Hà Nội và cuộc "Gặp gỡ 100 năm"

Thuỳ Linh - An Nhiên |

Hà Nội với bốn mùa “xuân - hạ - thu - đông”, dù là xưa hay nay đều mang nét đẹp riêng khó lẫn, và đó chính là lý do khiến Das - một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi dành 7 năm để thực hiện một bộ ảnh “Hà Nội 100 năm trước”.

Với Das, bộ ảnh này thể hiện tình yêu của một người trẻ với Hà Nội, và đặc biệt hơn cả khi bộ ảnh truyền tải được những cuộc gặp gỡ “cổ - kim” tại chính những địa điểm xưa cũ.

Hồ Gươm những ngày xưa cũ và năm 2016.
Hồ Gươm những ngày xưa cũ và năm 2016.

Tình yêu Hà Nội của một chàng trai Tây Nguyên

Nhìn những bức ảnh nhuốm màu thời gian, những bối cảnh xưa cũ được tái hiện, nhiều người chắc mẩm, những bức ảnh này phải được chụp bởi một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, được nuôi dưỡng từ tình yêu dung dị của mảnh đất nghìn năm văn hiến, mới có thể thực hiện được 149 bức ảnh đầy công phu và chú ý từng chi tiết nhỏ đến vậy.

Nhưng không, một điều đáng ngạc nhiên là Das không sinh ra ở Hà Nội. Das là một người con của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, và Hà Nội là nơi anh học tập và làm việc trong vỏn vẹn 7 năm. Das kể, mình yêu Hà Nội từ nhỏ, khi nghe những câu chuyện thời trẻ của bố mẹ, hay qua những cuộc gặp gỡ với các bậc lão niên Hà Thành. Và đặc biệt, những mộc mạc dung dị từ những bức tranh của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái về phố cổ Hà Nội càng vun đắp thêm tình yêu cho chàng trai trẻ tuổi. Cho tới khi quyết tâm ra Hà Nội học tập, Das đã chính thức bắt đầu dự án này.

Das - chàng trai dùng 7 năm để sưu tầm tái hiện “Hà Nội 100 năm trước”. Ảnh: NVCC
Das - chàng trai dùng 7 năm để sưu tầm tái hiện “Hà Nội 100 năm trước”. Ảnh: NVCC

“Khi ra đây học tập, tôi đã bắt đầu hành trình khám phá Hà Nội hiện đại nhiều hơn. Những góc phố cổ xưa trong tranh hay ảnh cũ có lẽ nay đã không còn dấu ấn nhiều nhưng vẫn để lại cho tôi những cảm xúc đặc biệt. Cũng có nhiều người khi xem ảnh gọi tôi là “bác”, những người không biết nhiều thông tin về tác giả ấy. Họ nghĩ đây chắc hẳn phải là một bác đã lớn tuổi nào đó chụp với sự trải đời, dày dặn sương gió và phải gắn bó với Hà Nội từ những năm xưa cũ rồi. Nhưng tôi vui lắm, xúc động nữa, vì mọi người đã biết đến “Hà Nội 100 năm trước” thật nhiều” - tay máy 25 tuổi thật thà kể.

Với Das, việc không sinh ra và lớn lên tại Hà Nội không hề là sự khó khăn mà đó lại là chất xúc tác tự nhiên khiến anh càng tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn về khung cảnh của vùng đất đặc biệt này. Những địa điểm với cùng một góc nhìn nhưng nay đã đổi khác ít nhiều khiến anh không khỏi bồi hồi. Tất cả cảm xúc đặc biệt đó đã trở thành động lực để Das làm nên những bức ảnh với góc nhìn của một người trẻ, một người không lớn lên cùng Hà Nội.

