Hơn 20 năm chung tay cùng nghệ thuật đương đại quê hương

Lý Đợi |

Nhìn lại hơn 30 năm Đổi mới và hơn 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, cũng là cột mốc máy tính - Internet dần phổ biến tại Việt Nam, mỹ thuật Việt đã đi qua một chặng đường chưa từng có. Một trong vài đặc điểm nổi bật nhất là sự xuất hiện, đóng góp của các nhân tố Việt kiều/gốc Việt vào nghệ thuật đương đại.

Cũng như điện ảnh - một bộ môn có thể học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tương đối rành mạch, sự đóng góp/bổ sung của các nghệ sĩ Việt kiều/gốc Việt cho mỹ thuật Việt hơn 20 năm qua là khá rõ ràng.

Nếu chỉ tính về số lượng, có gần 100 nghệ sĩ như vậy đã hiện diện trong cộng đồng mỹ thuật Việt, tất nhiên ở đây chỉ đề cập một vài trường hợp tiêu biểu hoặc hiện tượng đáng chú ý. Họ về, họ đến Việt Nam làm nhiều việc, nổi trội hơn, có việc tìm cảm hứng và mở không gian sáng tạo; bắc nhịp cầu đưa nghệ sĩ trong nước và quốc tế đến gần nhau hơn.

Tìm cảm hứng sáng tạo

Jun Nguyễn-Hatsushiba sinh năm 1968 tại Tokyo, Nhật Bản, với cha là người Việt và mẹ là người Nhật Bản, trở về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu vào năm 1996. Sau triển lãm cá nhân www.xeom.com tại Không gian xanh (Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1998, Jun Nguyễn-Hatsushiba bắt đầu lấy cảm hứng về không gian, lịch sử của Việt Nam để sáng tạo nên nhiều tác phẩm. Anh là nghệ sĩ toàn cầu, hoạt động đa phương tiện, với các tác phẩm trải rộng từ tranh, sắp đặt, trình diễn cho đến video art, nghệ thuật ý niệm, thuyết trình - giảng dạy nghệ thuật.

Tác phẩm của anh gần như xuất hiện ở hầu khắp các sự kiện, triển lãm, không gian trưng bày danh giá nhất thế giới, từ Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hà Lan cho đến Nga, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Áo, Brazil, Ukraine, Thái Lan… Tác phẩm thuộc sưu tập của nhiều tổ chức danh tiếng, ví dụ Viện Bảo tàng Nghệ thuật Guggenheim (Hoa Kỳ), Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Whitney, Trung tâm Georges Pompidou (Pháp), Quỹ Nghệ thuật đương đại Thyssen Bornemisza (Áo), Bảo tàng nghệ thuật đương đại Castilla Leon (Tây Ban Nha), Viện Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Kumamoto (Nhật Bản), Queensland Gallery (Australia)…

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một ví dụ điển hình của không gian nội địa bắc nhịp cầu với Việt kiều/gốc Việt và quốc tế. Ảnh: Hiroyuki Oki
Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một ví dụ điển hình của không gian nội địa bắc nhịp cầu với Việt kiều/gốc Việt và quốc tế. Ảnh: Hiroyuki Oki

Dinh Q. Lê (tên tiếng Việt: Lê Quang Đỉnh) sinh năm 1968, ở Hà Tiên, theo gia đình đến Mỹ sinh sống từ nhỏ. Anh nổi tiếng khắp thế giới với tác phẩm nhiếp ảnh, kỹ thuật dệt ảnh, sắp đặt và nghệ thuật ý niệm, với chủ đề chính là chiến tranh Việt Nam. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, Dinh Q. Lê thường xuyên về Việt Nam trong tư cách nghệ sĩ, rồi chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm nơi sống thường xuyên từ năm 2005. Tháng 10.2007, anh là đồng sáng lập Sàn Art, đặt không gian tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cộng đồng nghệ thuật đương đại phi lợi nhuận, hoạt động liên tục và hữu hiệu cho đến ngày nay.

Gần như đa phần tác phẩm của anh đều bắt nguồn hoặc lấy cảm hứng tại Việt Nam, trong đó những câu chuyện rất địa phương. Tác phẩm Người nông dân và máy bay trực thăng (năm 2006), trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MoMA, Hoa Kỳ), là một ví dụ như vậy. Dinh Q. Lê biết tin người nông dân chế tạo trực thăng mà chưa thể bay, vì nhiều lý do, anh đã liên lạc để mua quyền khai thác, rồi đưa tác phẩm này đi khắp thế giới, thông qua trưng bày và video sắp đặt. Tác phẩm của anh được trưng bày ở những nơi danh tiếng bậc nhất thế giới như MoMA (New York), Bảo tàng Mỹ thuật ở Houston (Hoa Kỳ), Whitechapel Gallery (London, Anh), dOCMENTA 13 (Kassel, Đức)… Vì những cống hiến cho nghệ thuật đương đại Việt Nam, tháng 8.2011, Lãnh sự quán Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh trao giải thưởng của Quỹ Hoàng tử Claus để vinh danh Dinh Q. Lê.

