Kịch bản để Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024

Phạm Huyền |

Theo dự báo, ngành du lịch toàn cầu năm 2024 sẽ phục hồi hoàn toàn so với năm 2019. Đáp án cho câu hỏi liệu du lịch Việt Nam có thể phục hồi 100% còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Kịch bản đón khách quốc tế 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 17-18 triệu lượt khách quốc tế. Trong điều kiện lý tưởng nhất, nếu đạt con số 18 triệu, ngành du lịch xem như phục hồi hoàn toàn, trở lại mức kỷ lục của năm 2019.

Dù vậy, còn nhiều tác nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của du lịch Việt Nam trong năm nay.

Nhìn nhận về mục tiêu đón khách quốc tế năm 2024, PGS.TS Phạm Trương Hoàng - Trưởng khoa Du lịch và Khách sạn (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) - nhắc đến một thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam là Trung Quốc.

“Rõ ràng lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của thị trường Trung Quốc. Tuy vậy, thị trường này lại phụ thuộc nhiều vào chính sách, vốn khó dự đoán. Bởi vậy tôi chia làm 2 kịch bản” - ông Phạm Trương Hoàng trả lời Lao Động.

Theo đó, kịch bản thứ nhất, thị trường Trung Quốc phục hồi chậm. Tính theo tốc độ như năm 2023, sang năm 2024 Việt Nam có thể đón tổng cộng khoảng 3 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc, ít hơn so với năm 2019 gần 3 triệu lượt. Tổng các thị trường khác phục hồi bằng mức năm 2019, ngành du lịch sẽ có 15 triệu lượt khách quốc tế.

Trong kịch bản thứ hai, thị trường Trung Quốc phục hồi nhanh hơn - dù vậy, ông Phạm Trương Hoàng cho rằng, thị trường này khó có thể đạt mức năm 2019. Nếu tổng của các thị trường khác phục hồi bằng mức của năm 2019, Việt Nam sẽ đón khoảng 17 triệu lượt khách quốc tế.

Nếu tính chung cả hai kịch bản như dự báo trên, Việt Nam sẽ có khoảng 15-17 triệu lượt khách quốc tế.

“Nếu các điều kiện thị trường còn thuận lợi hơn nữa, thậm chí ta có thể đạt xấp xỉ mức 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế của năm 2019. Khách du lịch nội địa có thể đạt mức tăng trưởng 6-7%” - chuyên gia này phân tích.

Linh hoạt ứng phó với thách thức

Theo đánh giá của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, ngành du lịch toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến khó lường.

Dự đoán trước một năm đầy thách thức, doanh nghiệp du lịch cũng chuẩn bị tinh thần để ứng phó với những nguy cơ, rủi ro hiện hữu.

Ông Phạm Minh Quang - Tổng Giám đốc Dolphin Tour - cho rằng, khó để nhận định rõ ràng tình hình trong tương lai gần sẽ tốt hay xấu hơn.

“Năm 2024, bức tranh kinh tế còn không rõ ràng. Bản thân doanh nghiệp sẵn sàng điều chỉnh bất kỳ lúc nào nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm” - ông Quang bày tỏ.

“Linh hoạt” cũng là từ khóa có trong kế hoạch của không ít đơn vị lữ hành cho năm mới. Chuẩn bị sản phẩm cho năm 2024, doanh nghiệp không thể tiếp tục nương theo những sản phẩm cũ, sẵn có theo truyền thống mà phải thay đổi theo nhu cầu, xu hướng và tâm lý của du khách.

Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Tổng Giám đốc Flamingo Holding Group - cho biết: “Thay vì dùng tour trọn gói cứng nhắc, doanh nghiệp phải linh hoạt hơn, đưa ra những sản phẩm dễ sử dụng, khác biệt. Giờ giá rẻ không còn là yếu tố hấp dẫn, doanh nghiệp cần xác định 7 nhóm chủ đề có thể thu hút khách gồm phục vụ nhu cầu check-in, ẩm thực, giải trí, sức khỏe, lễ hội, mua sắm, mới lạ”.

Bên cạnh đó, ông Hoan cho rằng, doanh nghiệp cần đa dạng thị trường. Nếu như trước đây các đơn vị lữ hành hướng đến thị trường lớn, thì nay có tình trạng lượng khách từ các thị trường lớn phân tán. Do đó, doanh nghiệp phải xác định thị trường ngách, chia nhỏ các phân khúc, mở rộng thị trường mới - đặc biệt là những thị trường vốn không ai nghĩ có tiềm năng.

