Họa sĩ Lê Thế Anh: Khi người mua tỉnh ngộ thì họa sĩ càng phải có cái tôi riêng

Việt Văn (thực hiện) |

Diễn đạt mạch lạc ý tưởng, am hiểu sâu lĩnh vực, Lê Thế Anh là một họa sĩ trẻ trong tư duy và lối vẽ, dành nhiều thời gian nghiên cứu về mỹ thuật trong nước và thế giới. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về tranh sáng tác, tranh thị trường và những vấn đề khác của đời sống họa sĩ.

PV: Đời sống mỹ thuật giờ đây sôi động hẳn lên với nhiều hoạt động triển lãm cũng như việc mua bán tranh ngoài thị trường, như 2 sự kiện gần đây Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc và triển lãm tranh các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật. Góc nhìn của anh về vấn đề sáng tác và thị trường?

- Họa sĩ Lê Thế Anh: Phải nhìn lại từ nhiều năm trước, khi đa phần họa sĩ thế hệ 5X có cá tính sáng tác và mặc định phong cách, đề tài đã cộng tác với các gallery thời kinh tế thị trường. Trong khi các nhà sưu tập phương Tây có xu hướng mua tranh Việt Nam và coi đây là một thị trường màu mỡ thì các nhà sưu tập hội họa Việt Nam gần như không có, chỉ có một số ít như anh Thái Sơn. Khi Gallery lắng nghe nhu cầu thị trường thì muốn các họa sĩ vẽ tranh theo lối phương Tây nhìn Việt Nam, có yếu tố văn hóa, thuần Việt như thiếu nữ, áo dài, phong cảnh, nông thôn nhất là phố cổ Hà Nội với một loạt tên tuổi. Có nhà phê bình còn bình luận, nếu danh họa Bùi Xuân Phái vẽ Phố là thế hệ thứ nhất, thì thế hệ thứ hai vẽ Phố có Lê Thanh Sơn, thế hệ thứ ba có Lê Minh Đức… Nhu cầu thị trường lớn, họa sĩ vẽ theo series tranh nhiều, nói không ngoa là có thời, tranh xuất khẩu theo container. Dẫu vậy vẫn có sự chủ động của những họa sĩ chỉ vẽ theo sự mách bảo của trái tim như Đặng Xuân Hòa…

Sau những năm 2000, biến động về kinh tế, dẫn đến những nhà sưu tập tranh phương Tây chững lại, và 4, 5 năm sau (khoảng 2005 trở đi) các nhà sưu tập trong nước nổi lên. Có chuyện là một gallery ở Singapore bán tranh họa sĩ Việt Nam giá thấp hơn tranh của chính họa sĩ đó bán trong nước, vì do nhu cầu mua tranh nước ngoài bị bão hòa và do tranh của nhiều họa sĩ Việt Nam không có giá trị độc bản, vẽ theo series.

Nhưng chính điều đó lại tạo nên một tác dụng to lớn với các họa sĩ 7X, 8X không nằm ở giai đoạn bán tranh thời mở cửa và khủng hoảng kinh tế. Người mua tranh trong nước khó tính và tỉnh ngộ thế nào là tranh vẽ series. Khi thị trường không chiều chuộng họa sĩ thì xuất hiện một thế hệ vẽ theo cá tính, có cái tôi riêng. Ngoài ra, chính nhờ Internet, Facebook đã hình thành kênh giao dịch vừa truyền thống, vừa phi truyền thống. Những người đến nhà họa sĩ mua là truyền thống, còn mua qua mạng hoặc qua gallery, nhà đấu giá là phi truyền thống.

Điều gì quyết định giá cả một tác phẩm? Chuyện đề giá một đằng khi bán thỏa thuận giá khác nên hiểu như thế nào theo anh?

- Quyết định giá tranh nằm ở một số yếu tố như tên tuổi họa sĩ, phong cách đặc thù, khiến người xem nhìn vào là đọc được, rồi phông văn hóa và cuộc đời họa sĩ rồi quan điểm nghệ thuật… Thường họa sĩ đều mang tranh tốt nhất đến triển lãm, có mưu cầu tranh có giá cao. Nhưng họa sĩ không phải là dân kinh doanh, không giỏi làm giá, lại sống cảm tính nên dễ dao động và thay đổi. Cũng có người muốn tạo ra một lộ trình giá, muốn người xem biết giá tranh của tôi sẽ tăng dần đều và không có gì công khai dễ bằng gallery, nhà triển lãm.