Không vội vã, Das thong dong sưu tầm những khoảnh khắc của Hà Nội cũ, lang thang khắp các con phố, lắng nghe từng câu chuyện. Ấy thế mà, thoắt cái, 7 năm gắn bó với Hà Nội trôi qua mà chính anh cũng không hề để ý: “Tôi đã thong thả cảm nhận Hà Nội một cách từ tốn suốt 4 năm đại học cho đến khi ra trường đi làm. Ngoảnh đi nhìn lại, không ngờ đã 7 năm trôi qua rồi”.

7 năm, không dài cũng không ngắn và 149 bức ảnh với 149 địa điểm nổi tiếng đã được tái hiện, một cách giản dị, bình dị nhưng lại như một bằng chứng, dù cảnh vật thay đổi nhưng cái hồn, cốt cách của Hà Nội vẫn giữ vẹn nguyên sau 100 năm, hay dù bao nhiêu năm đi nữa.

dfsf
Ô Quan Chưởng những năm 1900 - 2020.

Hà Nội và những cuộc gặp gỡ "cổ - kim" đầy ngẫu hứng

Người ta gọi những bức ảnh của Das là những cuộc gặp gỡ "cổ - kim", và bản thân anh cũng cho là như vậy: "Những cuộc gặp gỡ "cổ - kim" này không chỉ dành tặng cho những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội mà ngay cả chính tôi - một người không sinh ra ở Hà Nội, cũng đã tự sắp xếp cuộc gặp gỡ này cho riêng bản thân. Tôi muốn mỗi người sẽ có một cách cảm nhận, niềm vui riêng khi nhìn những tấm ảnh về Hà Nội xưa cũ và bây giờ".

Thật vậy, Hà Nội luôn thay đổi từng ngày, từng giờ, nhưng trong những khuôn hình của Das, Hà Nội trầm mặc, êm đềm và có khi lại có sự trùng hợp từ cảnh vật cho tới con người. Đó, đều là những khoảnh khắc ngẫu nhiên mà chàng nhiếp ảnh gia trẻ tuổi bắt gặp được.

“Tất cả bức ảnh tôi chụp Hà Nội ngày nay để đối chiếu với ảnh xưa đều hoàn toàn ngẫu nhiên. Ví dụ, tấm ảnh một bác đứng câu cá ở Hồ Tây được chụp lúc 6h sáng. Tôi thường xuyên chạy bộ Hồ Tây và vô tình chụp được bác ấy đang đứng câu cá và tình cờ lại đúng y với những tưởng tượng trong bức ảnh xưa cũ tôi đã sưu tầm. Sau khi chụp xong, dừng lại trò chuyện với bác một chút cũng là một cách khởi đầu cho ngày mới tốt lành. Một khoảnh khắc ngẫu nhiên nhưng khi ghép vào hoàn chỉnh lại đem đến sự thích thú đối với mọi người khi xem ảnh, đó cũng là niềm vui mà tôi tìm được” - Das hào hứng kể.

Cầu Thê Húc đầu những năm 1900 - 2014.
Cầu Thê Húc đầu những năm 1900 - 2014.

Những khoảnh khắc đó không chỉ đem đến niềm vui, mà đôi khi là cả sự xúc động. Das kể, trong số những bức ảnh anh đã đăng, có một người cháu đã nhắn tin hỏi thăm về bức ảnh chụp người bà đã mất của mình. Thật tình cờ, bức ảnh anh chụp Cầu Thê Húc năm 2016 có ghi lại khoảnh khắc một bà cụ đang đi bộ quanh hồ Gươm lại chính là người bà đã mất năm 2017 của người cháu đó. Sau khi trao đổi, Das đã đồng ý gửi tặng lại bức ảnh gốc như đúng ý nghĩa cuộc gặp gỡ "cổ - kim” giữa các thành viên trong một gia đình Hà Nội. Điều đó, làm Das thấy vui, và thấy dự án của mình thật sự có ý nghĩa.

