Huế: Báo động nguy cơ mất trộm cổ vật đình chùa

PHÚC ĐẠT |

Nhiều cổ vật có tuổi thọ hàng thế kỷ, quý hiếm vì giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc hiếm hoi và được dân làng, chùa chiền trên địa bàn Thừa Thiên - Huế luôn xem là báu vật đang đứng trước nguy cơ bị trộm cắp…

Thực trạng đáng báo động

Ngày 18.12.2019, Công an TP. Huế bắt giữ đối tượng Nguyễn Viết Tuấn (SN 1988, trú xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) vì hành vi trộm cắp 12 bức liễng bằng gỗ có giá trị tại đình làng Xuân Hoà (số 86 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP.Huế). Trước đó, ngày 13.10.2019, kẻ gian cạy cửa hông của đình làng Hiền Sỹ (700 năm tuổi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) trộm đi hiện vật thời Vua Tự Đức, đặt ngay giữa đình làng. 2 cổ vật bị kẻ trộm lấy đi được xác định là lọ lục bình với đường kính 40cm và ché cổ được làm bằng sứ cao 60cm.

Không chỉ ở đình làng Hiền Sỹ hay Xuân Hòa, tình trạng các hiện vật, cổ vật bị mất cắp từng xảy ra ở nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quốc tự Diệu Đế (cạnh sông Gia Hội, 100 Bạch Đằng, TP.Huế) cũng bị kẻ gian lẻn vào lấy đi pho tượng quý có tên là Nữ Long Bồ Tát, chùa Ba Đồn (phường An Tây, TP.Huế) cũng bị đột nhập “cuỗm” đi 2 quả chuông cổ...

Điều này chỉ ra thực trạng công tác quản lý, bảo vệ các cổ vật tại nhiều đình, chùa vẫn còn rất lỏng lẻo. Đa số các di tích, dù từng bị trộm đột nhập hoặc chưa, có chung đặc điểm là hệ thống tường rào cửa, khóa còn mang tính tạm bợ, cho có. Việc bảo vệ, trông coi thường được giao cho một vài người nên rất khó kiểm soát. Trước tình hình thực tế và nguy cơ nhìn thấy, nhiều đình, chùa đã phải chọn cách “gửi” cổ vật đi nơi khác để trông giữ vì lo sợ bị mất trộm, sau khi có những cảnh báo.

Những năm gần đây, thị trường buôn bán cổ vật vẫn diễn ra âm thầm. Do nhu cầu sưu tầm cổ vật ngày càng cao đã khiến tình trạng dòm ngó, trộm cắp cổ vật rất phức tạp, khi đồ thờ cúng được định giá kinh tế cao. Nhiều đình, chùa cũng phải lên kế hoạch bảo vệ bằng cách “gửi” nhờ ở nhà một người nào đó uy tín trong làng, và chỉ khi có lễ hội, sự kiện mới dám đem ra.

Là một trong những nhà sưu tập cổ vật có tên tuổi ở Huế, anh Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, tình trạng mất trộm cổ vật ở các đình, chùa, nhà thờ họ tộc trong những năm gần đây diễn ra rất phổ biến. Trong sự nghiệp của mình, anh Hoàng từng được nhiều nhà thờ họ tộc, đình làng nhờ đi tìm lại những cổ vật bị mất cắp.

Anh Hoàng kể năm 2008, nhà thờ họ Nguyễn phái thứ 3 của làng Dương Nổ (huyện Phú Vang) bị mất một cặp liễn bằng gỗ khảm trai vô cùng giá trị. Qua rất nhiều đầu mối, cuối cùng anh Hoàng cũng tìm được dấu tích của cặp liễn từ một người sưu tầm khác, và người này kể rằng đã mua được từ một nhóm thanh niên. Sau đó, đại diện nhà thờ họ Nguyễn phái thứ 3 đã đến xin chuộc lại, người mua tự nguyện trả và chịu mất phần tiền đã mua từ những kẻ ăn trộm.

