“Khoảng 50% con người tôi trong văn tôi”

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà văn trẻ Dương Thành Phát (bút danh: Phát Dương) sinh năm1995, hiện sống tại TP.Hồ Chí Minh có các tập truyện ngắn đã xuất bản: “Tự nhiên say” (Nxb Trẻ - 2018), “Bộ móng tay màu đỏ” (Nxb Tổng hợp - 2020), “Mở mắt mà mơ” (Nxb Văn hóa Văn nghệ 2020), có nhiều truyện ngắn và thơ đăng báo. Anh đã đoạt giải Nhất cuộc thi “Tác phẩm đầu tay” do Du Tử Lê Foundation tổ chức (2017), giải Nhì cuộc thi bút ký - truyện ngắn Tạp chí Cửa Việt (2018 - 2019), giải Tư cuộc thi “Một nửa làm đầy thế giới (2019), giải Ba thơ “Tổ quốc và mẹ” của Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên (2021), giải Ba cuộc thi viết “Hà Nội thành phố tôi yêu” của báo Thanh Niên (2021), giải Ba cuộc thi Truyện ngắn “làng Việt thời hội nhập” (2021) và nhiều giải khác.

Với bạn, văn chương có phải là món quà từ trên trời rơi xuống? Hay nó là kết quả của sự tìm kiếm bản thân qua nhiều con đường?

- Với tôi, văn chương là một món quà, nhưng không phải từ trên trời rơi xuống. Bởi lẽ món quà đó là câu trả lời cho một hành trình tự vấn: Tôi là ai, tôi nên làm gì, tôi cần làm gì, tôi có ý nghĩa gì… Trong vòng xoáy hoài nghi và mơ hồ những ngày trôi như người lần mò trong bóng tối, văn chương là ánh sáng cuối con đường, một ngọn hải đăng cho tôi hướng tới. Tôi cũng chưa biết mình có thể có món quà đó trong bao lâu - tôi sẽ làm được gì, nhưng với văn chương, tôi được đồng cảm, chia sẻ với cảm xúc của rất nhiều người khác. Tôi thoát khỏi vực thẳm cô đơn xám ngắt để xây dựng cho mình một thế giới mới (với quyền năng của văn chương) để tìm những giá trị cho mình.

Khi ra mắt cuốn sách đầu tiên, cảm xúc của bạn như thế nào? Và khi nhận giải thưởng đầu tiên, ý nghĩ gì đến với bạn đầu tiên?

- Cuốn sách đầu tiên của tôi là khi tôi tham gia cuộc thi “Văn học tuổi 20” hồi 2018. Lúc đó, khi biên tập gọi báo sẽ in sách và có nói “Chắc em không ngạc nhiên lắm hả”, tôi như trơ ra vì… quá ngạc nhiên và sau đó tôi bật khóc. Tôi nhớ người đầu tiên tôi thông báo là một mối quan hệ đã trở thành người dưng và tôi đang chịu những dư chấn từ sự chia cắt đó. Cảm xúc giống như một người rớt vào hố sâu trên cuộc đua của mình, nhận được thang dây cứu hộ để trở lại cuộc đua. Tôi luôn nghĩ mình phải biết ơn những thứ đầu tiên đó. Cả giải thưởng đầu tiên. Giải nhất văn xuôi cuộc thi “Tác phẩm đầu tay”, năm thứ tư - 2017, do tổ chức bất vụ lợi Du Tử Lê Foundation tổ chức. Điều đó cổ vũ tôi rất nhiều, khi bác Du Tử Lê có gửi thư nhận xét và động viên những truyện ngắn tôi gửi tham gia, cho tôi biết và tin rằng mình có khả năng. Tôi nghĩ rằng, khi bất kỳ ai bắt đầu bất kỳ điều gì, những nguồn động viên đầu tiên rất quan trọng. Tôi may mắn có những điều ấy, để mỗi lần thấy chân mỏi hay sờn ý chí, tôi nhớ lại để “sạc pin” cho mình. Dù sao thì, tôi đang đi đúng đường mà phải không?

