Huế - Kinh đô Áo dài, không chỉ phục hưng một truyền thống văn hoá

Hoàng Văn Minh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: “Huế - Kinh đô Áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 2065 về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.

Mục tiêu của đề án là tiếp tục khẳng định giá trị, vị trí của Áo dài Huế trong dòng chảy văn hóa vùng đất Cố đô Huế và văn hóa Việt Nam.

Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Áo dài Huế, tôn vinh những người khai sáng và phát triển Áo dài Huế, Áo dài Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam.

Khai thác, phát huy vị thế Áo dài Huế trong phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ gắn với Áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển...

Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam chủ đề Áo dài công sở. Clip do Sở Văn hoá thể thao Thừa Thiên Huế cung cấp

Dịp này, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời phỏng vấn Báo Lao Động chung quanh Đề án “Huế - Kinh đô áo dài”.

Thưa ông, việc thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài trong thời gian qua nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng cũng có một số ý kiến trái chiều. Ông có suy nghĩ như thế nào về điều này?

- Những ý kiến trái chiều liên quan đến việc triển khai Đề án Huế - Kinh đô áo dài đều được chúng tôi theo dõi và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Chúng tôi luôn trân trọng và lắng nghe tất cả ý kiến phản hồi, đặc biệt là các ý kiến mang tinh thần đóng góp, xây dựng, từ đó đề án này được triển khai tốt hơn.

Chúng tôi luôn kiên định quan điểm đây là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển.

Thời gian qua, Sở Văn hoá Thể thao đã thực hiện rất nhiều công việc để khởi động cho đề án này, xin ông cho biết cụ thể hơn một số công việc đã làm và những công việc sắp triển khai trong thời gian tới?

- Chúng tôi đã tổ chức 2 buổi hội thảo, tọa đàm khoa học về chủ đề “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” và “Phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào cuộc sống đương đại” nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhân sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế áo dài...

Lễ chào cờ thứ Hai đầu tháng khối Văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế
Lễ chào cờ thứ hai đầu tháng của khối Văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế. Ảnh: PTH cung cấp

Chúng tôi cũng đã xuất bản cuốn sách “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” được độc giả đánh giá rất cao về nội dung chất lượng các bài viết, góp phần lan tỏa mạnh mẽ áo dài Huế trong cộng đồng.

Thời điểm này, chúng tôi đang tổ chức chuỗi triển lãm trực tuyến về chủ đề “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trên trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội như YouTube, Zalo, Facebook…

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế trong trang phục áo ngũ thân tay rộng. Ảnh PTH cung cấp.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế trong trang phục áo ngũ thân tay rộng. Ảnh PTH cung cấp.

Sắp tới, trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII (diễn ra từ ngày 18 đến 20.11) tại thành phố Huế, chúng tôi cũng sẽ tích cực quảng bá thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Cụ thể sẽ phát động tuần lễ “Người Huế mặc áo dài” trong thời gian diễn ra Liên hoan phim đến ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (dự kiến từ ngày 17 đến 23.11).

Khuyến khích người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở Thành phố Huế mặc áo dài để tham gia các sự kiện và đi làm, như cán bộ công sở, tiểu thương các chợ, giáo viên và cán bộ ngành giáo dục, ngành văn hóa thể thao, du lịch…

Trong khuôn khổ của liên hoan phim, sẽ có đêm nghệ thuật “Áo dài và điện ảnh”, được tổ chức vào tối ngày 18.11 dành cho các đại biểu dự liên hoan phim.

Vừa qua có nhiều ý kiến đưa áo dài thành quốc phục Việt Nam cho cả nam và nữ, thậm chí điều này đã được đại biểu Quốc hội đề xuất trên diễn đàn Quốc hội. Ông có suy nghĩ như thế nào về đề xuất này?

