Hiểu thêm về các Vua Hùng

hoàng khôi |

Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Biểu tượng Vua Hùng là có thực, cụ thể và rất thiêng liêng. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng, về các đời vua còn nhiều điều khó giải thích nhưng dân gian xưa nay cũng mặc nhiên ít ai nghi ngờ.

Tuy nhiên, đến thời đại khoa học ngày nay rất cần có những lý giải để chúng ta, một mặt giữ được những niềm tin tâm linh, mặt khác khẳng định những giá trị văn hóa của dân tộc.

1. Trước hết là về thời đại Hùng Vương và không gian trị vì của các vua Hùng. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của trời Nam, mở đầu thời đại Hùng Vương là Đế Minh. Ngài là cháu ba đời của vua Thần Nông nhưng được thay bằng họ Hữu Hùng sau một trận đánh quyết liệt với Xuy Vưu. Theo huyền sử Trung Hoa, “tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghênh Hữu Hùng Thị, đôn Hữu Hùng Thị lên ngôi minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Đế. Hoàng Đế chính là Đế Minh, vị vua Hùng đầu tiên". Sách Thiên Nam ngữ lục từng chép việc này:

Từ vua Viêm Đế sinh ra

Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông

Trời cho thay họ Hữu Hùng

Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành

Đế Minh đã dựng đô tại nơi hội tụ của ba con sông Đà, Lô, Thao (Tam Giang) chính là đất Phong Châu của Phú Thọ ngày nay. Đế Minh có hai con là Đế Nghi (Nghiêu?) cai quản ở phương Bắc và Lộc Tục (Thuấn?, khác mẹ) cai trị đất phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương. Không gian mà Kinh Dương Vương cai trị được gọi là nước Xích Quỷ (Xích là màu đỏ, Quỷ là Thần; Xích Quỷ là Thần phương Nam). Cũng theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương đi tuần thú khắp nước, đến Hoan Châu thấy một vùng phong cảnh núi đi gấp khúc, nước chảy vòng theo, rồng cuộn hổ nằm, 99 ngọn... Đó là Ngàn Hống giáp với cửa Hội Thống ngoài biển bèn xây dựng đô thành. Đây là kinh đô thứ hai (nhưng là đầu tiên của thời Kinh Dương Vương). Kinh Dương Vương có vợ là Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân (Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh bọc trăm trứng. Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con về lại Phong Châu, lập con cả làm vua gọi là Hùng Vương. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang, nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành - nay là Quảng Nam) chia nước làm 15 bộ.

Như thế có thể thấy, thời đại Hùng Vương phải bắt đầu từ khi Đế Minh mang họ Hữu Hùng. Đế Minh - Hùng Dương Vương (theo Ngọc phả) là ông nội của Lạc Long Quân - Hùng Hiền Vương. Từ Đế Minh đến Lạc Long Quân, nước ta có ít nhất hai tên gọi là Xích Quỷ và Văn Lang (còn một tên gọi nữa là Việt Thường gắn với vùng Hoan Châu?). Cũng có hai kinh đô là Phong Châu (thời Đế Minh, và đời Hùng Quốc Vương - con đầu Âu Cơ) và Ngàn Hống (thời Kinh Dương Vương). Không gian thời cổ của các vua Hùng gồm 15 bộ của Văn Lang có thể nói là quá rộng, vậy nước Văn Lang thuở ấy phải chăng là gồm cả tộc Việt (Bách Việt), và quốc gia mang dòng Việt ngày nay duy nhất chỉ còn là Việt Nam, quê hương của các Vua Hùng.

