Khi nhạc phim gia tăng xúc cảm khán giả...

NGỌC DỦ |

Nhiều ca khúc nhạc phim hay, không chỉ góp phần đẩy cao cảm xúc của khán giả mà còn có thể “sống độc lập”, bù đắp phần nào sự thiếu hụt ca khúc hay trong đời sống âm nhạc hiện nay.

Ca khúc nhạc phim lên ngôi

“Bố già” ra mắt, thành công rực rỡ, không chỉ tạo được sức hút với câu chuyện gia đình gần gũi mà còn ghi điểm nhờ nhạc phim, với ca khúc “Sao cha không”. “Bố già” dù có kịch bản tốt, là một trong số ít các bộ phim điện ảnh hiện ra rạp “đúng thời điểm, trúng khán giả”, nhưng, cũng phải công bằng nhận xét, trong một số phân đoạn, cảm xúc của người xem vẫn còn... lơ lửng; và may mắn thay, ca khúc “Sao cha không” qua giọng ca của Phan Mạnh Quỳnh vang lên. Có thể nói, nhạc phim chính là một điểm sáng trong tác phẩm điện ảnh đầu tay của Trấn Thành.

“Sao cha không” có nội dung bám sát phim, ca từ giống như “tâm thư chưa từng được tiết lộ” của con trai gửi đến người cha của mình. Và chính sự mộc mạc, chân thành rất đặc trưng trong sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh đã giúp câu chuyện của “Bố già” bản điện ảnh tìm được sự đồng cảm và khiến bất kỳ ai cũng có thể thấy mình trong đó.

“Sao cha không” vẫn mang những đặc trưng âm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh ở chất tự sự, ở nét riêng mang màu sắc trữ tình nội tâm, ở tuyến đi của giai điệu đơn giản, không rườm rà.

Ngoài ra, cuối phim còn có một ca khúc ấn tượng khác là “Cha già rồi đúng không” vang lên cùng hình ảnh ông Sang cô đơn, khiến nhiều người xem bồi hồi. Bài hát vốn là bản hit của Phạm Hồng Phước, được Trấn Thành sửa lời để phù hợp nội dung phim. Giọng hát Ali Hoàng Dương giàu cảm xúc; bởi khi thu âm, anh nhớ người cha đã mất.

Được cho là sở hữu giọng hát ma mị, lôi cuốn, ca sĩ Bùi Lan Hương khiến khán giả bất ngờ ngay khi những ca từ đầu tiên của bản nhạc “Kiều mệnh khúc” trong “Kiều”. “Kiều mệnh khúc” khiến người hâm mộ dòng phim cổ trang hào hứng khi nữ ca sĩ tạo nên một thứ cảm xúc chân thật cho người xem khi theo dõi câu chuyện của cuộc đời Kiều chỉ vỏn vẹn trong vài phút ca khúc nhạc phim. Tác phẩm là thành quả nghiên cứu kết hợp giữa văn học và âm nhạc của nhạc sĩ Huy Tuấn cùng nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn Mai Lâm.

Ca khúc sử dụng nhiều chất liệu thơ với câu từ được lấy cảm hứng theo nhiều tứ thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong bộ Truyện Kiều. Trước “Kiều”, Bùi Lan Hương từng thể hiện các ca khúc nhạc phim trong “Người bất tử” và “Gái già lắm chiêu 5”.

Điện ảnh Việt, đang bắt đầu có hướng đi mới với các khúc nhạc phim bắt đầu có sức sống, được công chúng ghi nhớ/nhận, thậm chí, có thể tồn tại mà không cần phải “bám” vào phim.

Khi nhạc phim “solo” và có thể “sống khỏe”

Nếu như trước đây, với phim ảnh Việt, còn nhiều người xem nhạc phim chỉ là “vai phụ”, thì gần đây, ca khúc chủ đề trong phim đã trở nên quan trọng, là chất phụ gia giúp gia tăng cảm xúc của khán giả và thậm chí có thể sống độc lập. Đó là lý do, thời gian gần đây, các nhà sản xuất chú trọng hơn với âm nhạc, ca khúc của phim.

Sau thành công trên phim, MV nhạc phim “Sao cha không” được đăng tải vào tối 12.3 và hiện tại đã thu về hơn 15 triệu lượt xem trên YouTube, sau lập kỷ lục mới là MV nhạc phim đạt 1 triệu lượt xem nhanh nhất mọi thời đại, chỉ sau 4 giờ phát hành.

Thành công nhất có thể phải kể đến “Có chàng trai viết lên cây” trong “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ, góp phần tạo nên thành công không nhỏ trong việc quảng bá bộ phim. Đặc biệt, ca khúc này còn được lan truyền rộng rãi, trở thành ca khúc được cover hàng đầu vào thời điểm đó.

