Hướng dẫn viên du lịch vượt khó mùa dịch

NGUYỄN HỒNG |

Du lịch Việt là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động mùa dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động ngừng trệ đồng nghĩa với việc hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) phải đối mặt với quá nhiều khó khăn.

Thu nhập 0 đồng…

Chưa bao giờ ngành Du lịch thế giới lại rơi vào khủng hoảng, sụt giảm và tổn thất như đầu năm 2020. Ước tính trong 3 tháng, ngành Du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 5,9 đến 7 tỉ USD. Tuy nhiên, con số này chỉ là dựa vào số liệu thiếu hụt khách nhân với mức chi tiêu bình quân, còn thực tế phải cao hơn nhiều do không tính được hết các thiệt hại liên quan.

Hoạt động ngừng, các doanh nghiệp du lịch cắt giảm nhân sự, cho nhân viên tạm nghỉ không lương để giảm phần nào chi phí. Đặc biệt, HDVDL đa phần hoạt động theo mùa vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo thống kê, 90% trong tổng số HDVDL hoạt động hiện nay với gần 27.000 người là hoạt động tự do, không thuộc sự quản lý của bất cứ đơn vị lữ hành nào.

Ông Lại Văn Quân - một HDVDL có thâm niên - cho hay, tour cũ đã hủy, tour mới chưa biết đến khi nào khởi động lại đồng nghĩa với việc hầu hết các HDVDL rơi vào cảnh thất nghiệp. “Vì là hoạt động tự do nên đa phần HDVDL không đóng bảo hiểm, vì vậy nguồn thu nhập trong vài tháng không có, đa phần mọi chi tiêu sinh hoạt phí đều dựa trên chính tiền tích lũy dành cho tuổi già của mình” - ông Quân ngậm ngùi nói.

Vào mùa cao điểm như dịp lễ Tết, nhiều HDVDL có thể kiếm một khoản thu nhập tương đối từ tiền lương, tiền tips của khách và phần trăm từ đơn vị kinh doanh du lịch… Thế nhưng hơn 3 tháng qua, nhiều HDVDL có chung cảnh ngộ với các lao động tự do khác, ngắc ngoải với nguồn thu là con số 0. Để có thể tồn tại, một số phải xoay muôn vàn cách “vượt khó”. Có người lựa chọn trở về quê sống để tiết kiệm, số khác chuyển hướng làm việc “tay trái” như bán hàng online, chạy Grab giao hàng…

Có trường hợp khá đặc biệt, như anh Đoàn Xuân Hiệp, một HDVDL trẻ tuổi đã xung phong vào khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai, Hà Nội) để hỗ trợ phiên dịch cho những người mắc bệnh COVID-19. “Là một HDVDL tự do, công việc của tôi dừng từ khi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Ở nhà mãi cũng chán nên khi đọc được thông tin Sở Ngoại vụ Hà Nội kêu gọi những HDVDL tình nguyện vào khu cách ly tập trung để phiên dịch cho người nước ngoài, tôi đăng ký ngay vì nghĩ rằng mình có thể giúp được gì đó cho xã hội” - Đoàn Xuân Hiệp chia sẻ.

Ở lại khu cách ly tới 19 ngày để đồng hành và hỗ trợ cho việc phiên dịch, anh Hiệp chỉ về khi những người nước ngoài cuối cùng được công bố an toàn để rời khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp. Cũng theo anh Đoàn Xuân Hiệp, công việc làm phiên dịch tại khu cách ly tập trung ngoài việc hỗ trợ phần nào cho những bệnh nhân ngoại quốc và y bác sĩ, HDVDL còn có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng, bổ sung kiến thức, tăng vốn ngoại ngữ nhằm phục vụ khách du lịch được tốt hơn sau này.

Và mong mỏi vào chính sách hỗ trợ

Dịch bệnh kéo dài chưa biết đến khi nào ngành Du lịch mới có thể phục hồi, nhiều HDVDL đều có chung mong mỏi nhận được phần nào chính sách hỗ trợ để có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu trong giai đoạn khó khăn.

Ngày 9.4.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ cho 6 nhóm đối tượng, trong đó có nhóm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động buộc phải nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong mùa dịch, được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Theo ông Lại Văn Quân, bản thân ông may mắn hơn các HDVDL khác khi thuộc diện lao động có hợp đồng, tức là sẽ được nhận gói hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng. Thế nhưng sau khi thực hiện mọi thủ tục cần thiết, ông vẫn chưa biết khi nào việc hỗ trợ triển khai và nhận được tiền. Với những HDVDL không có hợp đồng việc làm, không nằm trong bất cứ nhóm đối tượng thụ hưởng nào để nhận hỗ trợ, trong văn bản góp ý mới đây của Văn phòng Chính phủ cho dự thảo thực hiện Nghị quyết số 42 đã đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung các HDV tham gia Hội HDVDL vào nhóm đối tượng cần được hỗ trợ.