Những bức ảnh xưa về Hà Nội, thường được Das sưu tầm qua mạng Internet hoặc các tác phẩm sách, ảnh Hà Nội xưa, một số ảnh hiếm phải tìm nguồn mua về rồi làm lại cho rõ nét. Việc sưu tầm ảnh xưa khiến anh mất khá nhiều thời gian và công sức. Bởi mỗi bức ảnh xưa có những thông tin chú thích bằng tiếng Pháp, nhiều khi không còn trùng khớp, anh lại hì hụi biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, đối chiếu tên địa danh Hà Nội thời Pháp thuộc để có được cái nhìn chân thực và chính xác hơn ở thời điểm hiện tại. Hầu hết địa điểm Hà Nội xưa Das từng ghé qua nên khi nhìn vào ảnh xưa, anh đã có thể hình dung đôi chút, nhưng có những địa điểm đã mất đi khiến việc tái hiện trở nên khó khăn hơn.

Bưu điện Hà Nội 100 năm trước - 2014.
Bưu điện Hà Nội 100 năm trước - 2014.

"Có lần, tôi muốn đi chụp Chùa Lưu Phương xưa trên góc phố Hàng Bạc giao Hàng Đào. Sáng sớm, tôi có gặp 1 bà cụ bán nước ngay giữa phố. Vì chưa biết chắc chắn nên tôi đã bắt chuyện và hỏi cụ. Cụ quả quyết ngôi chùa đó, nằm dưới đoạn phố Hàng Ngang. Tôi quay đi quay lại, lạc mất mấy vòng phố cổ mới hay biết bà bị lẫn nên chỉ không rõ. Nhưng đến nay, địa điểm này đã không tồn tại nữa" - Das nhớ lại.

Trong 149 khoảnh khắc cóp nhặt về Hà Nội xưa và nay, bức ảnh chụp trước mặt Đền Quán Thánh sau 100 năm khiến Das tâm đắc nhưng cũng đầy tiếc nuối: "Tôi ấn tượng vì sự thay đổi quá lớn của con đường này. Nếu không nhìn lại, cho đến thời nay, chắc con cháu cũng khó lòng có thể hình dung hết được sự thay đổi đó. Hơn nữa, con đường Thanh Niên cũng là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm với tôi nên cũng có phần đặc biệt hơn một chút".

Hàng nước Hà Nội xưa, năm 1915 - 2016.
Hàng nước Hà Nội xưa, năm 1915 - 2016.

Khi ngắm nhìn những bức ảnh này, mỗi chúng ta đều sẽ có những cảm nhận riêng về sự thay đổi của Hà Nội 100 năm trước và bây giờ. Nhưng có lẽ, ai cũng sẽ có chung một sự cảm thán, rằng Hà Nội xưa và nay mỗi thời đều đẹp theo một cách rất riêng nhưng tựu chung lại đều mang dáng dấp của mảnh đất nghìn năm văn hiến, trầm mặc và sâu lắng.

“Không chỉ đơn giản là cảnh vật cổ kính không đâu có được, con người Hà Nội vẫn luôn giữ cho mình bản sắc từ tốn vốn có. Bởi vậy mới có câu, "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Thời gian là thứ không lấy lại được, với “Hà Nội 100 năm trước”, tôi mong muốn mọi người sẽ thêm trân trọng những giá trị xưa cũ còn lại, cũng như cảm nhận Thủ đô nghìn năm văn hiến gần gũi và dung dị hơn qua từng tấm ảnh” - Das nói.