Tiffany Chung sinh năm 1969, ở Đà Nẵng, lớn lên tại Mỹ, sau khi lấy bằng thạc sĩ nghệ thuật ngành Studio Art vào năm 2000, chị chọn Thành phố Hồ Chí Minh để quay về sinh sống và làm việc. Những tác phẩm lấy cảm hứng từ địa đồ Việt Nam của chị đã được trưng bày và đi vào nhiều bộ sưu tập danh giá trên thế giới.

Cùng với Dinh Q. Lê và Tuan Andrew Nguyen, Phunam Thuc Ha (của The Propeller Group), chị là đồng sáng lập của Sàn Art. Tác phẩm của chị được đánh giá cao ở khía cạnh địa tâm học (psychogeographies), nơi xóa nhòa ranh giới của nghệ thuật học, xã hội học, nhân chủng học… để tập trung vào các tác động chung đến loài ngoài trong bối cảnh mới. Tiffany Chung quan niệm địa đồ nhỏ của một khu phố cũng phản ánh địa đồ của cả nhân loại.

Nguyễn Trần Ưu Đàm sinh năm 1971, tại Kon Tum, sau khi học điêu khắc tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, anh theo gia đình đến Hoa Kỳ định cư từ năm 1994. Năm 2005, sau khi lấy bằng thạc sĩ mỹ thuật tại School of Visual Arts (New York), anh bắt đầu nghĩ đến việc về Việt Nam làm tác phẩm.

Gần 10 năm trở lại đây, những tác phẩm mà Ưu Đàm sáng tạo từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến với nhiều triển lãm và không gian danh giá như Yokohama Art Museum, Orange County Museum of Art, Jewish Museum New York, The High Line Art, Shanghai Museum of Art, Mori Art Museum, Singapore Art Museum, Bildmuseet Museum of Art, Queensland Art Museum… Các tác phẩm lớn như Rồng rắn lên, Time Boomerang, Eco-Đi… đã mang được câu chuyện và cảm hứng Việt Nam đi khắp thế giới.

Bắc nhịp cầu mỹ thuật

Hôm 30.3.2021, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (Hà Nội), buổi trò chuyện Mở đường: Đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới, do Dinh Q. Lê trình bày, với sự điều phối của giám tuyển Đỗ Tường Linh đã diễn ra.

Bằng kinh nghiệm đưa tác phẩm và nghệ sĩ Việt đi khắp năm châu trong khoảng 15 năm qua, Dinh Q. Lê đã đúc kết được những bài học và chìa khóa cần thiết để mỹ thuật Việt Nam có thêm sân chơi và sự hội nhập với quốc tế thật hữu hiệu.

Những hoạt động như thế này đã diễn ra rất nhiều nơi, rất bền bỉ trong hơn 20 năm qua, mà ngoài các nghệ sĩ Việt kiều/gốc Việt, thì còn cả các tổ chức, nghệ sĩ trong nước và quốc tế cũng hòa nhịp. Những hoạt động riêng của Huỳnh Nga, Trần Lương, Đào Anh Khánh, Trương Tân, Nguyễn Như Huy, Ly Hoàng Ly… là những ví dụ, mà danh sách này thì còn khá dài.

Tác phẩm Người nông dân và máy bay trực thăng (năm 2006) lừng danh của Dinh Q. Lê. Ảnh: MoMA
Tác phẩm Người nông dân và máy bay trực thăng (năm 2006) lừng danh của Dinh Q. Lê. Ảnh: MoMA

Sau khi về nước một thời gian, Quỳnh Phạm thành lập Galerie Quynh vào năm 2003, nhanh chóng trở thành một trong vài phòng tranh đương đại hàng đầu của Việt Nam. Đến năm 2014, Galerie Quynh thành lập thêm trung tâm ​​giáo dục nghệ thuật và sáng tạo phi lợi nhuận Sao La, do hai nghệ sĩ Nguyễn Kim Tố Lan và Nguyễn Đức Đạt điều hành. Quỳnh Phạm và Galerie Quynh đã đưa nghệ sĩ và nghệ thuật đương đại Việt Nam đến nhiều nước, ví dụ như Asia Society, Metropolitan Museum of Art, Museum of Fine Arts, Trung tâm Nghệ thuật Bãi biển Huntington ở California, TheatreWorks ở Singapore, Đại học Osaka ở Nhật Bản…

Có thể nói, chính những cuộc trở về của các nhân tố Việt kiều/gốc Việt đã góp phần bắc nhịp cầu và thúc đẩy thêm các hoạt động tại Việt Nam của Viện Goethe (Đức), L’Espace (Pháp), Quỹ Trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch (CDEF), Quỹ Prince Claus (Hà Lan), Quỹ Ford (Mỹ)…

