Kịch bản - yếu tố sống còn

Việt Văn |

1 triệu vé chỉ trong hơn 10 ngày và theo số liệu của nhà phát hành cũng như Box Office Việt Nam, một đơn vị thống kê độc lập thì “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Dũng “khùng”) có doanh thu 73 tỉ VNĐ trong tuần đầu tiên công chiếu, sau 2 tuần là trên 90 tỉ VNĐ vượt xa “Ròm”.

Doanh thu “khủng”, vì sao?

“Tiệc trăng máu” chứng tỏ sự thành công của một kịch bản được remake - Việt hoá. Từ kịch bản gốc đình đám của điện ảnh Italy “Perfect Strangers”, “Tiệc trăng máu” là phiên bản chuyển thể thứ 19 trên thế giới. So với phiên bản Hàn Quốc thì ở phiên bản phim Việt diễn viên có phần đẹp hơn, bối cảnh cũng “sang chảnh” hơn và quan trọng không kém là lời thoại được Việt hóa, rất gần gũi, hài hước nên càng hấp dẫn khán giả Việt.

Công của Dũng “khùng”, một đạo diễn từng làm nhiều phim thương mại doanh thu khủng như “Những nụ hôn rực rỡ”, “Nụ hôn thần chết”, “Mỹ nhân kế”… không phải nhỏ. Dũng tạo được tiết tấu phim đa dạng, biến ảo với cái duyên rất riêng, chỉ một chút tiếc nhỏ là khâu dựng phim. Cảnh những đứa trẻ chơi trò đi tiểu xa ngay đầu phim giá như dựng vào cảnh lúc cả hội bạn ngắm trăng sau 10 phút đầu thì hay hơn. Còn lại tất cả đều hoàn hảo từ tên bà chủ Nguyệt Ánh là ánh trăng lại mặc màu áo đỏ, từ ly nước cam khác biệt của anh chàng “đồng tính” khác với ly vang của các bạn…

Tuy nhiên, yếu tố quyết định sống còn đến thành công của “Tiệc trăng máu” là kịch bản. Đây không phải là câu chuyện riêng biệt của một quốc gia, không phải là văn hóa đậm nét của vùng miền hay đặc trưng gia đình của mỗi nhân vật. Ở đây, câu chuyện mang tầm phổ quát, tính toàn cầu nên dễ dàng được nhân bản để tạo ra những phiên bản khác nhau. Trong cuộc đời, mỗi cá nhân bên cạnh cuộc sống bề mặt, “phô bày” ra xã hội còn có một cuộc sống riêng khác với những mối quan hệ bí mật. Đi kèm với tính hữu dụng của nó, chiếc điện thoại thông minh chính là kẻ tố cáo tiềm ẩn khi con người có nhiều điều bí mật phải che giấu.

Bối cảnh phần lớn chỉ loanh quanh trong một ngôi nhà, với 7 diễn viên nhưng câu chuyện lại đầy kịch tính. Các tình tiết có độ “sốc” tăng dần đưa người xem có thể chuyển trạng thái ngay lập tức từ cười “không ngậm miệng”, đến bồn chồn dõi theo diễn tiến chuyện, thậm chí giật mình thon thót vì nhận ra mình trong đó...

Báo động kịch bản thuần Việt

Trong lễ phát động cuộc thi kịch bản gần đây, Cục trưởng Cục Điện ảnh - ông Vi Kiến Thành có nói: Thực tế gần đây, một số đơn vị sản xuất phải đi lấy cốt truyện, kịch bản phim của nước ngoài rồi Việt hóa thành kịch bản phim của Việt Nam. Đây thực sự là vấn đề đáng ngại.

Cách đây 10 năm, Cục Điện ảnh có tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản chủ đề 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cùng với giải nhất “Long thành cầm giả ca”, có thêm 3 phim được đưa vào sản xuất bao gồm: “Nhìn ra biển cả”, “Những người viết huyền thoại” và “Nhà tiên tri”. Năm 2015, Cục Điện ảnh tổ chức trại sáng tác thu nhận 13 kịch bản, một trong số đó được lựa chọn sản xuất là “Người yêu ơi” (tác giả Đỗ Bích Thúy) nhưng đến giờ vì nhiều lý do chưa thực hiện được…

Hiện tại, Cục Điện ảnh đã duyệt 2 kịch bản nhà nước cấp kinh phí, sản xuất vào năm 2021 là “Hồng Hà nữ sĩ” nói về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và “Phơi sáng” về đề tài chống tham nhũng. Hy vọng rằng cuộc thi kịch bản phim truyện 2020 sẽ nhận được những kịch bản thực sự chất lượng và hướng về cuộc sống đương đại.