Giờ đây khi “gia tài” văn chương đã có một loạt tác phẩm và giải thưởng, liệu điều gì sẽ tạo ra một cảm xúc choáng ngợp xâm chiếm toàn bộ con người bạn? Và cảm xúc đó đã đến chưa hay bạn vẫn đang đi tìm?

- Đó là sự hoài nghi. Thật kỳ lạ đúng không, khi người càng có nhiều và biết nhiều, người ta càng hoài nghi mọi thứ. Đôi khi tôi không biết tôi có xứng đáng hay không, những người khác có xứng đáng hay không và thế nào là một tác phẩm hay. Có thể gọi những cảm xúc này là phức hợp của tâm lý Kẻ mạo danh và Hiệu ứng Dunning-Kruger, theo tâm lý học, nhưng tôi có một câu chuyện khác của riêng tôi để lý giải nó. Tôi ban đầu là một con cá nhỏ sống trong cái vũng tù. Mỗi ngày tôi lớn lên, cái vũng chật, tôi bơi ra ao. Tôi sợ sự rộng lớn của ao, nhưng tôi vẫn tiếp tục lớn lên và tôi ra sông. Ở đó, thế giới quan và giá trị quan càng bấp bênh, mọi thứ càng mênh mông mà tôi thì nhỏ bé. Nhưng bên cạnh hoài nghi và nỗi sợ, tôi còn có cả thích thú. Những thứ không biết trước luôn hấp dẫn mà. Đó là cả hành trình của tôi, thích thú, lo sợ, đạt được, hoài nghi, lại thích thú… và tiếp tục.

Văn là người. Xem văn bạn, có thể nhận diện tính cách bạn bao nhiêu phần trăm? Và có nhân vật nào trong truyện là hình mẫu hoàn hảo để bạn vươn tới?

- Tôi áng chừng khoảng 50% con người tôi trong văn tôi. Tôi không rõ mọi người viết ra sao, nhưng cách viết của tôi là một dạng phân thân, mỗi nhân vật đều có một phần tôi bên trong. Điều đó cũng là cách tôi chia sẻ và đón nhận thế giới, tìm kiếm những đồng cảm bên ngoài và khiến bản thân “phát sáng”. Không có hình mẫu nhân vật nào trong truyện mà tôi muốn vươn tới cả, bởi tất cả đều không hoàn hảo (tôi thích sự không hoàn hảo), mỗi số phận đều có bi kịch riêng - ai lại muốn mình gặp bi kịch chứ? Hơn nữa, tôi chỉ đang trên hành trình định dạng, tôi chưa có và đang tìm tư tưởng của riêng mình, thước đo của riêng mình, tôi nghĩ không cần phải áp đặt bản thân vào một khuôn mẫu nào cả khi tôi còn có thể “tạo ra” chúng.

Viết truyện ngắn, làm thơ và còn cả vẽ tranh, bạn có thấy mình “tham” không? Và “lòng tham” đó có giới hạn không?

- Thật sự là tôi “tham”. Nhưng đồng thời tôi lại lười. Hai thứ đó vừa khiến tôi cố gắng, vừa ghìm tôi lại, nói một cách du di thì chúng cân bằng tôi. Bởi vì lẽ đó cho nên tôi “tham” vừa vừa thôi, thuận theo ý thích và cảm hứng của bản thân là chính. Cũng có người khuyên tôi nên chọn một và theo đuổi nó đến cùng, nhưng khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy mình thích tất cả và chúng đã là một phần của tôi. Tại sao tôi phải chọn giữa mưa và nắng khi tôi có cơn mưa nắng vào một buổi chiều đương đẹp và tôi đủ thảnh thơi để tận hưởng? Tôi vẫn sẽ làm thứ tôi muốn, tôi thích, cho đến khi chúng không còn phù hợp hay tôi không còn đủ sức nữa. Dù rằng, có thể vì “lòng tham”, tôi chẳng thể hơn ai hay có giá trị nào to tát, nhưng giữa cuộc sống bộn bề này có niềm vui đã là một thành tựu rồi.