Ông Đặng Thanh Tùng - GĐ Cty CP Du lịch Tân Thế giới (New World Travel) - có quan điểm rằng, nhiều văn bản, quy định yêu cầu HDVDL phải ký hợp đồng việc làm với các công ty lữ hành hay trung tâm HDVDL nhưng đa số vẫn lựa chọn hoạt động tự do. “HDVDL là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề khi thất nghiệp vào mùa dịch bệnh nên việc đưa vào nhóm lao động cần hỗ trợ là điều cấp thiết. Hiện tất cả mới chỉ dừng lại ở đề xuất, chưa được triển khai và lúc nào thực hiện, điều đầu tiên là nên cân nhắc tinh gọn, giản lược mọi thủ tục để người lao động tự do nhận gói trợ cấp kịp thời và nhanh chóng” - ông Tùng ý kiến.

Ngày 20 và 21.4, Chi hội Hướng dẫn viên du lịch TPHCM (HTGA) đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch TPHCM, Cty CP Dịch vụ du lịch và thương mại TST và Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao gửi tặng 200 phần quà cho 100 HDV và 100 HDV không thuộc Hội viên HTGA. TPHCM có khoảng 5.000 HDV, mới chỉ có 514 HDV đăng ký tham gia, một số ít ký hợp đồng với các công ty lữ hành còn lại gần như là tự do. HTGA vẫn tiếp tục khuyến khích HDV tự do đăng ký tham gia sinh hoạt với hội để có thể giao lưu, trao đổi nghiệp vụ đồng thời nhận hưởng các quyền lợi khác.

NGUYỄN HỒNG
TIN LIÊN QUAN

Giảng viên du lịch Đà Nẵng tự chế “ATM gạo” thủ công giúp bà con nghèo

THUỲ TRANG |

Thấy nhiều nơi ở TPHCM, Hà Nội chế tạo “ATM gạo” để giúp đỡ bà con nghèo trong mùa dịch, nhưng thay vì đặt mua máy xịn, các giảng viên trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đã tự chế ra “ATM gạo” thủ công, vận hành bằng sức người. Thế nhưng mỗi ngày, máy có thể trao tặng 800 suất gạo. Nhà trường cho biết, “máy sẽ hoạt động đến khi nào hết gạo thì thôi”.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội phát triển rộng mở sau dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN - MỘNG THUÝ |

Với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, tiến sĩ Nuno F. Ribeiro cho rằng, sẽ là một tương lai tươi sáng cho du lịch Việt Nam sau dịch bệnh.

Khánh Hòa: Trên các đảo không còn hoạt động du lịch

Nhiệt Băng |

Sở GTVT Khánh Hòa yêu cầu từ 0h ngày 16.4, các đơn vị vận chuyển hành khách, bến tàu du lịch... thực hiện việc tạm dừng hoạt động vận chuyển khách du lịch tại các bến thủy nội địa từ bờ đi các đảo, trừ các phương tiện thủy nội địa dùng để vận chuyển người, hàng hóa phục vụ nhu cầu dân sinh tại các đảo, phải đảm bảo số lượng người trên tàu không chở quá 50% trọng tải và không quá 20 người trên một chuyến. Trong quá trình vận chuyển thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Giảng viên du lịch Đà Nẵng tự chế “ATM gạo” thủ công giúp bà con nghèo

THUỲ TRANG |

Thấy nhiều nơi ở TPHCM, Hà Nội chế tạo “ATM gạo” để giúp đỡ bà con nghèo trong mùa dịch, nhưng thay vì đặt mua máy xịn, các giảng viên trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đã tự chế ra “ATM gạo” thủ công, vận hành bằng sức người. Thế nhưng mỗi ngày, máy có thể trao tặng 800 suất gạo. Nhà trường cho biết, “máy sẽ hoạt động đến khi nào hết gạo thì thôi”.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội phát triển rộng mở sau dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN - MỘNG THUÝ |

Với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, tiến sĩ Nuno F. Ribeiro cho rằng, sẽ là một tương lai tươi sáng cho du lịch Việt Nam sau dịch bệnh.

Khánh Hòa: Trên các đảo không còn hoạt động du lịch

Nhiệt Băng |

Sở GTVT Khánh Hòa yêu cầu từ 0h ngày 16.4, các đơn vị vận chuyển hành khách, bến tàu du lịch... thực hiện việc tạm dừng hoạt động vận chuyển khách du lịch tại các bến thủy nội địa từ bờ đi các đảo, trừ các phương tiện thủy nội địa dùng để vận chuyển người, hàng hóa phục vụ nhu cầu dân sinh tại các đảo, phải đảm bảo số lượng người trên tàu không chở quá 50% trọng tải và không quá 20 người trên một chuyến. Trong quá trình vận chuyển thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19.