Anh là một họa sĩ bán khá tốt với dòng tranh hiện thực, người mua tranh hay nhà sưu tập có nói với anh là họ tìm thấy gì ở tác phẩm?

- Dòng tranh hiện thực ở Việt Nam thực ra mới chỉ rầm rộ, sôi động trong 2 năm trở lại đây. Còn nhìn lại, năm 2015 nhóm hiện thực thành lập chỉ hơn 10 họa sĩ, còn xa hơn nữa những người thày như: Lê Huy Tiếp, Đỗ Quang Em, Nguyễn Trung Tín tiên phong vẽ hiện thực ở Việt Nam.

Kỹ thuật vẽ tranh hiện thực không khác biệt nhau mấy, vẽ ướt trên ướt, vẽ láng… bề mặt biểu hiện tranh hiện thực giống nhau, họa sĩ phải chọn đề tài riêng, người mẫu riêng để người xem dễ nhận ra. Trong khi tranh trừu tượng dễ nhận ra cá tính họa sĩ hơn. Như tranh thày Lê Huy Tiếp đều có biểu tượng con thuyền, con chó vì thày xuất thân từ vùng biển nên thích thuyền và ưa tính trung thành của con chó. Hay anh Phạm Bình Chương chuyên vẽ phố. Mai Duy Minh chuyên vẽ triết lý về cuộc sống, hay cả tranh lịch sử… có gam màu vàng, kỹ thuật cổ điển. Vũ Ngọc Vĩnh dùng màu xanh huyền hoặc, ma quái. Thế Anh thì thích vẽ miền núi, phong cảnh và đặc biệt là trẻ em miền núi.

Vì mình đi miền núi nhiều từ ngày xưa, trẻ em miền núi nhìn mình như người lạ, trực diện và ngây thơ, mình bị hấp dẫn bởi ánh mắt trẻ. Sự chân thật hay gian dối thể hiện qua ánh mắt mỗi người. Ai cũng có tuổi thơ, có con, có cháu, khi nhìn thấy tranh trẻ em sẽ tìm thấy sự đồng cảm trong đó. Về kỹ thuật, Thế Anh sử dụng kỹ thuật sơn dầu cổ điển nhiều lớp, đây là kỹ thuật khó, chồng màu để ra màu thứ ba. Kỹ thuật đó nói như họa sĩ Nguyễn Đình Đăng là đang bị mai một.

Làm sao để anh có thể duy trì cảm hứng trong một cuộc sống nhiều bất ổn và đòi hỏi con người phải luôn thay đổi để thích ứng như hiện nay?

- Tôi nghĩ luôn cho mình một lối sống lạc quan, yêu đời. Vẽ tranh phải luôn tạo cho trạng thái happy… Nhưng vẽ tranh không phải xong ngay, nhanh thì 1 tuần, lâu vài tháng, khó nhất là giữ liền mạch cảm xúc. Tôi thường vẽ tranh dang dở thì úp lại, vẽ tranh khác, hôm sau lật bức tranh dở dang, vẽ lại sẽ tìm thấy ý tứ mới. Tranh cũng là người, người vui thì tranh giàu năng lượng, người buồn thì tranh u uất. Và người mua tranh cảm nhận được điều đó.

Cảm ơn anh về cuộc trao đổi thú vị này!

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Khi họa sĩ bán tranh giỏi được tôn vinh

Việt Văn |

Có thể coi đó là một sự kiện trong giới mỹ thuật Việt, khi lần đầu tiên những họa sĩ bán tranh giỏi trên thị trường tụ hội trong “Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật”.

Cách học tiếng Việt "lạ đời" của họa sĩ người Úc đạp xe đến Việt Nam

Thanh Chân - Phương Anh |

Với niềm yêu mến đất nước Việt Nam, Kevin Francis - họa sĩ người Úc - đã một mình đạp xe đến Hà Nội và tự tạo ra cho mình quyển từ điển bằng tranh vô cùng độc đáo để học tiếng Việt.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khi họa sĩ bán tranh giỏi được tôn vinh

Việt Văn |

Có thể coi đó là một sự kiện trong giới mỹ thuật Việt, khi lần đầu tiên những họa sĩ bán tranh giỏi trên thị trường tụ hội trong “Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật”.

Cách học tiếng Việt "lạ đời" của họa sĩ người Úc đạp xe đến Việt Nam

Thanh Chân - Phương Anh |

Với niềm yêu mến đất nước Việt Nam, Kevin Francis - họa sĩ người Úc - đã một mình đạp xe đến Hà Nội và tự tạo ra cho mình quyển từ điển bằng tranh vô cùng độc đáo để học tiếng Việt.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.