2. Theo truyền thuyết, tổ mẫu Âu Cơ sau khi kết duyên cùng Lạc Long Quân đã có một thời gian dài mang thai phải đến ba năm, ba tháng và sinh bọc trăm trứng ở một bãi bằng trên núi Nghĩa Lĩnh. Do sự tích này mà nhân dân đã xây đền Hạ để thờ. Những người con này không hề bú mớm, cũng không nói, chỉ ăn hoa quả và mỗi ngày cười ba lần, cứ thế “tự lớn lên trông đẹp đẽ lạ thường” (theo Lĩnh Nam chích quái). Mẹ Âu Cơ vì không thể phân biệt được từng người nên đã cầu khẩn một ông tiên đang ngồi câu cá ở bến Việt Trì đặt tên. Tiên đặt cho người đầu là Lân Lang, những người sau cũng có chữ Lang như Xích Lang, Mật Lang, Thái Lang... cho đến Thanh Lang. Theo ghi chép của Ngọc phả đền Hùng (Hùng triều ngọc phả), họ Hồng Bàng truyền được 18 đời vua, từ Kinh Dương Vương đến Hùng Duệ Vương. Con cháu của mẹ Âu Cơ đều bắt đầu từ Hùng Quốc Vương (con đầu của Lạc Long quân và Âu Cơ - đời vua Hùng thứ 3). Có một điều khiến ta băn khoăn là với 18 đời vua, mỗi đời trị vì người ít nhất là 87 năm (Hùng Huy Vương), người nhiều nhất là 400 năm (Lạc Long Quân) thì tuổi thọ của họ là rất khủng (Lạc Long Quân thọ 506 năm; 186 con trai, 29 con gái, có 141 chi, có 3599 cháu chắt; Hùng Duệ Vương đời 18 thọ 221 năm, làm vua 150 năm, 20 con trai, 6 gái, 194 cháu chắt, 26 chi... Các vị khác đều tương tự). Đây là một điều không thể có thực. Phải chăng trong khoảng 2.000 năm lịch sử ấy, mỗi một triều vua trị vì ở những vùng đất khác nhau trong Bách Việt và 400 năm của Lạc Long Quân chẳng hạn là một giai đoạn kéo dài có nhiều vị cai trị ở một khu vực cụ thể? Xem xét một cách kỹ lưỡng những ghi chép, ta thấy, nếu lãnh thổ của Văn Lang tây giáp Ba Thục, bắc giáp hồ Động Đình, nam đến Hồ Tôn gồm 15 bộ nhưng tên của 15 bộ này lại chỉ loanh quanh vùng bắc Việt Nam hiện nay. Ví dụ: Sách Lĩnh Nam chích quái chép: 1 Việt Thường, 2 Giao Chỉ, 3 Chu Diên, 4 Vũ Ninh, 5 Phúc Lộc, 6 Ninh Hải, 7 Dương Tuyền, 8 Lạc Hải, 9 Hoài Hoan, 10 Cửu Chân, 11 Nhật Nam, 12 Chân Định, 13 Quế Lâm, 14 Văn Lang, 15 Tượng Quận - chỉ có Quế Lâm. Tượng Quận là đất Trung Quốc bây giờ, rõ ràng là chưa bao quát. Còn Ngọc phả đền Hùng, bản được coi là viết sớm nhất ra đời năm 980 thời Tiền Lê mà các triều sau này đều sao chép lại và bản được lưu giữ đến nay là bản sao vào năm 1600 (đời Lê Kính Tông) thì tên tuổi các vua Hùng hầu như không một ai có tên Nôm. Tính chính xác rõ là không cao.

Như vậy, cả truyền thuyết, cả ghi chép trong Ngọc phả chỉ có giá trị góp phần tô điểm cho một thời đại ở quá xa chúng ta. Song nếu ta chấp nhận truyền thuyết là những ánh xạ của hiện thực (như cách ta thấy chiếc đũa bị bẻ cong đi khi nhúng nó vào chậu nước) thì chỉ cần nhìn vào cái tên Lạc Long Quân và Âu Cơ, có thể suy ra chúng ta là con cái của người Âu Lạc hay được sinh ra từ sự hợp thành của Lạc Việt và Âu Việt. Thế nên, những truyền thuyết dân gian, những thư tịch cổ rồi những di tích khảo cổ chính là những tư liệu quý để ta tìm hiểu thêm tiến tình phát triển văn hóa của cha ông ta nhằm khẳng định thời đại Hùng Vương là một thời đại có thực trong lịch sử dân tộc, là bước bình minh của dân tộc Việt.

3. Đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh (núi Cả) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đó là một cụm di tích lớn gồm ba đền chính Hạ, Trung, Thượng. Đền Hạ được dựng từ thế kỷ XVII ghi nhớ nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu) xây dựng thời Lý - Trần thế kỷ XII - XIII, đền Thượng xây trên núi Nghĩa Lĩnh là nơi các vua Hùng hàng năm tế cáo với trời đất cầu mùa màng tươi tốt, dân cư an vui, đều rất quy mô. Cùng thờ trong khu này còn có chùa Thiên Quang, Lăng Hùng Vương thứ 6, cột đá thề ghi dấu An Dương Vương nhận ngôi từ vua Hùng nguyện giữ vững bờ cõi, đền Giếng thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Hùng Vương thứ 18 có công dạy dân trồng lúa, trị thủy. Từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ta xây thềm đền Tổ mẫu Âu cơ trên Ốc sơn (núi Vặn), đền Quốc tổ Lạc Long Quân và Bảo tàng Hùng Vương. Có thể nói, đây là một khu di tích trang nghiêm bậc nhất của nước ta kính thờ tổ tiên, những người khai sáng đầu tiên của dân tộc Việt. Ngoài khu thờ chính này, trên cả nước, còn có nhiều nơi có đền thờ các vua Hùng. Nhưng rất đáng nói thêm là ở phía Nam, vùng đất mới mà con cháu Lạc Việt mở mang, chúng ta còn lập những ngôi đền thờ Tổ Nước không kém bề thế. Đó là đền thờ vua Hùng tại Thảo cầm viên (ở quận I, TPHCM bây giờ) được xây từ năm 1926, đó là khu tưởng niệm các vua Hùng ở quận 9 khánh thành năm 2019. Đặc biệt, tận chót cùng của đất nước, tại ấp Giao Khẩu xã Tân Mai huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, người dân đã dựng đền thờ các vua Hùng từ năm 1870 đến nay vẫn thường xuyên hương khói.

Có một chuyện thú vị! Ai cũng biết, đền thờ Hùng Vương là thờ các vị vua Hùng nhưng ở Phú Thọ trong cả ba đền Hạ, Trung, Thượng đều đặt bài vị thờ ba vị là:

- Đột Ngột Cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền Thánh vương.

- Ất Sơn Thánh vương

- Viễn Sơn Thánh vương

Ba vị này còn được bắt gặp ở nhiều nơi khác trong các đình, đền, miếu vùng Phú Thọ nhưng đều không gọi là Hùng Vương. Vậy họ là ai?

Theo Thần tích xã Tiên Cương phủ Lâm Thao, Đột Ngột Cao Sơn được ghi là “Hùng Vương Thánh tổ Tiền Thái tổ Cao Sơn Minh vương Hoàng đế” - đó cũng chính là Nguyên Thánh Tổ Hùng Vương Sơn người mở vận trời Nam. Minh Vương hay Đế Minh hay Đột Ngột Cao Sơn là vua Hùng đầu tiên của người Việt. Từ đó suy ra, Ất Sơn Thánh vương chính là Đế Minh, còn Viễn Sơn Thánh vương là Lộc Tục (Kinh Dương Vương)? Suy luận này để minh chứng rằng, con dân Việt Nam luôn có thái độ và tình cảm uống nước nhớ nguồn. Ta kính ngưỡng các vị vua Hùng và luôn nhớ tới các bậc tiền bối đã sinh thành ra họ.

Bài viết này muốn được góp thêm một nhận thức nhân giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020, chúng ta gửi thông tin trên toàn cầu.

hoàng khôi
TIN LIÊN QUAN

Tìm hiểu thêm về lịch sử qua cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị xuyên”

Việt Văn |

Sáng 5.3.2020 tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức ra mắt, giới thiệu cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên. Buổi ra mắt sách có sự tham gia của nhiều tướng lĩnh sĩ quan cao cấp đã trực tiếp chiến đấu tại Biên giới phía Bắc những năm 1979 - 1989.

Văn khấn đền Vua Hùng

Thiên An |

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngày trong năm để tưởng nhớ đến những người đi trước đã có công khai phá, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Khởi công xây dựng Đền thờ các Vua Hùng tại TP. Cần Thơ

Thành Nhân |

Điểm nhấn của công trình là Đền thờ chính với hình tượng trống đồng cách điệu. Các chi tiết hoa văn thời Vua Hùng sẽ điêu khắc trên phần cánh và thân công trình mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tìm hiểu thêm về lịch sử qua cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị xuyên”

Việt Văn |

Sáng 5.3.2020 tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức ra mắt, giới thiệu cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên. Buổi ra mắt sách có sự tham gia của nhiều tướng lĩnh sĩ quan cao cấp đã trực tiếp chiến đấu tại Biên giới phía Bắc những năm 1979 - 1989.

Văn khấn đền Vua Hùng

Thiên An |

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngày trong năm để tưởng nhớ đến những người đi trước đã có công khai phá, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Khởi công xây dựng Đền thờ các Vua Hùng tại TP. Cần Thơ

Thành Nhân |

Điểm nhấn của công trình là Đền thờ chính với hình tượng trống đồng cách điệu. Các chi tiết hoa văn thời Vua Hùng sẽ điêu khắc trên phần cánh và thân công trình mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.