Hội nghị Văn hoá: Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam

Hương Mai |

Hội nghị Văn hoá sẽ tập trung vào các nội dung nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII về lĩnh vực xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946 và Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 1948 diễn ra trong những bối cảnh hết sức đặc biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những bối cảnh đó, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được Đảng ta tổ chức để thống nhất về mặt tư tưởng, khơi dậy sức mạnh văn hóa, ý chí và nghị lực của đội ngũ văn nghệ sĩ và những nhà văn hóa cùng toàn thể nhân dân nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, cổ vũ, động viên nhân dân tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.

Tại Hội nghị đầu tiên năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự và đọc diễn văn khai mạc. Người đã nhấn mạnh: Văn hóa phải gắn bó, liên hệ mật thiết với chính trị; văn hóa phải tham gia vào sửa đổi những thói lười biếng, tham nhũng; phải làm thế nào để mỗi người dân được hiểu về nghĩa vụ và quyền lợi mà họ được hưởng; "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đó là những tư tưởng lớn của Người mà đến nay, chúng ta vẫn luôn quán triệt và làm theo.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh vấn đề phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Công cuộc Đổi mới đất nước trải qua 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần nâng cao vị thế của dân tộc.

"Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" - đây là điểm nhấn rất quan trọng của Đảng tại Đại hội XIII.

Lần đầu tiên, khái niệm "sức mạnh mềm" được nêu ra trong các văn kiện của Đảng tại Đại hội XIII. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lòng yêu nước, yêu hoà bình, đoàn kết, nhân ái, ý chí tự cường và khát vọng cống hiến, nền tảng tinh thần tốt đẹp ấy đã trở thành sức mạnh dân tộc, đưa đất nước vượt qua bao gian nan thử thách. Và nay, những giá trị tinh thần ấy đang được tiếp nối, phát huy trong thời đại mới, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.

Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ Nhất năm 1946. Ảnh: LĐO
Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ Nhất năm 1946. Ảnh: LĐO

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Chính vì vậy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII về lĩnh vực xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

Tập trung khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, chấn hưng văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam dựa trên nền tảng là truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường và đại đoàn kết dân tộc; phát huy, phát triển những tinh hoa văn hóa của dân tộc kết hợp với tiếp thu giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, biến thành nguồn lực nội sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Nhà văn Bùi Việt Thắng: "Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của thời cuộc khi chính quyền Dân chủ nhân dân còn non trẻ, khi con thuyền cách mạng đang vượt qua bão tố dưới sự chèo lái tài tình của người thuyền trưởng vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi đó là động lực phát triển xã hội dưới ánh sáng của tiến hóa, tiến bộ và nhân văn.

Bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chín năm toàn dân - toàn diện - trường kỳ (1946-1954), một lần nữa văn hóa được đề lên thành một mặt trận: Song từ nay trở đi, chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc thiết thực và rộng rãi, để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân (đó chính là tinh thần triệt để “Kháng chiến hóa văn hóa. Văn hóa hóa kháng chiến”)".

Nhà văn Bùi Việt Thắng cho biết thêm, định hướng chiến lược này được Hồ Chủ tịch khẳng định trong Thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (từ ngày 16 đến 20.7.1948).

Khi cuộc kháng chiến đã chuyển sang tình thế, cục diện mới, Người càng quan tâm đến mặt trận không tiếng súng nhưng vô cùng quan trọng: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa, năm 1951).

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Hội nghị Văn hoá toàn quốc sẽ là một "Hội nghị Diên Hồng"

Hương Mai |

Hội nghị Văn hoá sẽ đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Ảnh hưởng toàn diện, tác động mạnh mẽ

Hải Minh |

Vào hạ tuần tháng 11.2021, Hội nghị Văn hoá toàn quốc (được coi là lần thứ ba) sẽ được tổ chức (hình thức trực tuyến) tại Thủ đô Hà Nội

NSƯT Xuân Bắc: "Nghệ sĩ chúng tôi trông chờ vào Hội nghị Văn hoá toàn quốc"

Hiền Mai |

Theo NSƯT Xuân Bắc: "Trước thềm Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này, nghệ sĩ chúng tôi trông chờ bao nhiêu, người dân trông chờ bấy nhiêu".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc sẽ là một "Hội nghị Diên Hồng"

Hương Mai |

Hội nghị Văn hoá sẽ đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Ảnh hưởng toàn diện, tác động mạnh mẽ

Hải Minh |

Vào hạ tuần tháng 11.2021, Hội nghị Văn hoá toàn quốc (được coi là lần thứ ba) sẽ được tổ chức (hình thức trực tuyến) tại Thủ đô Hà Nội

NSƯT Xuân Bắc: "Nghệ sĩ chúng tôi trông chờ vào Hội nghị Văn hoá toàn quốc"

Hiền Mai |

Theo NSƯT Xuân Bắc: "Trước thềm Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này, nghệ sĩ chúng tôi trông chờ bao nhiêu, người dân trông chờ bấy nhiêu".