Một trong số 12 bức liễng quý bằng gỗ mà đối tượng Nguyễn Viết Tuấn ăn trộm tại đình làng Xuân Hoà (số 86 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP.Huế). Ảnh: CA cung cấp
Một trong số 12 bức liễng quý bằng gỗ mà đối tượng Nguyễn Viết Tuấn ăn trộm tại đình làng Xuân Hoà (số 86 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP.Huế). Ảnh: CA cung cấp

Cần có phương án bảo tồn, bảo quản

TS. Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế cho hay, gia tộc và làng xã là 2 môi trường có tính chất, vai trò nền tảng trong việc định hình nên cơ sở luân lý và pháp lý của xã hội Việt Nam truyền thống. Điều đó càng đặc biệt nổi bật ở vùng kinh sư Huế, bởi những tác động mạnh mẽ, trực tiếp của triều đình.

Chính nhờ vậy mà đồ tự khí, hương hỏa, tam bảo luôn được bảo vệ và nâng niu trong tính nhân văn của lòng người, tính nghiêm minh của luật pháp và nhất là tính thiêng của đời sống tư tưởng, trao truyền qua bao thế hệ và trở thành những cổ vật quý giá đi cùng lịch sử gia tộc, làng xã. Một khi gia tộc và làng xã không còn là đơn vị xã hội căn bản nữa thì những hàng rào bảo vệ từ lòng người, luật pháp cho tới tính thiêng sẽ dễ bị phá vỡ, tổn thương nghiêm trọng và hoàn toàn không còn điều kiện để bảo vệ di sản đặc biệt này trước vô vàn những mối nguy cơ đe dọa từ bên trong, lẫn bên ngoài.

Điểm khó là hiện nay là các di sản đang rơi tự do, chưa được ngành văn hóa thống kê đánh giá và có phương án bảo tồn, bảo quản phù hợp mà hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mỗi gia đình, làng xã. Đáng lo ngại là với tình trạng  săn lùng và đi kèm là trộm cắp hiện nay, cổ vật càng có nguy cơ bị mất.

Vấn đề đặt ra hiện nay là khi ngành văn hóa chưa có điều kiện thì tự thân các gia tộc và làng xã có thể mời chuyên gia thẩm định sơ bộ, từ đó có ý thức và cách bảo quản, bảo vệ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Thậm chí, cũng hoàn toàn có thể công bố, đăng ký bộ sưu tập với ngành văn hóa để chính thức có sự chứng nhận quyền sở hữu để tránh nguy cơ bị trộm cắp”, TS. Hằng nhấn mạnh.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia

V.T |

Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Cần làm rõ nghi vấn tranh "bảo vật quốc gia" có bị đánh tráo?

Đ.B |

Với những can thiệp thô bạo trong công tác bảo dưỡng, bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đang đối diện với nghi vấn về việc đánh tráo.

"Bảo vật quốc gia" được bảo dưỡng “quá đà” có giá 230 tỉ đồng?

Đào Bích |

Nếu định giá bức tranh Vườn xuân Bắc Trung Nam hiện nay, bức tranh có giá khoảng từ 6 – 10 triệu USD (khoảng 138 đến 230 tỉ đồng).

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia

V.T |

Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Cần làm rõ nghi vấn tranh "bảo vật quốc gia" có bị đánh tráo?

Đ.B |

Với những can thiệp thô bạo trong công tác bảo dưỡng, bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đang đối diện với nghi vấn về việc đánh tráo.

"Bảo vật quốc gia" được bảo dưỡng “quá đà” có giá 230 tỉ đồng?

Đào Bích |

Nếu định giá bức tranh Vườn xuân Bắc Trung Nam hiện nay, bức tranh có giá khoảng từ 6 – 10 triệu USD (khoảng 138 đến 230 tỉ đồng).