Hán Nôm trong tuồng cổ

Hoàng Xuân Lạp |

Tuồng (Hát Bộ) là một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, tuy ra đời ở Đàng Ngoài, nhưng tuồng lại tìm thấy đất hứa ở Đàng Trong. Tuồng cổ thuộc loại tác phẩm chữ Nôm. Nội dung của nghệ thuật tuồng cổ phần lớn đều hướng về đề tài quân quốc, đó là phò vua diệt nịnh, nêu cao huyết thống đế vương, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối đạo lý.

Văn chương trong tuồng

Cùng với nghệ thuật Ca trù, chèo, Rối nước thì nghệ thuật Tuồng ra đời từ rất sớm. Khác với Rối nước và Chèo có nguồn gốc gắn bó với nông nghiệp lúa nước, với làng xóm tín ngưỡng thuần Việt, nghệ thuật Tuồng phát triển trong lòng triều đại phong kiến, được các vương triều vua chúa yêu thích và đã trở thành thứ nghệ thuật của cung đình.

Nhưng cũng nhiều người cho rằng, vào thời nhà Lý, khi chữ Nôm mới manh mún xuất hiện, những vở kịch có thể được tồn tại ở hai dạng, thứ nhất là được viết bằng chữ Hán, hai là được các diễn viên học thuộc lòng kịch bản.

Theo tôi, cũng có thể những vở tuồng, tích tuồng chủ yếu là lấy nguyên bản gốc từ kịch bản của Trung Hoa, cũng không loại trừ do diễn viên người Trung Hoa biểu diễn, mang tính chất bang giao là chính, nhằm phục vụ cho các sứ giả và các tầng lớp quý tộc trong triều đình đương thời.

Sang thời kỳ nhà Lê - Nguyễn, khi chữ Nôm phát triển đến rực rỡ, những vở tuồng văn Nôm ra đời, nội dung nêu cao ngọn cờ Nho giáo và Đạo Lão. Những vở kịch về dã sử Trung Hoa truyền tải về đạo đức Nho giáo theo các con đường đến Việt Nam, được các nhà Nho giỏi chữ Hán, Nôm chuyển thể thành các vở tuồng. Các vở tuồng thời kỳ này đã xuất hiện những nhân vật, địa điểm, phong cảnh bên đất nước Trung Hoa.

Thời nhà Nguyễn là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật chữ Nôm. Văn chương chữ Nôm đã có vị trí cao trong xã hội. Nếu văn xuôi, văn vần và thơ có trong tác phẩm văn học, thì các kịch bản tuồng bằng chữ Nôm cũng có các thể loại đó. Thời nhà Nguyễn, nghệ thuật Tuồng cũng được đưa đến với đỉnh cao của nghệ thuật dân tộc.

Triều đình nhà Nguyễn đã thành lập những đội tuồng cung đình để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức tuồng của vua quan, đồng thời viết các vở tuồng để làm bài giảng về sự trung quân ái quốc cho các quan lại noi theo. Các vở tuồng thời kỳ này được giới quan liêu sáng tác, dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Nguyễn.

Ngoài những vở tuồng cổ được nâng cao như: Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương, Dương Trấn Tử, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình, Hồ Thạch Phủ... Đến đời vua Tự Đức đã xuất hiện các vở: Võ Nguyên Long. Đăng Khấu Chí. Vạn Bảo Trình Tường, Quần Phương Hiến Thụy... Những tích tuồng cổ chủ yếu được khai thác từ những truyện dã sử của Trung Hoa như: Thủy Hử, Tam quốc Diễn nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Đông Chu Liệt Quốc và Tây Du Ký...

Một cảnh trong Vở tuồng Sơn Hậu
Một cảnh trong Vở tuồng Sơn Hậu
Trở về sau của nhà Nguyễn, các kịch bản tuồng Nôm trong dân gian đã xuất hiện những cốt truyện không có nguồn gốc lịch sử, nhưng đã có nội dung chống ngoại xâm, phản kháng lại triểu đình hòa ước với giặc, thể hiện lòng yêu nước, thương dân, và đặc biệt chống lại sự ngu trung của các bậc quan lại như các vở: Đào Tam Xuân loạn trào, Kim thạch Kỳ duyên, Phong Ba Đình, hoặc đề cao lòng trung thủy, trọn tình như: Hộ Sinh đàn, Lý Ân Lang Châu...

Để sáng danh Tuồng...

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong lòng chế độ phong kiến, chữ Quốc ngữ đã bắt đầu manh mún để thay dần chữ Hán-Nôm. Các tác giả lúc này có cả những quan lại nhà Nguyễn chán cảnh vua tôi bán nước cầu vinh nên đã cáo quan về với những Phường hát để sáng tác những tích tuồng, nhằm gửi gắm những tâm trạng yêu nước thương nòi của mình.

Các vở tuồng tuy viết bằng chữ Nôm nhưng đã mang âm hưởng mới, những thầy Thông, thầy Ký, me Tây, bồi bếp, rượu Sâm banh... đã xuất hiện trong những vở tuồng của thời đại do Pháp bảo hộ.

