Hiểu hơn về thế giới chúng ta đang sống

Việt Văn |

Đáng lẽ diễn ra thường niên vào tháng 6 nhưng vì dịch, Liên hoan Phim Tài liệu Châu Âu-Việt Nam lần thứ 11 tận tháng 10 (1-10.10) mới được tổ chức tại Hà Nội (Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, số 465 Hoàng Hoa Thám) và tại TPHCM (Trường Đại học Hoa Sen, số 8, Nguyễn Văn Tráng, Quận 1). Nằm trong khuôn khổ các chương trình hoạt động của EUNIC - Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu, LHP lần này qui tụ 10 quốc gia: Áo, Bỉ (Wallonia-Brussels), Pháp, Italia, Đức, Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh và chủ nhà Việt Nam.

Thương hiệu của một Liên hoan phim

Đã bước sang năm thứ 11, Liên hoan phim (LHP) tài liệu Châu Âu - Việt Nam thực sự đã trở thành một thương hiệu với khán giả yêu phim tài liệu. Đây cũng là dịp công chúng được xem miễn phí các tác phẩm tài liệu xuất sắc của thế giới và Việt Nam.

Điều thú vị là mỗi tối, LHP sẽ chiếu một tác phẩm điện ảnh tài liệu Việt Nam và một tác phẩm của một nước Châu Âu cùng về một chủ đề hoặc có sự tương đồng ở một số điểm nào đó, điều này tạo sự so sánh, liên tưởng và cũng là bài học rút kinh nghiệm cho những đạo diễn làm phim. 22 phim sẽ được trình chiếu, 10 phim châu Âu, 10 phim của Hãng phim Tài liệu Khoa học TƯ và 2 phim độc lập của 2 đạo diễn Đoàn Hồng Lê (“Người mẹ”) và Hương Na Nguyễn (“Cống ngầm”).

Tối 1.10, khai mạc là bộ phim “Hành trình về phía bình minh“ của đạo diễn Nguyễn Đức Phương là hành trình tuổi trẻ hướng tới biển đảo quê hương do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Hải quân phát động vào năm 2008. Bộ phim là những câu chuyện kể, tâm sự và chia sẻ của những thanh niên Việt Nam qua các thời đại đã cống hiến tuổi trẻ, sức trẻ của bản thân hướng về nơi đảo xa (quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) với lòng nhiệt huyết, sự hy sinh cho chủ quyền của dân tộc.

Tiếp nối là phim “Nhà tắm công cộng/Bains publics“ của nữ đạo diễn người Bỉ nói tiếng Pháp - Kita Bauchet, được Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam mang tới giới thiệu. Bối cảnh phim là khu Marolles, ngay giữa Rhủ đô Bruxelles. Gần 65 năm sau ngày khánh thành, “Nhà tắm công cộng Bruxelles” vẫn hoạt động với 2 bể bơi và các phòng tắm dành cho cư dân. Những con người thuộc lứa tuổi, gốc gác và giai tầng khác nhau tới đây, tìm thấy ở đây một nơi thư giãn và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Và câu chuyện cuộc sống với sự phức tạp của nó xảy ra ở một nơi tưởng như yên bình nhất. Phim đã đoạt giải đặc biệt Liên hoan Phim “Traces de Vies” - ClermontFerrand (Pháp) 2019 và tham dự một số LHP khác.

Những kết nối đáng suy ngẫm

Ông Wilfried Eckstein - Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội, Chủ tịch EUNIC - Việt Nam đã viết giới thiệu rất hay cho cuốn catalogue LHP: “Kì vọng của người xem với các bộ phim tài liệu vốn khác với các bộ phim truyện. Trong các bộ phim hư cấu, người xem mong đợi một câu chuyện được tạo ra, còn đối với một bộ phim tài liệu lại chờ đón một câu chuyện dựa trên thực tế.

Một bộ phim tài liệu luôn cố gắng nắm bắt thực tế, nó phản ánh những tình huống, con người và những điều thực sự tồn tại trên thế giới. Yêu cầu của mỗi bộ phim tài liệu chính là tính xác thực... Phim tài liệu chạm tới các vấn đề xã hội. Năm nay, chúng ta dõi theo một gia đình phải đối diện với thách thức lớn lao khi một trong những người con của họ bị bại não. Một bộ phim khác dẫn ta tới cuộc tranh luận khiến những người đưa ra quyết định chính sách cũng như người dân Châu Âu lo ngại từ nhiều năm nay, đó là sự biến mất của không gian cá nhân trong thời đại tư bản số.

Phim tài liệu diễn giải về thế giới theo lối rất cá nhân và nhìn nhận mọi thứ từ gốc rễ, từ đó tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi bức thiết. Bên cạnh đó, 2 bộ phim tài liệu khác sẽ phám khá câu hỏi về ý nghĩa của làn sóng nhập cư toàn cầu với Việt Nam. Phim tài liệu mang lại những kết nối đáng suy ngẫm và giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới mình đang sống“.

Và đạo diễn Việt học hỏi được gì?

