Hệ thống bảo tàng Đà Nẵng vượt khó phục vụ công chúng

Chung Hương |

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều bảo tàng tại Đà Nẵng đã phải “cửa đóng, then cài”, ngừng phục vụ khách để đảm bảo phòng, chống dịch. Tuy nhiên, dù đóng cửa nhưng các bảo tàng không ngừng hoạt động, sáng tạo mọi phương thức để tiếp cận công chúng.

Bảo tàng “số hoá”

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng là đơn vị tiên phong thực hiện áp dụng hình thức online để tiếp cận công chúng tại Đà Nẵng. Từ tháng 9.2020, giữa lúc TP.Đà Nẵng phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 bùng phát, bảo tàng đã tạo chú ý khi thực hiện triển lãm online với chủ đề “Đà Nẵng qua đôi mắt người nghệ sĩ”. Với kinh nghiệm này, cuối tháng 5.2021, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng chuyển hướng từ triển lãm trực quan các tác phẩm tranh thiếu nhi “Đà Nẵng - Thành phố em yêu” sang triển lãm trực tuyến. Một đoạn phim do chính các cán bộ bảo tàng quay, chụp, dựng được đưa lên mạng.

Còn Bảo tàng Đà Nẵng sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin Bản đồ di sản số bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại địa chỉ trang web: bandodisandanang.vn, giới thiệu thông tin, hình ảnh về hệ thống di tích trên địa bàn thành phố, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt (thành Điện Hải, danh thắng Ngũ Hành Sơn), một di tích liên tỉnh (Hải Vân quan), 12 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp thành phố.

Theo đó, phần mềm Bản đồ số di sản văn hóa Đà Nẵng được xây dựng nhằm phục vụ công tác khai thác, quảng bá các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố trên mạng Internet. Qua phần mềm này, người dùng có cái nhìn tổng quan toàn cảnh về các điểm di tích, danh lam thắng cảnh của thành phố. Ngoài ra, phần mềm còn xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chuyên ngành Di sản văn hóa giúp cán bộ quản lý có thể tìm kiếm, tra cứu và khai thác dữ liệu; người dùng mạng Internet có thể dễ dàng trong công tác tìm kiếm, tra cứu thông tin về di sản trên địa bàn thành phố.

Không chỉ nâng cao áp dụng công nghệ trong thời gian dịch bệnh, cán bộ, nhân viên các bảo tàng còn tập trung chuẩn bị nội dung cho các hoạt động mang tính khoa học, chuyên đề để giới thiệu tới công chúng khi bảo tàng hoạt động trở lại. Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, năm 2020, các thuyết minh viên của bảo tàng được tham gia 16 buổi sinh hoạt với nội dung bao quát nhiều lĩnh vực như lịch sử tôn giáo, nghệ thuật, thông tin khoa học liên quan đến các hiện vật và bộ sưu tập tiêu biểu.

Phát huy lợi thế trực tuyến

Trao đổi với Lao Động, họa sĩ Trương Nguyễn Nguyên Kha - Trưởng phòng Nghiệp vụ - Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng cho biết, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã chú trọng công tác truyền thông quảng bá trên nền tảng công nghệ số nhằm tiếp cận đến nhiều đối tượng công chúng. Tuy nhiên, việc đầu tư cho triển lãm chủ yếu tập trung vào triển lãm trưng bày và mời công chúng đến tham quan trực tiếp tại điểm. Đến khi dịch bùng phát, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, các bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan. Chính vì vậy, để tiếp tục giữ sự kết nối công chúng, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã tập trung chủ yếu vào làm triển lãm online và giới thiệu hoạt động của đơn vị trên Internet, thông qua Website và mạng xã hội.

Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp khó khăn do thiếu cán bộ có chuyên môn sâu về công tác truyền thông, thiếu các thiết bị như máy ảnh, máy quay, máy có tính chuyên nghiệp...

Họa sĩ Kha chia sẻ, để một cuộc triển lãm online cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về đề tài, ý tưởng và hiện vật phù hợp. Sau đó, đăng tải nội dung, hình ảnh, clip triển lãm lên Website của Bảo tàng và các mạng xã hội Youtube, Facebook và đồng thời cử cán bộ liên tục theo dõi để tương tác với công chúng, trả lời thắc mắc hoặc cung cấp thêm thông tin chi tiết cần thiết.

“Nhận thấy những ích lợi mà triển lãm online mang lại, sau khi dịch bệnh qua đi, chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục duy trì thực hiện triển lãm online kết hợp chặt chẽ với việc triển lãm trực tiếp nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và xã hội hoạt động trở lại bình thường” - họa sĩ Kha nói.

Triển lãm online “Vẻ đẹp người phụ nữ trong tác phẩm của Lê Công Thành”

Kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 - 20.10.2021) và 11 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức triển lãm online mang tên “Vẻ đẹp người phụ nữ trong tác phẩm của Lê Công Thành”.