“Giờ mọi thứ phải thay đổi, doanh nghiệp cần rà soát, khai phá thị trường mới” - ông nhấn mạnh.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 3.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành du lịch phấn đấu năm 2024 đón và phục vụ 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch ước đạt 850.000 tỉ đồng.

Đồng thời, trong năm 2024, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Du lịch 2017; sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát triển du lịch theo hướng “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.

Phạm Huyền
TIN LIÊN QUAN

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng trưởng trên 75%, xếp thứ 6 toàn cầu

Ka Mai |

Thông tin Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 5.1 cho thấy: Năm 2023 là một năm phục hồi mạnh mẽ của du lịch nước ta. Theo công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google, lượng tìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam năm 2023 đạt mức tăng trưởng trên 75%, xếp thứ 6 toàn cầu; trên Thái Lan (10), Indonesia (11), Malaysia (12), Philippines (14).

Nhìn lại 10 điểm sáng của du lịch Việt Nam năm 2023

Ý Yên |

Ngành du lịch vượt mục tiêu đón khách năm 2023, giành nhiều giải thưởng của World Travel Awards, lần đầu Việt Nam có nhà hàng sao Michelin... là một số sự kiện đáng chú ý trong năm qua.

Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Ý Yên |

Chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang mất cân bằng cả về chất lẫn lượng, việc đào tạo chỉ tập trung một số ngành nghề... dẫn đến phát triển thiếu bền vững.

Khách Ấn Độ tìm kiếm về du lịch Việt Nam nhiều nhất năm 2023

Ý Yên |

Việt Nam là điểm đến được khách Ấn Độ quan tâm nhiều nhất vào năm 2023, theo báo cáo xu hướng tìm kiếm nổi bật 2023 của Google.

Cầu nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản ngày càng bền chặt

Ý Yên |

Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh cho đến văn hóa, giáo dục, lao động. Trong đó, du lịch là một lĩnh vực quan trọng.

"Chặt chém" du khách làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương có biểu hiện thiếu quyết liệt, chưa kịp thời xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải, tình trạng "chặt, chém" du khách… làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Nhận diện thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam, tìm lời giải để phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Giá vàng hôm nay 9.1: Tiếp tục lao dốc, có nên mua gom

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Giá vàng hôm nay 9.1 tiếp tục sụt giảm ở cả thị trường trong nước nước và thế giới. Vàng SJC vẫn giữ mức chênh mua vào - bán ra ở ngưỡng cao, 3 triệu đồng/lượng.

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng trưởng trên 75%, xếp thứ 6 toàn cầu

Ka Mai |

Thông tin Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 5.1 cho thấy: Năm 2023 là một năm phục hồi mạnh mẽ của du lịch nước ta. Theo công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google, lượng tìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam năm 2023 đạt mức tăng trưởng trên 75%, xếp thứ 6 toàn cầu; trên Thái Lan (10), Indonesia (11), Malaysia (12), Philippines (14).

Nhìn lại 10 điểm sáng của du lịch Việt Nam năm 2023

Ý Yên |

Ngành du lịch vượt mục tiêu đón khách năm 2023, giành nhiều giải thưởng của World Travel Awards, lần đầu Việt Nam có nhà hàng sao Michelin... là một số sự kiện đáng chú ý trong năm qua.

Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Ý Yên |

Chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang mất cân bằng cả về chất lẫn lượng, việc đào tạo chỉ tập trung một số ngành nghề... dẫn đến phát triển thiếu bền vững.

Khách Ấn Độ tìm kiếm về du lịch Việt Nam nhiều nhất năm 2023

Ý Yên |

Việt Nam là điểm đến được khách Ấn Độ quan tâm nhiều nhất vào năm 2023, theo báo cáo xu hướng tìm kiếm nổi bật 2023 của Google.

Cầu nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản ngày càng bền chặt

Ý Yên |

Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh cho đến văn hóa, giáo dục, lao động. Trong đó, du lịch là một lĩnh vực quan trọng.

"Chặt chém" du khách làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương có biểu hiện thiếu quyết liệt, chưa kịp thời xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải, tình trạng "chặt, chém" du khách… làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Nhận diện thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam, tìm lời giải để phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.