- Từ giữa thế kỷ 19, áo dài ngũ thân đã phổ biến rộng khắp trên toàn cõi Việt Nam. Và có thể nói trong lịch sử chưa có trang phục nào vừa có tính phổ quát cả nước, kèm theo quy định có tính pháp lý như áo dài ngũ thân và vì thế đây có thể được coi là quốc phục của người Việt.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ (nhiệm kỳ 2018-2020) trong trang phục áo ngũ thân tiếp đại sứ Australia tại Việt Nam
Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ (nhiệm kỳ 2018-2020) trong trang phục áo ngũ thân tiếp đại sứ Australia tại Việt Nam. Ảnh: PTH cung cấp

Ngày xưa, ở các nước phương Đông, chế độ Y quan (Áo mũ, tức là trang phục) và Lễ nhạc (nghi lễ và âm nhạc) là hai tiêu chí để đánh giá văn minh một quốc gia. Áo dài thực tế đã trở thành biểu trưng của một chế độ văn minh “Y quan rực rỡ”.

Tôi từng đi nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế. Trong những buổi tiệc chia tay, ban tổ chức thường đề nghị đại biểu mặc trang phục dân tộc hoặc quốc phục. Ban đầu, tôi hay mặc bộ veston trong khi các đại biểu Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia đều có trang phục truyền thống, quốc phục nước họ.

Không ai nói gì tôi nhưng tôi tự thấy mình thiếu có bản sắc, không có nét riêng. Tôi nghĩ những người làm ngoại giao đều sẽ thấy như tôi.

Trang phục cũng là một hình thức biểu đạt văn hóa, trong khi nước ta là đất nước có truyền thống văn hiến và có bản sắc văn hóa nhưng lại chưa thể hiện tốt việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, trong đó có áo dài.

Đại sứ Trần Ngọc An trình Quốc thư lên Nữ hoàng Anh.
Đại sứ Trần Ngọc An trong trang phục áo dài trình Quốc thư lên Nữ hoàng Anh. Ảnh: PTH cung cấp

Trong vài năm trở lại đây, áo dài nam từng bước được đối xử bình đẳng với áo dài nữ. Và áo dài nam cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích, sử dụng.

Đặc biệt sự xuất hiện của áo dài nam trong các sự kiện ngoại giao. Điển hình gần đây nhất vào ngày 20.10.2021, tại Lisbon, thủ đô nước Cộng hòa Bồ Đào Nha, Đại sứ Việt Nam tại Bồ Đào Nha Đinh Toàn Thắng (thường trú tại Cộng hòa Pháp) trong trang phục Áo dài truyền thống - áo ngũ thân đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa.

Trước đó, các ngài đại sứ Phạm Sanh Châu, Trần Ngọc An… cũng đã mặc áo dài ngũ thân khi trình Quốc thư và trong các buổi tiếp kiến ngoại giao.

Tôi cho rằng, đưa áo dài thành quốc phục Việt Nam cho cả nam và nữ là hoàn toàn có cơ sở và tính khả thi.

Xin cám ơn ông!

Hoàng Văn Minh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

128 phim của 42 đơn vị tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế

Tường Minh |

Có 128 phim của 42 đơn vị tham dự, gồm 26 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học và 31 phim hoạt hình tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

“Tủ sách Huế” quảng bá văn hoá Huế và phát triển văn hoá đọc

Hoàng Văn Minh |

Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, giới thiệu những cuốn sách quý nhằm quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc cũng như hình thành bộ quà tặng.

Ra mắt tập san Nghiên cứu Huế sau đúng 11 năm

Tường Minh |

Sau đúng 11 năm, Trung tâm nghiên cứu Huế lại cho ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Huế (tập 9) tại nhà vườn Ý Thảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa ở số 3 Thạch Hãn, thành phố Huế vào ngày 7.11.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

128 phim của 42 đơn vị tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế

Tường Minh |

Có 128 phim của 42 đơn vị tham dự, gồm 26 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học và 31 phim hoạt hình tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

“Tủ sách Huế” quảng bá văn hoá Huế và phát triển văn hoá đọc

Hoàng Văn Minh |

Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, giới thiệu những cuốn sách quý nhằm quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc cũng như hình thành bộ quà tặng.

Ra mắt tập san Nghiên cứu Huế sau đúng 11 năm

Tường Minh |

Sau đúng 11 năm, Trung tâm nghiên cứu Huế lại cho ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Huế (tập 9) tại nhà vườn Ý Thảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa ở số 3 Thạch Hãn, thành phố Huế vào ngày 7.11.