Đại diện cho các soạn giả giai đoạn này là Đào Tấn (1846 - 1907), với hàng chục vở tuồng có giá trị như: Trầm Hương Các, Tân Giã Đồn. Hộ Sinh Đàn... Tác giả nổi tiếng viết Tuồng thứ hai là Nguyễn Hiển Dĩnh (1853 - 1926), với các vở: Võ Hùng Vương, Ngoại Tổ dâng đầu, Phong Ba Đình, Lý Mã Hiền, Lý Ân Lang Châu, Trương Ngáo đúc chuông..., đã làm sáng danh cho sân khấu tuồng lúc bấy giờ và để lại cho hậu thế những kịch bản Tuồng cổ vô cùng quý báu , mà ngày nay được đánh giá là những di sản văn hóa của dân tộc.

Văn chương trong kịch bản Tuồng cổ nhiều khi đan xen văn học chữ Hán với văn Nôm. Theo như Giáo sư Hoàng Châu Ký đã thống kê, trong vở Tuồng Sơn Hậu gồm có 3 hồi và 3.416 câu văn vần và thơ, trong đó có 2.980 câu Nôm và chỉ có 436 câu chữ Hán, vì vậy kịck bản Tuồng cổ chủ yếu vẫn là văn Nôm. Trong các kịch bản Tuồng Nôm, thể văn biền giữ vị trí chủ đạo dùng cho nói lối. Nói lối được dùng cho tất cả các nhân vật, trong nhiều tình huống, hoàn cảnh, với nhiều hình thức nói lối, như lối Xuân, lối Thương, lối Ai, lối Bình, lối Ghế, lối Giận, lối Xưng danh...

Khi hát thì dùng các thể thơ như Ngũ ngôn tứ tuyệt, đặc biệt là dùng thể thơ lục bát trong thời kỳ văn Nôm cũng rất phát triển. ngoài biền văn ra, các nhà soạn Tuồng còn sử dụng rất nhiều câu văn xuôi trong các điệu Tán, Kẻ, và Hường, thể thơ Đường cũng có ở rất nhiều lớp lang. Có lẽ các thể thơ Trung Hoa được các Nhà nho, các nhà soạn giả của ta hay dùng, bởi vì âm luật của nó chặt chẽ, lời lẽ cao sang, ý tứ rộng lớn khôn cùng, thể hiện được cái trí của người quân tử.

Từ năm 1975 đến nay, đất nước hoàn toàn thống nhất, hàng trăm vở tuồng ra đời với các đề tài dân gian, lịch sử và các đề tài thể nghiệm về bi kịch cổ điển nước ngoài, đã phản ánh sự phong phú và phát triển của nghệ thuật Tuồng. Tuy nhiên những vở tuồng cổ Hán Nôm cho đến ngày hôm nay nếu mang dàn dựng và biểu diễn mà không được giải nghĩa sẽ làm cản trở sự tiếp nhận của cả người diễn lẫn người xem.

Khán giả không tiếp thu được nội dung của vở tuồng cổ đó là sự thực mà những người làm công tác nghệ thuật cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa. Các loại hình nghệ thuật hiện đại ra đời, với sự cập nhật ồ ạt của các công nghệ thông tin đại chúng đã làm cho khán giả "no nê" về nghệ thuật. Hơn lúc nào hết, nghệ thuật Tuồng lại phải trăn trở để đi tìm khán giả.

Hoàng Xuân Lạp
TIN LIÊN QUAN

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

lê tiên long |

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Triển lãm “Tàn chỉ”

M.K |

Triển lãm “Tàn chỉ” của nghệ sĩ Lê Giang và nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Đình Hưng sẽ diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội bắt đầu từ ngày 14.12 đến 12.1.2018.

Đừng lạm dụng công nghệ 3D, 4D vào nghệ thuật tuồng!

VIỆT VĂN thực hiện |

Tối 30.6, Nhà hát Tuồng Việt Nam cho ra mắt vở diễn mới “Dưới bóng đa huyền thoại” tại rạp Hồng Hà - 51 Đường Thành (Hà Nội). Điểm độc đáo ở vở tuồng dân gian này là các nghệ sĩ VN biểu diễn dưới bàn tay dàn dựng của đạo diễn Chua Soo Pong (Singapore) - một dự án hợp tác quốc tế do Singapore International Foundation tài trợ, sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu quốc tế sắp tới tại Hàn Quốc và Canada.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

lê tiên long |

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Triển lãm “Tàn chỉ”

M.K |

Triển lãm “Tàn chỉ” của nghệ sĩ Lê Giang và nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Đình Hưng sẽ diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội bắt đầu từ ngày 14.12 đến 12.1.2018.

Đừng lạm dụng công nghệ 3D, 4D vào nghệ thuật tuồng!

VIỆT VĂN thực hiện |

Tối 30.6, Nhà hát Tuồng Việt Nam cho ra mắt vở diễn mới “Dưới bóng đa huyền thoại” tại rạp Hồng Hà - 51 Đường Thành (Hà Nội). Điểm độc đáo ở vở tuồng dân gian này là các nghệ sĩ VN biểu diễn dưới bàn tay dàn dựng của đạo diễn Chua Soo Pong (Singapore) - một dự án hợp tác quốc tế do Singapore International Foundation tài trợ, sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu quốc tế sắp tới tại Hàn Quốc và Canada.