Cùng với LHP tài liệu Châu Âu - Việt Nam hàng năm, Hãng phim Tài liệu và Khoa học TƯ thường cũng tổ chức các workhop với sự hướng dẫn của nhiều đạo diễn nổi tiếng quốc tế làm phim tài liệu như Thierry Michel (Bỉ)... để nhằm nâng cao khả năng làm phim của các đạo diễn phim tài liệu Việt. Năm nay vì COVID-19 nên không có workshop nào được tổ chức.

Và hiệu quả thực tế của các khóa học cũng như qua kinh nghiệm thu được LHP đã giúp ích nhiều cho các đạo diễn Việt trên con đường tiếp cận với xu thế làm phim tài liệu đương đại trên thế giới. Qua các giải thưởng của Liên hoan phim quốc gia, Cánh diều, có thể thấy phim tài liệu Việt giờ đã khác trước, dài hơn cả về dung lượng thời gian (có phim đã dài tới 90 phút, và trung bình cũng trên dưới 30 phút) cũng như sự phức tạp được đan cài trong nhiều câu chuyện. Không còn là “radio có hình“ như cố đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích từng nói nữa mà nhiều phim đã từ bỏ lời bình chủ quan của tác giả, chỉ để lời thoại của nhân vật và âm thanh, tiếng động hiện trường để tạo cảm giác chân thực nhất. Một số phim khác vẫn giữ lời bình nhưng đã tiết chế đi nhiều, để cho ngôn ngữ hình ảnh tự nói lên tiếng nói của nó.

Khán giả chờ đợi nhiều phim tài liệu Việt có sự khai phá, tìm tòi đáng kể về ngôn ngữ trong phim tài liệu cũng như sự đột phá trong dựng phim để tạo nên những cấu trúc mới mẻ, đem đến cho người xem những câu chuyện thú vị và cảm xúc thẩm mỹ đặc sắc...

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Phim tài liệu độc lập ở Việt Nam chưa có chỗ đứng

Anh Thư (thực hiện) |

Đạo diễn Trần Phương Thảo thuộc thế hệ những nhà làm phim trẻ đầu tiên ở nước ta theo đuổi dòng phim tài liệu độc lập. Bộ phim “Đi tìm Phong” do hai vợ chồng chị đồng đạo diễn đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, và là bộ phim tài liệu độc lập đầu tiên được công chiếu ở hệ thống rạp thương mại (2018), nhận được phản hồi tích cực của khán giả, góp phần làm thay đổi cái nhìn về người chuyển giới. Khác với nhiều người, chị cho rằng, làm phim độc lập không nhất thiết phải gian khổ. Tuy nhiên, dòng phim này của nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới...

Phim tài liệu lịch sử làm sao cho hấp dẫn

Việt Văn thực hiện |

Phim tài liệu lịch sử Việt Nam gần đây xuất hiện trên truyền hình và trên internet ngày càng thu hút khán giả hơn vì cách tiếp cận đổi mới, góc nhìn đa chiều. Tuy nhiên, thách thức mà phim tài liệu lịch sử phải đối mặt cũng như việc tiếp cận với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ ra sao…

Phim truyền hình, phim tài liệu nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh

Mai Hương |

Trong thời gian cách ly xã hội, có thể nói, xem truyền hình trở thành lựa chọn của nhiều người dân. Ngoài những bộ phim tâm lý xã hội, phim đề tài gia đình, khán giả còn xem những bộ phim mang tính thời sự về phòng chống dịch COVID-19.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Phim tài liệu độc lập ở Việt Nam chưa có chỗ đứng

Anh Thư (thực hiện) |

Đạo diễn Trần Phương Thảo thuộc thế hệ những nhà làm phim trẻ đầu tiên ở nước ta theo đuổi dòng phim tài liệu độc lập. Bộ phim “Đi tìm Phong” do hai vợ chồng chị đồng đạo diễn đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, và là bộ phim tài liệu độc lập đầu tiên được công chiếu ở hệ thống rạp thương mại (2018), nhận được phản hồi tích cực của khán giả, góp phần làm thay đổi cái nhìn về người chuyển giới. Khác với nhiều người, chị cho rằng, làm phim độc lập không nhất thiết phải gian khổ. Tuy nhiên, dòng phim này của nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới...

Phim tài liệu lịch sử làm sao cho hấp dẫn

Việt Văn thực hiện |

Phim tài liệu lịch sử Việt Nam gần đây xuất hiện trên truyền hình và trên internet ngày càng thu hút khán giả hơn vì cách tiếp cận đổi mới, góc nhìn đa chiều. Tuy nhiên, thách thức mà phim tài liệu lịch sử phải đối mặt cũng như việc tiếp cận với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ ra sao…

Phim truyền hình, phim tài liệu nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh

Mai Hương |

Trong thời gian cách ly xã hội, có thể nói, xem truyền hình trở thành lựa chọn của nhiều người dân. Ngoài những bộ phim tâm lý xã hội, phim đề tài gia đình, khán giả còn xem những bộ phim mang tính thời sự về phòng chống dịch COVID-19.