét rằng, phim Việt nhạt nhòa, thiếu sức hút trên sóng truyền hình thời gian gần đây.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Phim về các nhân vật lịch sử và ước vọng cho điện ảnh Việt

NGỌC DỦ |

Làm phim về các nhân vật lịch sử, người nổi tiếng... đang là xu hướng của màn ảnh Việt với đầy những thách thức cũng như ước vọng về một ngày mai...

Top những bộ phim hay nhất mọi thời đại về Giáng sinh

Tuấn Đạt |

Những bộ phim kinh điển về Giáng sinh được xếp vào danh sách tác phẩm hay nhất mọi thời đại.

2 bộ phim Hàn Quốc dính thị phi năm 2020

Tuấn Đạt |

Năm 2020 có nhiều biến động đối với phim Hàn Quốc khi một số bộ phim đình đám dính thị phi.

Phim truyền hình Việt vì sao cứ bị chê “nhạt”?

Tiêu Phong |

Ths Nguyễn Thị Hiền - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết: Trong năm 2020 (tính tới ngày 23.11), có tổng số 111.702 tập phim Việt được phát sóng trên các đài truyền hình nhưng chỉ có 4,3% số tập đạt được từ 100.000 khán giả trở lên ở 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Số tập phim không có khán giả ở các thành phố này chiếm tới 50%, tương đương với 55.893 tập. Đây có thể xem là một minh chứng rõ nét rằng, phim Việt nhạt nhòa, thiếu sức hút trên sóng truyền hình thời gian gần đây.