Những không gian nghệ thuật có tính nội địa như Đào Anh Khánh Studio, Nhà sàn Collective, New Space Arts Foundation, Khoan cắt bê tông, Địa Projects, Heritage Space, Six Space, Manzi - Art Space, Ga 0, A.Farm, VCCA, The Factory… đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắc nhịp cầu với các cuộc trở về này. Và cũng từ đây góp phần định hình nên nhiều nghệ sĩ nội địa vươn tầm ra quốc tế như Đào Anh Khánh, Trương Tân, Nguyễn Như Huy, Ly Hoàng Ly, Đào Anh Khánh, Phan Thảo Nguyên… và hàng chục nghệ sĩ thành danh trong độ tuổi 7X, 8X, 9X. Qua các nhịp cầu này, nghệ sĩ Việt, dù chưa thật nhiều, nhưng cũng đã bắt đầu hiện diện ở hầu khắp các sự kiện nghệ thuật lưỡng niên (biennale), tam niên (triennale), ngũ niên (dOCMENTA) và các hội chợ danh giá trên thế giới.

Một điểm quan trọng nữa, đó là qua đây, nghệ sĩ và công chúng trong nước đã có dịp thưởng thức nhiều tác phẩm mới mẻ, nổi bật từ quốc tế.

Lý Đợi
TIN LIÊN QUAN

“Những con đường nghệ thuật đích thực định hướng thẩm mỹ cho cả xã hội”

Việt Văn (thực hiện) |

Chưa bao giờ, đời sống mỹ thuật Việt lại sôi động như 2 năm gần đây, với hàng loạt triển lãm tranh trong Nam ngoài Bắc, rồi mới đây, sự kiện tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ được mua với giá kỷ lục 3,1 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s Hồng Kông. Lao Động có cuộc trò chuyện về tranh với họa sĩ Đào Hải Phong, một trong những gương mặt điển hình của hội họa Việt Nam thời đổi mới.

ISMS: Hiểu về nghệ thuật hiện đại

Huy Minh (tổng hợp) |

“...isms: Hiểu về nghệ thuật hiện đại” (tên tiếng Anh: “...ISMS: Understanding Modern Art”) là tác phẩm nổi bật của Sam Phillips - biên tập viên chuyên về lĩnh vực nghệ thuật của Tạp chí RA Magazine, được xuất bản bởi Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Cuốn sách hiện đã có mặt tại Việt Nam.

Triết lý về cuộc sống qua nghệ thuật khỏa thân

Việt Văn |

Triển lãm nghệ thuật khỏa thân trực tuyến (Virtually Nude show ) do Nepalian Art tổ chức (từ 20.12.2020 - 31.1.2021), với 57 tác phẩm nghệ thuật của 57 nghệ sĩ từ 20 quốc gia và 12 nghệ sĩ khách mời từ 6 quốc gia tham dự, tạo nên sức hấp dẫn thị giác với các xu hướng, phong cách sáng tạo đa dạng. 2 nghệ sĩ Việt Nam có tác phẩm triển lãm là họa sĩ Mai Đại Lưu và nhiếp ảnh gia Việt Văn (Báo Lao Động).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Những con đường nghệ thuật đích thực định hướng thẩm mỹ cho cả xã hội”

Việt Văn (thực hiện) |

Chưa bao giờ, đời sống mỹ thuật Việt lại sôi động như 2 năm gần đây, với hàng loạt triển lãm tranh trong Nam ngoài Bắc, rồi mới đây, sự kiện tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ được mua với giá kỷ lục 3,1 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s Hồng Kông. Lao Động có cuộc trò chuyện về tranh với họa sĩ Đào Hải Phong, một trong những gương mặt điển hình của hội họa Việt Nam thời đổi mới.

ISMS: Hiểu về nghệ thuật hiện đại

Huy Minh (tổng hợp) |

“...isms: Hiểu về nghệ thuật hiện đại” (tên tiếng Anh: “...ISMS: Understanding Modern Art”) là tác phẩm nổi bật của Sam Phillips - biên tập viên chuyên về lĩnh vực nghệ thuật của Tạp chí RA Magazine, được xuất bản bởi Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Cuốn sách hiện đã có mặt tại Việt Nam.

Triết lý về cuộc sống qua nghệ thuật khỏa thân

Việt Văn |

Triển lãm nghệ thuật khỏa thân trực tuyến (Virtually Nude show ) do Nepalian Art tổ chức (từ 20.12.2020 - 31.1.2021), với 57 tác phẩm nghệ thuật của 57 nghệ sĩ từ 20 quốc gia và 12 nghệ sĩ khách mời từ 6 quốc gia tham dự, tạo nên sức hấp dẫn thị giác với các xu hướng, phong cách sáng tạo đa dạng. 2 nghệ sĩ Việt Nam có tác phẩm triển lãm là họa sĩ Mai Đại Lưu và nhiếp ảnh gia Việt Văn (Báo Lao Động).