Khai thác di tích nhà tù gần 120 năm của Pháp tại Hạ Long phục vụ du lịch

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (24.2), UBND TP.Hạ Long tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích nhà giam tù chính trị Hòn Gai của thực dân Pháp nằm ở khu 1, phường Hồng Gai, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch đưa chứng tích đặc biệt này vào khai thác du lịch của UBND TP.Hạ Long.

Ngay khi quản lý vùng đất này, do triều đình nhà Nguyễn nhượng lại bằng một văn tự mua khu mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, được ký vào 26.7.1884, thực dân Pháp nhanh chóng đặt ách cai trị và tổ chức khai thác than nhằm vơ vét bóc lột tài nguyên của nước ta.

Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh được tổ chức ngày tại di tích sáng 24.2.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng
Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh được tổ chức ngày tại di tích sáng 24.2.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng

Di tích nhà giam tù chính trị Hòn Gai hiện nay từng là một trong những nhà tù khét tiếng của thực dân Pháp, được một công ty khai thác than lớn nhất của Pháp lúc đó dựng lên vào khoảng đầu thế kỷ 20 để giam cầm, tra tấn các thế hệ công nhân, nhân dân yêu nước và các chiến sĩ cộng sản trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ vùng Mỏ.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi chứng kiến tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của các thế hệ công nhân, nhân dân yêu nước và các chiến sĩ cộng sản.

Để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân vùng Mỏ, thực dân Pháp đã cho cải tạo cây cầu cảng bốc xếp than (đã không còn sử dụng) ở cảng than Hòn Gai của Công ty mỏ than Bắc kỳ (SFCT) thành nhà giam. Trụ sở cũ của công ty này, được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 hiện là trụ sở điều hành của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam tại Quảng Ninh. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ ra vào Hòn Gai, nhà giam với gông, cùm, xiềng xích, đòn roi… còn là công cụ để thị uy, uy hiếp tinh thần của con người khi họ vừa đặt chân vào đất mỏ. Ảnh: Nguyễn Hùng
Để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân vùng Mỏ, thực dân Pháp đã cho cải tạo cây cầu cảng bốc xếp than (đã không còn sử dụng) ở cảng than Hòn Gai của Công ty mỏ than Bắc kỳ (SFCT) thành nhà giam. Trụ sở cũ của công ty này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19,  hiện là trụ sở điều hành của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam tại Quảng Ninh. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ ra vào Hòn Gai, nhà giam với gông, cùm, xiềng xích, đòn roi… còn là công cụ để thị uy, uy hiếp tinh thần của con người khi họ vừa đặt chân vào đất mỏ. Ảnh: Nguyễn Hùng
Nhà giam tù chính trị của thực dân Pháp ở Hòn Gai trước đây gồm bốn bộ phận, đó là: khu nhà giam giữ tù nhân; đường hầm; nhà tra tấn; khu nhà ở của bọn cai ký, quản ngục. Nay nhà giam chỉ còn lại vết tích, đó là bức tường phía sau tiếp giáp với chân núi và một đoạn đường hầm. Bức tường còn lại của nhà giam được xây dựng bằng đá và gạch chỉ, chiều dài 83,6m; chiều cao 2,4m. Trên nóc tường, cứ cách 1m lại có dấu vết một đầu thanh dầm mái. Phần nền của nhà tù trước đây rộng khoảng 9,9m2 nay trở thành vỉa hè và một phần lòng đường của quốc lộ 18A cũ (đường Lê Thánh Tông). Ảnh: Nguyễn Hùng
Nhà giam tù chính trị của thực dân Pháp ở Hòn Gai trước đây gồm bốn bộ phận, đó là: Khu nhà giam giữ tù nhân; đường hầm; nhà tra tấn; khu nhà ở của bọn cai ký, quản ngục. Nay nhà giam chỉ còn lại vết tích, đó là bức tường phía sau tiếp giáp với chân núi và một đoạn đường hầm. Bức tường còn lại của nhà giam được xây dựng bằng đá và gạch chỉ, chiều dài 83,6m; chiều cao 2,4m. Trên nóc tường, cứ cách 1m lại có dấu vết một đầu thanh dầm mái. Phần nền của nhà tù trước đây rộng khoảng 9,9m2 nay trở thành vỉa hè và một phần lòng đường của quốc lộ 18A cũ (đường Lê Thánh Tông). Ảnh: Nguyễn Hùng
Khu nhà ở của bọn cai ký, quản ngục nằm ngay sườn đồi phía bên trên nhà giam và nhà tra tấn cũng không còn do sau này bị phá bỏ để xây dựng một dãy nhà cấp 4 làm tập thể cho công nhân viên ở, sau đó thanh lý cho các hộ gia đình. Hiện, vẫn còn 9 hộ gia đình đang sinh sống tại đây. Tại ngõ 5, phố Hàng Than, thuộc khu 1, phường Hồng Gai còn một ngôi nhà cấp 4 xây từ thời Pháp, được cho là nhà ở của cai ký hoặc quản ngục. Trong ảnh là bức tường còn lại của nhà tù và các thanh sắt của nhà tù. Ảnh: Nguyễn Hùng
Khu nhà ở của bọn cai ký, quản ngục nằm ngay sườn đồi phía bên trên nhà giam và nhà tra tấn cũng không còn do sau này bị phá bỏ để xây dựng một dãy nhà cấp 4 làm tập thể cho công nhân viên ở, sau đó thanh lý cho các hộ gia đình. Hiện, vẫn còn 9 hộ gia đình đang sinh sống tại đây. Tại ngõ 5, phố Hàng Than, thuộc khu 1, phường Hồng Gai còn một ngôi nhà cấp 4 xây từ thời Pháp, được cho là nhà ở của cai ký hoặc quản ngục. Trong ảnh là bức tường còn lại của nhà tù và các thanh sắt của nhà tù. Ảnh: Nguyễn Hùng
Trên bức tường còn lại của nhà giam có gắn hai tấm bia bằng đá với cùng nội dung. Một bia dựng năm 1963, bia này cao 50cm, rộng 60cm, nội dung của bia như sau: “Nơi đây là nhà tù thực dân Pháp dựng từ ngày đầu chúng xâm lược để giam cầm, khủng bố các chiến sĩ cộng sản, công nhân và nhân dân vùng mỏ đấu tranh chống chế độ thống trị tàn bạo của chúng”. Ảnh: Nguyễn Hùng
Trên bức tường còn lại của nhà giam có gắn hai tấm bia bằng đá với cùng nội dung. Một bia dựng năm 1963, bia này cao 50cm, rộng 60cm, nội dung của bia như sau: “Nơi đây là nhà tù thực dân Pháp dựng từ ngày đầu chúng xâm lược để giam cầm, khủng bố các chiến sĩ cộng sản, công nhân và nhân dân vùng mỏ đấu tranh chống chế độ thống trị tàn bạo của chúng”. Ảnh: Nguyễn Hùng
Lúc đầu nhà tù không có đường hầm, nhưng năm 1944, lo sợ phát xít Nhật sẽ đảo chính nên thực dân Pháp đã cho xây dựng thêm căn hầm dùng để trú ẩn. Đường hầm này ăn sâu vào lòng núi và có ống thông gió ăn lên phía đỉnh núi. Hầm được xây bằng đá và gạch chỉ; rộng khoảng 1 đến 1,5m; cao trung bình 1,8 đến 2m, nền bằng phẳng, nóc cuốn vòm; cửa vào của đường hầm được mở từ bức tường phía trong của nhà giam, nay vẫn còn. Năm 2016, do mưa bão nên một phần ống thông gió của đường hầm ở lưng chừng núi đã bị sụt lún. Trong ảnh là cổng vào đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Lúc đầu nhà tù không có đường hầm, nhưng năm 1944, lo sợ phát xít Nhật sẽ đảo chính nên thực dân Pháp đã cho xây dựng thêm căn hầm dùng để trú ẩn. Đường hầm này ăn sâu vào lòng núi và có ống thông gió ăn lên phía đỉnh núi. Hầm được xây bằng đá và gạch chỉ; rộng khoảng 1 đến 1,5m; cao trung bình 1,8 đến 2m, nền bằng phẳng, nóc cuốn vòm; cửa vào của đường hầm được mở từ bức tường phía trong của nhà giam, nay vẫn còn. Năm 2016, do mưa bão nên một phần ống thông gió của đường hầm ở lưng chừng núi đã bị sụt lún. Trong ảnh là cổng vào đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ngôi nhà này từng là trụ sở làm việc của Công ty mỏ than Bắc kỳ (SFCT), được xây dựng cuối thế kỷ 19, hiện là
Ngôi nhà này từng là trụ sở làm việc của Công ty mỏ than Bắc kỳ (SFCT), được xây dựng cuối thế kỷ 19, hiện là trụ sở điều hành của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tại Quảng Ninh, nằm cách không xa di tích nhà tù Hòn Gai. Ảnh: Nguyễn Hùng
Trong tòa nhà cổ này cũng có một đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Trong tòa nhà cổ này cũng có một đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Khách Tây gợi ý hành trình khám phá một Vịnh Hạ Long rất khác