Bạn viết “sung” nhất vào thời gian nào trong ngày và có một chút nghi lễ nào trước khi viết một tác phẩm quan trọng, chẳng hạn như có người thích đốt trầm khi khởi đầu một cuốn sách mới?

- Trước đây tôi hay viết vào buổi tối, nhưng giờ sự tùy hứng khiến tôi chiều theo nó và viết khi tôi cảm thấy “đủ” - tôi không phải là một người nền nếp cho lắm. Tôi không theo một tín ngưỡng nào cả, nhưng có tin vào tâm linh, tôi chẳng có nghi lễ nào thần bí để bắt đầu đâu. Thường thì, tôi đọc một vài trang sách, nghe một chút nhạc để lấy cảm hứng. Nghi lễ thật sự diễn ra trong đầu tôi, như một đàn tế, bắt đầu từ khi tôi được nhận ý tưởng (chỉ thị), phát triển nó (hành lễ), đọc và nghe nhạc để tìm cảm hứng (nhận năng lượng), cầu xin sự may mắn suôn sẻ (khấn vái) và bắt đầu viết thôi. Sau đó tôi để vũ trụ giải quyết phần còn lại.

Bạn là người có khả năng viết rất đa dạng, nhưng đâu là chủ đề sở trường và vĩnh cửu của bạn?

- Tâm lý. Chắc chắn là tâm lý. Dù cho thể loại hay đề tài nào, điểm đặc biệt xuyên suốt và thứ tôi làm tốt nhất vẫn luôn là tâm lý nhân vật. Dù cho tôi có viết trinh thám đi chăng nữa (mơ mộng chút chứ tôi chưa đủ khả năng) thì cũng phải là tâm lý tội phạm. Vì sao ư? Trước khi nhận ra, trong vô thức, tôi luôn muốn phơi bày mình ra và lặn sâu vào người khác, trong hành trình tìm sự thấu hiểu và được lắng nghe. Sau đó, tôi nhận được phản hồi từ mọi người, cả các nhà văn tên tuổi, rằng đó là khả năng của tôi. Càng viết, tôi càng cảm thấy mình không thể chối bỏ điều đó, mình nên phát triển và bảo vệ nó. Hiện tại thì tâm lý của tôi mang màu sắc cá nhân và thiên về kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ tôi cần phải trau dồi nhiều hơn nữa. À, nói một cách rõ ràng thì chủ đề vĩnh cửu của tôi là bi kịch bên trong mỗi con người, từ đó có liên quan đến những bi kịch lớn hơn, của cả thế giới chẳng hạn.

Bạn đã sống hết mình và yêu hết mình, viết hết mình chưa?

- Có vẻ là có, mà cũng có thể là chưa. Khi chia tay, tôi thấy thế giới của mình sụp đổ. Nhiều lần, tôi khóc khi viết. Tôi lựa chọn những điều mà đôi khi chính tôi cũng không hiểu, chỉ cảm giác có lẽ nó đúng. Tôi sống cảm xúc, hơi bốc đồng, nhiều người đánh giá tôi có vẻ ngây ngô và khờ khạo. Sau những đổ vỡ và thất bại, tôi khó khăn trong việc đứng dậy và trở lại. Trước kia tôi quá thật thà (tôi cảm thấy vậy), sau này tôi nhận ra mình chỉ nên thật thà có chọn lọc hơn. Nhưng dẫu sao thì, tôi vẫn cứ sống, cứ yêu và cứ viết thôi. Hết mình được thì hết mình, cũng không nên suy nghĩ quá nhiều về điều này. Tôi là dạng mà khi suy nghĩ nhiều, tôi sẽ tiếp tục nghĩ và không thể ngừng được. Sau đó tôi sẽ stress, phiền lắm.

- Cảm ơn Phát vì những câu trả lời rất thú vị.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.