Hoạt động tôn vinh vẻ đẹp của người phụ  nữ qua các tác phẩm của nghệ sĩ tạo hình Lê Công Thành hiện có trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu thường thức văn hóa - nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của công chúng trong thời gian dịch bệnh COVID-19.

Triển lãm chọn lọc giới thiệu đến công chúng và người yêu nghệ thuật 26 tác phẩm về chủ đề phụ nữ trong bộ sưu tập 44 tranh, tượng của nghệ sĩ tạo hình Lê Công Thành; diễn ra từ 15h00 ngày 19.10 đến hết ngày 10.11.2021. Các tác phẩm sẽ được trưng bày trực tiếp tại không gian trưng bày chuyên đề của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, đồng thời sẽ giới thiệu online trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube và website của bảo tàng. Thuỳ Trang

Chung Hương
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm trực tuyến: Cách tiếp cận người yêu nghệ thuật trong mùa dịch

Hải Minh |

Triển lãm trực tuyến đang là xu hướng chung của cả thế giới bởi khả năng tiếp cận công chúng rộng rãi. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gần 2 năm qua, rất nhiều hoạt động văn hóa bị ngưng trệ. Tại nước ta, nhiều đơn vị cũng đã thực hiện nhiều triển lãm trực tuyến có chất lượng.

“Phá cỗ tranh” - triển lãm trực tuyến của các hoạ sĩ nhóm G39

Thanh Hương |

Hơn 30 bức tranh về đề tài Tết Trung thu sẽ được các họa sĩ nhóm G39 giới thiệu đến công chúng thông qua triển lãm trực tuyến bắt đầu từ ngày 20-30.9.

Hình ảnh tại triển lãm trực tuyến “Con đường độc lập” mừng ngày Quốc khánh

VƯƠNG TRẦN |

Triển lãm “Con đường độc lập” giới thiệu 18 bức tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ... của 15 tác giả, phản ánh tóm tắt con đường dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”

ÁI VÂN |

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm ba chủ đề: “Từ nhân dân mà ra”, “Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam”, “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Ninh Thuận mở cửa trở lại các điểm tham quan du lịch, bảo tàng

Huỳnh Hải |

Các hoạt động thể thao tập trung (phòng gym, yoga…), quán bi- da, spa, sân bóng đá mini và các điểm, khu du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích, bảo tàng ở Ninh Thuận được hoạt động trở lại từ ngày 19.6.

Văn hóa, lịch sử và “Bảo tàng sông Hương” của Huế

Tường Minh |

Huế sẽ có thêm một bảo tàng tư nhân mang tên là “Bảo tàng sông Hương”, với hơn 7.000 hiện vật gốm được trục vớt từ dưới lòng sông Hương trong hơn 30 năm qua. Chủ nhân của bảo tàng là một phụ nữ Huế đã và đang giảng dạy Triết học ở Đức: GS.TS Thái Kim Lan.

Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Triển lãm trực tuyến: Cách tiếp cận người yêu nghệ thuật trong mùa dịch

Hải Minh |

Triển lãm trực tuyến đang là xu hướng chung của cả thế giới bởi khả năng tiếp cận công chúng rộng rãi. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gần 2 năm qua, rất nhiều hoạt động văn hóa bị ngưng trệ. Tại nước ta, nhiều đơn vị cũng đã thực hiện nhiều triển lãm trực tuyến có chất lượng.

“Phá cỗ tranh” - triển lãm trực tuyến của các hoạ sĩ nhóm G39

Thanh Hương |

Hơn 30 bức tranh về đề tài Tết Trung thu sẽ được các họa sĩ nhóm G39 giới thiệu đến công chúng thông qua triển lãm trực tuyến bắt đầu từ ngày 20-30.9.

Hình ảnh tại triển lãm trực tuyến “Con đường độc lập” mừng ngày Quốc khánh

VƯƠNG TRẦN |

Triển lãm “Con đường độc lập” giới thiệu 18 bức tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ... của 15 tác giả, phản ánh tóm tắt con đường dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”

ÁI VÂN |

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm ba chủ đề: “Từ nhân dân mà ra”, “Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam”, “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Ninh Thuận mở cửa trở lại các điểm tham quan du lịch, bảo tàng

Huỳnh Hải |

Các hoạt động thể thao tập trung (phòng gym, yoga…), quán bi- da, spa, sân bóng đá mini và các điểm, khu du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích, bảo tàng ở Ninh Thuận được hoạt động trở lại từ ngày 19.6.

Văn hóa, lịch sử và “Bảo tàng sông Hương” của Huế

Tường Minh |

Huế sẽ có thêm một bảo tàng tư nhân mang tên là “Bảo tàng sông Hương”, với hơn 7.000 hiện vật gốm được trục vớt từ dưới lòng sông Hương trong hơn 30 năm qua. Chủ nhân của bảo tàng là một phụ nữ Huế đã và đang giảng dạy Triết học ở Đức: GS.TS Thái Kim Lan.

Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.