Hình tượng linh vật rồng trên gốm Nam Bộ xưa

Lâm Điền |

Gốm Nam Bộ xưa là nơi hội tụ tinh hoa giữa kỹ thuật chế tác của người nước ngoài kết hợp với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những lưu dân “mang gươm đi mở cõi”. Vì thế hình tượng linh vật rồng trên những sản phẩm gốm này rất độc lạ.

Nơi tinh hoa hội tụ

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, Nam Bộ tiếp nhận và khai sinh bốn dòng gốm chính yếu: Gốm Cây Mai, gốm Sài Gòn, gốm Lái Thiêu và gốm Biên Hòa. Đây được xem là đóng góp lớn của Nam Bộ làm phong phú kho tàng gốm Việt.

Hình tượng linh vật rồng trên dĩa gốm Nam Bộ xưa được thể hiện với nét vẽ phóng khoáng.... Ảnh: Lâm Điền
Hình tượng linh vật rồng trên dĩa gốm Nam Bộ xưa được thể hiện với nét vẽ phóng khoáng... Ảnh: Lâm Điền

Bởi gốm Cây Mai, gốm Sài Gòn và gốm Lái Thiêu là sự kết hợp đầy sáng tạo của những lưu dân “mang gươm đi mở cõi” và người Hoa ở Nam Trung Quốc đến cộng cư. Với kỹ năng thương mại của mình, những người Hoa có tay nghề gốm, đã đi đầu mở lò sản xuất gốm ngay sau khi định cư trên vùng đất mới và thuê thợ bản xứ làm việc. Kỹ thuật chế tác gốm lâu đời của người Trung Quốc, qua bàn tay, khối óc sáng tạo của lưu dân từ hai vùng đất có truyền thống gốm quốc nội là miền Bắc, miền Trung đã cho ra đời những sản phẩm gốm khác biệt so với cả “2 bản gốc”. Đến thập niên đầu thế kỷ XX, cùng với việc ra đời của Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa, những chuyên gia người Pháp đã phối hợp cùng với những người thợ gốm lành nghề của Sài Gòn xưa, tiếp tục thổi hương sắc mới cho gốm Nam bộ.

Chiếc ấm trà gốm Nam Bộ xưa vẽ hình ảnh La hán hàng long. Ảnh: Lâm Điền
Chiếc ấm trà gốm Nam Bộ xưa vẽ hình ảnh La hán Hàng Long. Ảnh: Lâm Điền

Trong đó đáng chú ý nhất là việc sáng tạo ra nhiều nước men mới từ vật liệu tại chỗ như tro, đá ong Biên Hòa để tạo ra màu mới, như: xanh đồng, men đá đỏ… giúp cho việc thể hiện màu sắc trên sản phẩm ngày sống động hơn, tinh tế hơn và tất nhiên là mở ra nhiều cơ hội cho người thợ sáng tạo hơn. Có thể nói, sự giao thoa Đông - Tây, kim - cổ, bản địa - hải ngoại đã hòa quyện vào từng hình dáng, màu sắc, đường nét, chất liệu chế tác... Tất cả như thổi hồn cho sản phẩm gốm Nam Bộ sức sống mới.

Đưa rồng đến đời thường

Do mục tiêu chủ yếu là cung cấp đồ gia dụng (hũ, tô chén, đĩa…) nên phần lớn gốm Nam Bộ xưa không có nhiều sản phẩm mang tính hoành tráng và quy mô lớn, nhưng bù lại, rất đa dạng và đặc sắc về bút pháp, đường nét, hình khối, màu sắc. Không chỉ có chất liệu để tạo ra màu lam như nhiều nơi, ở đây sáng tạo ra khá nhiều màu…

Linh vật rồng trên gốm Biên Hòa sống động với nhiều màu sắc. Ảnh: Lâm Điền
Linh vật rồng trên gốm Biên Hòa sống động với nhiều màu sắc. Ảnh: Lâm Điền

Trong khi đó, phần lớn những người thợ sử dụng màu sắc đa dạng này mang sẵn trong mình chất hào sảng, phóng khoáng Nam Bộ. Vì thế mà ngay cả khi thể hiện hình tượng linh vật rồng - đề tài quen thuộc của các dòng gốm thì gốm Nam Bộ xưa cũng có sự khác biệt. Bởi ở đó, rồng không chỉ được lột tả và khai thác đầy đủ các hình thế hùng dũng, phẩm chất quý giá dưới nhiều góc độ... mà còn được các “nghệ sĩ dân gian” đầy chất hào sảng trên vùng đất mới của Tổ quốc, thể hiện một cách ngẫu hứng cả về đề tài, thủ pháp…

Cận cảnh bàn chân rồng 5 móng trên sản phẩm gốm Biên Hòa. Ảnh: Lâm Điền
Cận cảnh bàn chân rồng 5 móng trên sản phẩm gốm Biên Hòa. Ảnh: Lâm Điền