Minh Anh |

Dưới đây là hành trình ghé thăm những địa điểm ít người biết tới, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc ở Vịnh Hạ Long, giúp du khách khám phá kỳ quan thiên nhiên này "đỉnh" như dân bản địa.

Những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp mê hồn trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Không phải ngẫu nhiên Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure ca ngợi vịnh Hạ Long là thánh địa du lịch châu Á, một trong bốn địa điểm ngắm bình minh, hoàng hôn đẹp nhất châu lục.

Hạ Long quyết tâm mở núi Bài Thơ để phục vụ du khách

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (7.2), dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Văn Diện, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nghe và cho ý kiến về phương án khai thác, tổ chức tuyến tham quan núi Bài Thơ.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Bắt giám đốc và thuộc cấp tham ô hơn 34 tỉ đồng

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Sáng 25.2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 4 đối tượng về tội tham ô tài sản.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Khách Tây gợi ý hành trình khám phá một Vịnh Hạ Long rất khác

Minh Anh |

Dưới đây là hành trình ghé thăm những địa điểm ít người biết tới, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc ở Vịnh Hạ Long, giúp du khách khám phá kỳ quan thiên nhiên này "đỉnh" như dân bản địa.

Những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp mê hồn trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Không phải ngẫu nhiên Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure ca ngợi vịnh Hạ Long là thánh địa du lịch châu Á, một trong bốn địa điểm ngắm bình minh, hoàng hôn đẹp nhất châu lục.

Hạ Long quyết tâm mở núi Bài Thơ để phục vụ du khách

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (7.2), dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Văn Diện, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nghe và cho ý kiến về phương án khai thác, tổ chức tuyến tham quan núi Bài Thơ.