Khi họa sĩ bán tranh giỏi được tôn vinh

Việt Văn |

Có thể coi đó là một sự kiện trong giới mỹ thuật Việt, khi lần đầu tiên những họa sĩ bán tranh giỏi trên thị trường tụ hội trong “Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật”.

Triển lãm do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức từ 6.8 đến 15.8.2020 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội), xuất phát từ ý tưởng độc đáo của họa sĩ - giám tuyển Vi Kiến Thành.

Dung hòa “2 trong 1”

Đã từng và ngay cả bây giờ vẫn có nhiều ý kiến cho rằng: Họa sĩ giỏi và họa sĩ bán được nhiều tranh không liên quan gì đến nhau. Và họ dẫn ra các danh họa nổi tiếng thế giới sinh thời sống chật vật, nghèo túng vì không bán được tranh như Van Gogh, Modigliani…

Với các họa sĩ bán được nhiều tranh cũng cần đặt ra câu hỏi: Tranh họ bán cho ai? Và người mua để làm gì? Bởi việc bán cho một khách hàng bình thường có gu thẩm mỹ khác hoàn toàn với việc bán cho một nhà sưu tập và lại khác so với việc bảo tàng mua… Và mua để sưu tập thì khác với mua để treo trong nhà như một dạng décor (trang trí). Chưa kể còn giá tranh như thế nào phụ thuộc vào tên tuổi họa sĩ, xuất xứ, chất liệu tranh, công phu sáng tạo… rồi giá bán tranh niêm yết công khai nhiều khi vượt gấp mấy lần giá bán thực tế theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, mặc cho những ý kiến đó, những họa sĩ bán được nhiều tranh rõ ràng vẫn tạo ra sức ảnh hưởng nhất định trong nền mỹ thuật Việt. Và việc tôn vinh họ là cần thiết, chưa kể nhiều người trong số đó là họa sĩ giỏi. Triển lãm lần này có sự dung hòa giữa 2 yếu tố đó khi đề ra 2 tiêu chí để lựa chọn tác giả: Thứ nhất, tác giả có tác phẩm chất lượng nghệ thuật tốt, có dấu ấn cá nhân. Thứ hai, tác giả bán được nhiều tác phẩm và có vị trí trên thị trường mỹ thuật.

Giám tuyển (curator) của triển lãm là họa sĩ Vi Kiến Thành. Đây là ý tưởng độc đáo của ông  Thành khi còn là Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (hiện nay ông Thành là Cục trưởng Cục Điện ảnh) bởi trước đây chưa hề có cuộc tôn vinh họa sĩ bán nhiều tranh.

19 họa sĩ đã được lựa chọn, có 12 họa sĩ ở Hà Nội, gồm Đặng Xuân Hòa, Bùi Hữu Hùng, Lê Thanh Sơn, Đinh Quân, Thành Chương, Trần Lưu Hậu, Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Phạm Luận, Phạm An Hải, Vũ Đình Tuấn, Hồng Việt Dũng và 7 họa sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Hứa Thanh Bình, Lê Kinh Tài.

Còn gây tranh cãi

Đã và sẽ có nhiều tranh cãi về 19 họa sĩ được lựa chọn lần này khi có một số cái tên, đặc biệt là một số họa sĩ trẻ đang “hot” trên thị trường không được đưa vào, hay trong số được chọn có người chỉ nổi lên ở một giai đoạn giờ đây đã im hơi lặng tiếng. Và không phải không có ý kiến khác nhau về một số cái tên ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, đó là quyền và quan điểm của giám tuyển (curator) triển lãm.

Trước đây, việc lựa chọn những triển lãm có chủ đề thường do một Hội đồng nghệ thuật được lập ra và các thành viên đều chịu trách nhiệm vì thế tính riêng biệt, tính độc đáo nhiều khi không rõ khi mà thiểu số phục tùng đa số”. Còn  giám tuyển chọn thì cá nhân sẽ chịu trách nhiệm với sự khen chê của dư luận vì chọn theo quan điểm và  gu thẩm mỹ riêng của cá nhân.

Triển lãm lần này tính dấu mốc về mỹ thuật Việt Nam kể từ năm 1986 khi đất nước đổi mới và mở cửa đã mở ra một trang mới trong lịch sử ngành nghệ thuật này. Sự hình thành, phát triển một thế hệ họa sĩ tài năng và có thị trường tiêu thụ tác phẩm mỹ thuật ở trong nước và quốc tế. Theo đó, tác phẩm mỹ thuật (hội họa, đồ họa, điêu khắc…) cũng là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, hoạt động giao dịch, mua bán tác phẩm mỹ thuật trong kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết để phát triển mỹ thuật một cách bền vững. Các họa sĩ, nhà điêu khắc luôn mơ ước sẽ đến lúc sống được bằng nghề, mà họa sĩ muốn sống được bằng nghề thì phải bán được tác phẩm để nuôi sống nghệ sĩ và tái đầu tư tác phẩm.

“Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật” thực sự gây chú ý trong đời sống mỹ thuật Việt, góp phần ghi nhận những thành tựu, nỗ lực của họa sĩ cho sự phát triển của thị trường mỹ thuật Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa. Công chúng sẽ có dịp được chiêm ngưỡng nhiều phong cách sáng tác khác nhau, với nhiều tên tuổi đã được thị trường kiểm nghiệm và đóng dấu chất lượng.

Họa sĩ Thành Chương, một trong những tác giả có tranh triển lãm, cho rằng: Thị trường nghệ thuật trên thế giới đã có từ lâu, ở Việt Nam thì giờ mới đang cố gắng để có. Thị trường là cơ sở hạ tầng của một nền nghệ thuật. Nó nuôi dưỡng và thúc đẩy nghệ thuật phát triển, đem nghệ thuật và niềm vui đến mọi người. Thế giới luôn đánh giá họa sĩ theo giá tranh trên thị trường nghệ thuật.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Cách học tiếng Việt "lạ đời" của họa sĩ người Úc đạp xe đến Việt Nam

Thanh Chân - Phương Anh |

Với niềm yêu mến đất nước Việt Nam, Kevin Francis - họa sĩ người Úc - đã một mình đạp xe đến Hà Nội và tự tạo ra cho mình quyển từ điển bằng tranh vô cùng độc đáo để học tiếng Việt.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.

"Tháng Năm nhớ Bác" của họa sĩ Thái Hòa

Thái An |

Ngày 16.5, triển lãm tranh "Tháng Năm nhớ Bác" của họa sĩ Thái Hòa khai mạc tại Hà Nội.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Cách học tiếng Việt "lạ đời" của họa sĩ người Úc đạp xe đến Việt Nam

Thanh Chân - Phương Anh |

Với niềm yêu mến đất nước Việt Nam, Kevin Francis - họa sĩ người Úc - đã một mình đạp xe đến Hà Nội và tự tạo ra cho mình quyển từ điển bằng tranh vô cùng độc đáo để học tiếng Việt.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.

"Tháng Năm nhớ Bác" của họa sĩ Thái Hòa

Thái An |

Ngày 16.5, triển lãm tranh "Tháng Năm nhớ Bác" của họa sĩ Thái Hòa khai mạc tại Hà Nội.