Có thể nói đề tài rồng trên gốm Nam Bộ xưa được thể hiện rất phong phú từ hình tượng theo điển xưa, tích cũ như: La Hán hàng long, lưỡng long tranh châu,… cho đến hành trình đi tìm hạnh phúc lứa đôi: Long phụng hòa minh…

Đặc biệt hơn, đây cũng chính là giai đoạn thể hiện tinh thần khao khát tự do cao nhất trong lĩnh vực mỹ thuật đương thời nên gốm Nam Bộ xưa cũng xuất hiện nhiều tác phẩm thể hiện khát vọng tự do, vượt khỏi những quy định hà khắc của chế độ phong kiến. Vì thế hình tượng rồng - vốn là biểu tượng của vương quyền, cũng được đưa đến gần cuộc sống đời thường hơn.

Nhà sưu tầm Đỗ Quyên - Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh An Giang và chiếc dĩa gốm Nam Bộ xưa vẽ hình ảnh La Hán hàng long. Ảnh: Lâm Điền
Nhà sưu tầm Đỗ Quyên - Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh An Giang và chiếc dĩa gốm Nam Bộ xưa vẽ hình ảnh La Hán hàng long. Ảnh: Lâm Điền

Theo đó, trên các dòng Cây Mai, Sài Gòn, Lái Thiêu vẽ hình tượng rồng trên các tô, dĩa… sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, với khí chất “đầu đội trời - chân đạp đất” của mình, nhiều nghệ sĩ gốm Nam Bộ xưa còn táo bạo khi thể hiện hình tượng rồng có 5 móng (ngũ trảo) - vốn được xem như đặc quyền của vua, chúa… Sự phá cách đó không chỉ thể hiện khí chất của những người “nghệ sĩ dân gian” trên vùng đất mới mà còn góp phần làm cho vườn hoa gốm Việt thêm lung linh hương sắc mới.

Lâm Điền
TIN LIÊN QUAN

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

ĐÌNH TRỌNG |

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nền cặp linh vật rồng lu độc đáo.

Người dân thích thú chụp ảnh cùng đôi linh vật rồng ở Bảo tàng Thái Bình

TRUNG DU |

Ngày thứ 7 cuối tuần, thời tiết đẹp, rất nhiều người dân từ già đến trẻ khi đi du Xuân, sắm Tết đã ghé thăm, chụp ảnh "check-in" cùng đôi linh vật rồng mới được dựng ở sân Bảo tàng Thái Bình.

Linh vật rồng là biểu tượng văn hoá, không nên thiết kế cho có lệ

Nhóm Pv |

Theo PGS.TS Dương Văn Sáu (Nhà nghiên cứu Di sản văn hoá), rồng là biểu tượng cho quyền lực, thịnh vượng và sự sống, cho nên dù hình dáng nào, chất liệu kích thước ra sao thì việc thiết kế, tạo hình linh vật rồng phải đảm bảo tính chân thiện mĩ như truyền thống vốn có.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

TPHCM yêu cầu thanh, kiểm tra nhà ở cho thuê có nhiều căn hộ, mật độ ở đông

Huyền Trân |

TPHCM - Ngày 10.6, Chủ tịch UBND TPHCM đã có ý kiến chỉ đạo tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn thành phố.

Hơn 13.000 thí sinh ở TPHCM được miễn thi môn Ngoại ngữ

Chân Phúc |

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, TPHCM có 13.076 thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ.

Hai thành viên BRICS bán cả trăm tỉ USD trái phiếu Mỹ

Ngọc Vân |

Nga và Trung Quốc, hai nước thành viên BRICS, đã bán hàng trăm tỉ USD trái phiếu Mỹ trong thời gian qua.

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

ĐÌNH TRỌNG |

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nền cặp linh vật rồng lu độc đáo.

Người dân thích thú chụp ảnh cùng đôi linh vật rồng ở Bảo tàng Thái Bình

TRUNG DU |

Ngày thứ 7 cuối tuần, thời tiết đẹp, rất nhiều người dân từ già đến trẻ khi đi du Xuân, sắm Tết đã ghé thăm, chụp ảnh "check-in" cùng đôi linh vật rồng mới được dựng ở sân Bảo tàng Thái Bình.

Linh vật rồng là biểu tượng văn hoá, không nên thiết kế cho có lệ

Nhóm Pv |

Theo PGS.TS Dương Văn Sáu (Nhà nghiên cứu Di sản văn hoá), rồng là biểu tượng cho quyền lực, thịnh vượng và sự sống, cho nên dù hình dáng nào, chất liệu kích thước ra sao thì việc thiết kế, tạo hình linh vật rồng phải đảm bảo tính chân thiện mĩ như truyền thống vốn có.