Kết cục bi thảm của vị trọng thần giúp Tần Thủy Hoàng

Chí Long |

Từng góp công lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất giang sơn, trị vì đất nước, Thừa tướng Lý Tư đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi quyết định phản chủ ngay sau khi Hoàng đế qua đời.

Nhắc đến những nhân vật quan trọng thời Tần Thủy Hoàng, chắc chắn không thể bỏ qua Lý Tư - nhà chính trị Trung Quốc cổ đại tài giỏi, từng làm đến chức Thừa tướng.

Nhưng cuối cùng, ông nhận cái kết đắng vì lựa chọn sai lầm của chính mình.

Anh tài xuất thân áo vải

Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Lý Tư là người đất Thượng Sai thuộc nước Sở, sinh ra vào thời Chiến quốc. Ông bắt đầu nuôi ý chí làm chính trị từ khi còn làm viên lại nhỏ ở quận, quản lý văn thư của xã.

Sớm nhận ra triết lý hiền tài phải có đất dụng võ, Lý Tư đến Tam Lăng (Sơn Đông, Trung Quốc) để theo học Nho học của Tuân Tử. Sau khi thành tài, ông nhận ra vua Sở không có năng lực, bèn tìm cách sang Tần, làm môn hạ của Lã Bất Vi. Lúc bấy giờ, Lã Bất Vi đang được phong tước Văn Tín Hầu, là Thừa tướng nước Tần.

Lý Tư từng là cánh tay đắc lực của Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Netflix
Lý Tư là người tài giỏi, xuất thân từ thường dân trở thành quan lớn trong triều. Ảnh: Netflix

Lã Bất Vi trọng dụng nhân tài, giữa 3.000 môn khách chọn ra quan "Lang", trong đó có Lý Tư. Nhờ vậy, ông có cơ hội tiếp cận với Tần vương Chính (Doanh Chính - Tần Thủy Hoàng sau này). Ông từng bước leo lên chức trưởng sử, rồi làm khách khanh của Tần vương.

Lý Tư có tài năng về nhiều mặt, trong đó chính trị và văn học nghệ thuật là nổi trội nhất. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng khen ngợi: "Văn chương đời Tần chỉ có mỗi mình Lý Tư". Nhưng đam mê thực sự của ông nằm ở chính trị.

Trong sự nghiệp làm quan ở nước Tần, Lý Tư từng 2 lần suýt bị "trục khách" (đuổi môn khách đang làm quan về nước) vì chính biến, nhưng nhờ tài ăn nói, thuyết phục mà được ở lại. Đặc biệt ở lần thứ 2, Lã Bất Vi đã bị bãi chức và giam lỏng, Tần vương Chính nắm quyền trị vì đất nước, Lý Tư viết "Gián trục khách thư" gửi Tần vương can ngăn chuyện "trục khách".

Sau khi đọc thư của Lý Tư, Tần vương tỉnh ngộ, lập tức bỏ lệnh "trục khách", cử người đuổi theo, mời ông quay lại. Từ đó, Lý Tư ngày càng được trọng dụng, nắm được quyền thế trong tay.

Tuy nhiên, ông lại có sự thay đổi về nhân cách, luôn chạy theo tư lợi. Bất cứ ai có tài năng, học vấn uy hiếp đến Lý Tư đều bị ông tìm cách triệt hạ. Hàn Phi - một trong những tâm phúc của Tần vương, bạn học của Lý Tư, cũng bị ông hãm hại vì lẽ đó.

Thừa tướng nhà Tần và quyết định sai lầm

Lý Tư làm quan hơn 20 năm thì Tần vương thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, phong ông làm Thừa tướng. Lý Tư góp công lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng dẹp loạn các nước chư hầu, cải cách bộ máy chính quyền, thống nhất văn tự, đo lường, tư tưởng.

Những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng vẫn hết sức trọng dụng Lý Tư, coi ông là cánh tay đắc lực. Tuy nhiên, khi Hoàng đế băng hà, Lý Tư đã lựa chọn phản bội di ngôn của Tần Thủy Hoàng, dẫn đến kết cục bi thảm cho bản thân ông và cả triều đại nhà Tần.

Trong phim tài liệu "Bí ẩn của những chiến binh đất nung" (Netflix, 2024) tái hiện lại cảnh Tần Thủy Hoàng lúc qua đời, Lý Tư, Triệu Cao và hoàng tử Hồ Hợi là 3 người thân cận có mặt. Lúc đó, Hoàng đế để lại di chiếu truyền ngôi cho Đại hoàng tử Phù Tô, nhưng bị Triệu Cao âm mưu ngăn cản.

Lý Tư sai lầm khi lựa chọn bắt tay với Triệu Cao, làm giả di chiếu của Tần Thủy Hoàng để Hồ Hợi lên ngôi. Ảnh: Netflix
Lý Tư sai lầm khi lựa chọn bắt tay với Triệu Cao, làm giả di chiếu của Tần Thủy Hoàng để Hồ Hợi lên ngôi. Ảnh: Netflix

Triệu Cao xúi giục Lý Tư và Hồ Hợi giả truyền di chiếu, truyền ngôi cho Hồ Hợi. Lúc đó, Lý Tư lo ngại Phù Tô đi theo Pháp gia, không hướng Nho gia nên bất lợi cho mình. Vì thế, ông đã quyết định nghe theo Triệu Cao, phản bội di ngôn của Tần Thủy Hoàng.