“Có chàng trai viết lên cây” còn được phát hành MV riêng và thu hút gần 70 triệu lượt xem ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là một trong những ca khúc nhạc phim được xem là thành công nhất.

Có thể thấy, việc hiện nay các nhà sản xuất đầu tư cho nhạc phim là một điều đáng động viên, giúp các tác phẩm được truyền tải trọn vẹn cảm xúc đến công chúng. Trong thời gian tới, người hâm mộ điện ảnh Việt còn được dịp thưởng thức “Em và Trịnh”. Đây là dự án được xem là “bom tấn” khi có sự đầu tư khủng về kinh phí và âm nhạc. Lý do đơn giản vì Trịnh Công Sơn để lại cho đời nhiều tác phẩm âm nhạc.

Nhà sản xuất phim Phan Gia Nhật Linh tiết lộ, đã chọn lọc hơn 50 ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để hòa âm, phối khí lại nhằm sử dụng trong phim. Chính điều này cũng cho thấy, âm nhạc không chỉ là yếu tố có thể góp phần tạo nên thành công của một tác phẩm mà đôi khi còn là yếu tố quyết định thành bại của phim.

Và việc nhạc phim có thể sống độc lập, không chỉ cho thấy “chất phụ gia” này đang ngày được chú trọng với điện ảnh, phim truyền hình mà còn có thể góp phần đù đắp cho sự thiếu hụt các ca khúc chạm đến cảm xúc người nghe trên thị trường nhạc Việt hiện tại.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Bùi Lan Hương - giọng nữ ma mị tạo “hit” nhạc phim cho điện ảnh Việt

THU HƯƠNG |

Nếu như Phan Mạnh Quỳnh được gọi là “ông vua nhạc phim” thì danh hiệu “nữ hoàng” xứng đáng được trao cho nữ ca sĩ có giọng hát ma mị: Bùi Lan Hương.

Cá Hồi Hoang thể hiện ấn tượng ca khúc nhạc phim “Song Song”

THU HƯƠNG |

Nếu “Song Song” có những yếu tố bí ẩn, giật gân thì nhạc phim “Vẫn như lúc đầu” do Cá Hồi Hoang thể hiện lại là một bản tình ca ngọt ngào, da diết.

Ca sĩ hát nhạc phim kiêm diễn viên đóng Tây du ký sau 35 năm giờ ra sao?

DI PY |

Tưởng Đại Vi là ca sĩ hát nhạc phim "Tây du ký" phiên bản 1986. Ông còn là người đóng một vài phân cảnh của nhân vật Ngưu Ma Vương. Ở tuổi 74, ông sống an yên bên gia đình.

Nhạc phim “Bố già” của Trấn Thành cũng lập kỷ lục luôn

Thuý Quỳnh |

MV “Sao cha không”, ca khúc chủ đề phim “Bố già” đã thu về loạt thành tích ấn tượng chỉ sau vài ngày ra mắt.

Bùi Lan Hương hoá "Đoá bạch trà" trong nhạc phim Gái già lắm chiêu

Hà Thanh |

Bùi Lan Hương vừa sáng tác vừa thể hiện "Đóa bạch trà" nhạc phim của Gái già lắm chiêu V.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Bùi Lan Hương - giọng nữ ma mị tạo “hit” nhạc phim cho điện ảnh Việt

THU HƯƠNG |

Nếu như Phan Mạnh Quỳnh được gọi là “ông vua nhạc phim” thì danh hiệu “nữ hoàng” xứng đáng được trao cho nữ ca sĩ có giọng hát ma mị: Bùi Lan Hương.

Cá Hồi Hoang thể hiện ấn tượng ca khúc nhạc phim “Song Song”

THU HƯƠNG |

Nếu “Song Song” có những yếu tố bí ẩn, giật gân thì nhạc phim “Vẫn như lúc đầu” do Cá Hồi Hoang thể hiện lại là một bản tình ca ngọt ngào, da diết.

Ca sĩ hát nhạc phim kiêm diễn viên đóng Tây du ký sau 35 năm giờ ra sao?

DI PY |

Tưởng Đại Vi là ca sĩ hát nhạc phim "Tây du ký" phiên bản 1986. Ông còn là người đóng một vài phân cảnh của nhân vật Ngưu Ma Vương. Ở tuổi 74, ông sống an yên bên gia đình.

Nhạc phim “Bố già” của Trấn Thành cũng lập kỷ lục luôn

Thuý Quỳnh |

MV “Sao cha không”, ca khúc chủ đề phim “Bố già” đã thu về loạt thành tích ấn tượng chỉ sau vài ngày ra mắt.

Bùi Lan Hương hoá "Đoá bạch trà" trong nhạc phim Gái già lắm chiêu

Hà Thanh |

Bùi Lan Hương vừa sáng tác vừa thể hiện "Đóa bạch trà" nhạc phim của Gái già lắm chiêu V.