Trong bối cảnh, kịch bản trong nước yếu và thiếu như vậy thì phim Việt kịch bản ngoại lại sôi động trong sự háo hức của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Những phim trước đây như “Sắc đẹp ngàn cân”, “Bạn gái tôi là sếp”, “Yêu đi đừng sợ”, “Tháng Năm rực rỡ”... được nhắc đến nhiều trên truyền thông và có doanh thu phòng vé tốt.

Thậm chí, trên truyền hình phim remake còn ồ ạt hơn trước. Có thể kể tên các phim như “Nhà trọ Balanha”, đạo diễn Khải Anh, được làm lại từ bộ phim ăn khách “Welcome to Waikiki” của Truyền hình Hàn Quốc JTBC. “Gia đình là số 1” (phần 3) được dàn dựng sau phần 1 và phần 2 ăn khách. Một số phim khác cũng được khán giả chờ đợi là phim “Vua bánh mì” (kịch bản Hàn Quốc), phim “Tình yêu và tham vọng” dựa trên fomat phim “Thế giới cạnh tranh” của Trung Quốc, do đạo diễn Bùi Tiến Huy thực hiện…

Sức ép sản xuất nhiều phim lại phải nhanh chóng thu hồi vốn nhanh nhất khiến nhiều nhà sản xuất phim phải nhìn ngó sang điện ảnh các nước trong khu vực và trên thế giới để tìm kiếm những phim ăn khách, mua bản quyền mang về.

Muốn có kịch bản hay phải có đội ngũ các nhà biên kịch giỏi. Nhưng hiện nay đội ngũ biên kịch rất thưa vắng, ít về số lượng, yếu về chất lượng chuyên môn.

Công tác đào tạo đội ngũ biên kịch còn nhiều bất cập. Chỉ một số trường sân khấu điện ảnh có tuyển sinh các khóa đào tạo biên kịch nhưng số lượng học viên không nhiều, đào tạo vẫn là theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” với giáo trình cũ, ít tính thực tiễn, không gắn kết công việc của người biên kịch với công việc làm phim hiện đại. Vì vậy, những người học xong ngành biên kịch ra trường thường loay hoay, không biết bắt đầu làm nghề như thế nào trong một nền điện ảnh thị trường đòi hỏi phải có khả năng thích ứng nhanh nhạy.

Một số tác giả biên kịch lâu năm đã quen tên quen mặt nhưng do không được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nên đang dần lạc hậu, cả trong cách phản ánh, nắm bắt hiện thực cuộc sống lẫn cách viết, cách đặt vấn đề cho phù hợp lối tư duy làm phim chuyên nghiệp, hiện đại. Kịch bản của họ viết ra khó vượt được thẩm định của các đơn vị sản xuất, các đạo diễn.

Lấy đâu ra kịch bản thuần Việt hay là câu hỏi đau đầu nhà làm phim?

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

"Tiệc trăng máu" và loạt phim Việt remake đạt doanh thu khủng

Phương Linh |

Với sức nóng của bộ phim “Tiệc trăng máu”, hãy cùng điểm lại những tác phẩm điện ảnh Việt được remake từ Hàn Quốc và tạo nên "cơn sốt" phòng vé.

Phim Việt dịp cuối năm: Bữa tiệc đa màu rắc thêm những gia vị lạ

NGỌC DỦ |

Hàng loạt phim Việt đổ bộ ra rạp. Nhiều phim đề tài mới lạ, mang tính táo bạo, như đang tạo một “phép thử” cho điện ảnh nước nhà.

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Thành phố điện ảnh và những giải pháp đột phá

Việt Văn (lược thuật) |

Hội thảo “Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Liên hoan Phim Việt Nam” diễn ra sáng 29.7 tại Hà Nội với khá nhiều ý kiến đóng góp và có tính khả thi cao.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

"Tiệc trăng máu" và loạt phim Việt remake đạt doanh thu khủng

Phương Linh |

Với sức nóng của bộ phim “Tiệc trăng máu”, hãy cùng điểm lại những tác phẩm điện ảnh Việt được remake từ Hàn Quốc và tạo nên "cơn sốt" phòng vé.

Phim Việt dịp cuối năm: Bữa tiệc đa màu rắc thêm những gia vị lạ

NGỌC DỦ |

Hàng loạt phim Việt đổ bộ ra rạp. Nhiều phim đề tài mới lạ, mang tính táo bạo, như đang tạo một “phép thử” cho điện ảnh nước nhà.

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Thành phố điện ảnh và những giải pháp đột phá

Việt Văn (lược thuật) |

Hội thảo “Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Liên hoan Phim Việt Nam” diễn ra sáng 29.7 tại Hà Nội với khá nhiều ý kiến đóng góp và có tính khả thi cao.