Không lâu sau, Lý Tư đã phải hối hận.

Nhị thế Hoàng đế Hồ Hợi tính tình bạo ngược, đam mê tửu sắc, không quan tâm đến triều chính. Lý Tư lúc bấy giờ chỉ lo bảo vệ quyền lợi bổng lộc, nịnh bợ Hoàng đế, thực quyền rơi hết vào tay Triệu Cao.

Đến khi đất nước lụi bại, thù trong giặc ngoài, Lý Tư dâng sớ vạch tội Triệu Cao, can ngăn Hoàng đế thì đã muộn. Triệu Cao coi Lý Tư là cái gai trong mắt, vu cho ông tội làm phản, cùng con trai cấu kết với địch quốc để xưng vương.

Hồ Hợi nổi giận, giao Lý Tư cho Triệu Cao xử lý. Lý Tư và con trai phải chịu "ngũ hình" (chặt 5 bộ phận trên cơ thể) do chính ông là người đặt ra. Ba họ của Lý Tư cũng bị giết, bêu đầu ở cổng thành.

Sai lầm vì tư lợi khiến Lý Tư phải trả giá đắt. Ảnh: Netflix
Sai lầm vì tư lợi khiến Lý Tư phải trả giá đắt. Ảnh: Netflix

Lý Tư bị xử tử năm 208 TCN, thọ khoảng hơn 60 tuổi. Một năm sau, Triệu Cao ép Nhị thế Hoàng đế tự vẫn, lập Doanh Tử Anh lên làm Tân đế. Doanh Tử Anh giết Triệu Cao nhưng không giữ được nước. Tử Anh lại bị Hạng Vũ giết chết sau 46 ngày lên ngôi, Nhà Tần diệt vong.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Bí ẩn về gã hoạn quan khiến cả đế chế của Tần Thủy Hoàng đến bờ diệt vong

Chí Long |

Triệu Cao là thái giám từng trải qua 3 đời hoàng đế nhà Tần, cũng từng bước khiến đế chế hùng mạnh do Tần Thủy Hoàng tạo nên đi đến bờ vực diệt vong.

Nhan sắc khuynh thành của Thái hậu Triệu Cơ - mẹ Tần Thủy Hoàng

Chí Long |

Mẹ Tần Thủy Hoàng là Thái hậu Triệu Cơ - Vương hậu duy nhất của Tần Trang Vương Doanh Dị Nhân (Doanh Tử Sở).

Vì sao những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng có sức hút đặc biệt với hậu thế?

Chí Long |

Cuộc đời và những bí ẩn xoay quanh triều đại của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của hậu thế hàng ngàn năm sau.

Thay đổi liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội từ 1.7.2024

Thục Quyên (T/H) |

Từ 1.7.2024, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đồng loạt tăng lên các mức mới cùng một số thay đổi khác.

Chứng khoán tiếp tục đối mặt với những phiên rung lắc

Gia Miêu |

Áp lực bán vẫn chiếm ưu thế cho thấy, dư địa bán vẫn còn và tâm lý nhà đầu tư nhìn chung vẫn rất dè chừng khi tham gia thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Xác suất cao nhịp chỉnh sẽ tiếp diễn trong các phiên của tuần tới.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”

Phan Ấn |

Một ngày theo chân các cán bộ bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, tôi mới cảm nhận được phần nào cuộc sống vất vả, thiếu thốn của người giữ rừng nơi đây. Giữa chốn đại ngàn sâu thẳm, không điện lưới, không sóng điện thoại, không nước sạch, nhưng họ vẫn ngày đêm kiên trì bám chốt, giữ rừng. Trong khi đó, đồng lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thật sự tương xứng, đang là những thử thách mà không phải ai cũng có thể chấp nhận hi sinh để yên tâm cống hiến.

Bên trong nhà hàng duy nhất được thăng hạng lên 1 sao Michelin

Ngọc Ánh - Thanh Chân |

Nhà hàng duy nhất từ danh sách Michelin Selected 2023 tại Việt Nam được thăng hạng lên 1 sao Michelin năm nay là Long Triều (The Royal Pavilion). Đây là một trong những địa điểm ẩm thực Quảng Đông nổi tiếng tại TPHCM.

Tổng thống Pháp thua, đảng cực hữu thắng vòng 1 bầu cử

Ngọc Vân |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thất bại nặng nề trong khi Đảng RN cực hữu thắng vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội Pháp ngày 30.6.

Bí ẩn về gã hoạn quan khiến cả đế chế của Tần Thủy Hoàng đến bờ diệt vong

Chí Long |

Triệu Cao là thái giám từng trải qua 3 đời hoàng đế nhà Tần, cũng từng bước khiến đế chế hùng mạnh do Tần Thủy Hoàng tạo nên đi đến bờ vực diệt vong.

Nhan sắc khuynh thành của Thái hậu Triệu Cơ - mẹ Tần Thủy Hoàng

Chí Long |

Mẹ Tần Thủy Hoàng là Thái hậu Triệu Cơ - Vương hậu duy nhất của Tần Trang Vương Doanh Dị Nhân (Doanh Tử Sở).

Vì sao những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng có sức hút đặc biệt với hậu thế?

Chí Long |

Cuộc đời và những bí ẩn xoay quanh triều đại của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của hậu thế hàng ngàn năm sau.