Trước Đền Quán Thánh 100 năm trước - 2020. Bức ảnh được Das cho là ấn tượng bởi sự thay đổi nhiều nhất.
Trước Đền Quán Thánh 100 năm trước - 2020. Bức ảnh được Das cho là ấn tượng bởi sự thay đổi nhiều nhất.
Nhà thờ lớn vẫn giữ nét cổ kính từ xưa đến nay.
Nhà thờ lớn vẫn giữ nét cổ kính từ xưa đến nay.
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa và nay.
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa và nay.
Khu Cầu Giấy 100 năm trước.
Khu Cầu Giấy 100 năm trước.
Đường Cổ Ngư xưa những năm 1900 (Đường Thanh Niên bây giờ).
Đường Cổ Ngư xưa những năm 1900 (Đường Thanh Niên bây giờ).
Một cuộc “gặp gỡ” thú vị sau 100 năm.
Một cuộc “gặp gỡ” thú vị sau 100 năm.
Nhà hát lớn Hà Nội, số 1A phố Tràng Tiền.
Nhà hát lớn Hà Nội, số 1A phố Tràng Tiền.
Phố Tràng Tiền xưa và nay.
Phố Tràng Tiền xưa và nay.
Một góc tòa nhà Bưu điện Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Một góc tòa nhà Bưu điện Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Đại học Tổng hợp ngày ấy và bây giờ không có nhiều đổi khác.
Đại học Tổng hợp ngày ấy và bây giờ không có nhiều đổi khác.
Thuỳ Linh - An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Sự hồi sinh một di tích văn hóa hàng đầu ở Hà Nội xưa

Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi |

Trên bản đồ Hà Nội 1873 do người Pháp họa trước khi đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, có hình vẽ một số di tích lịch sử văn hóa. Ở hình trích xuất đây, có thể thấy một đoạn ghi 3 Hán tự “Thiên lí lộ”, tức quốc lộ 1 ngày nay, cắt ngang hồ Bảy Mẫu. Phía dưới, bên trái, là chùa Liên Phái với hai tháp đứng giữa cánh đồng lúa, trong đó có 4 mẫu 6 sào ruộng tế tự của môn sinh trường Hồ Đình “đặt” để lấy hoa lợi cúng giỗ Thầy Vũ Tông Phan.

Hà Nội xưa "tái sinh" trên bức tường bích họa Phan Đình Phùng

Hà Phương |

Dưới bàn tay của các họa sĩ, bức tường bao quanh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) tái sinh Hà Nội xưa bình dị, thân quen.

Hà Nội xưa một thuở: Phố Tây - phố ta

hồng nhung |

Phố xưa Hà Nội luôn ẩn chứa những giá trị về phương diện văn hóa và kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy, ai đã từng đặt chân đến Hà Nội hẳn sẽ bị mê hoặc bởi thủ đô ngàn năm văn hiến với khu phố cổ mà người ta quen gọi là “Hà Nội ba sáu phố phường” cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á - Âu thời Pháp thuộc...

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Sự hồi sinh một di tích văn hóa hàng đầu ở Hà Nội xưa

Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi |

Trên bản đồ Hà Nội 1873 do người Pháp họa trước khi đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, có hình vẽ một số di tích lịch sử văn hóa. Ở hình trích xuất đây, có thể thấy một đoạn ghi 3 Hán tự “Thiên lí lộ”, tức quốc lộ 1 ngày nay, cắt ngang hồ Bảy Mẫu. Phía dưới, bên trái, là chùa Liên Phái với hai tháp đứng giữa cánh đồng lúa, trong đó có 4 mẫu 6 sào ruộng tế tự của môn sinh trường Hồ Đình “đặt” để lấy hoa lợi cúng giỗ Thầy Vũ Tông Phan.

Hà Nội xưa "tái sinh" trên bức tường bích họa Phan Đình Phùng

Hà Phương |

Dưới bàn tay của các họa sĩ, bức tường bao quanh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) tái sinh Hà Nội xưa bình dị, thân quen.

Hà Nội xưa một thuở: Phố Tây - phố ta

hồng nhung |

Phố xưa Hà Nội luôn ẩn chứa những giá trị về phương diện văn hóa và kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy, ai đã từng đặt chân đến Hà Nội hẳn sẽ bị mê hoặc bởi thủ đô ngàn năm văn hiến với khu phố cổ mà người ta quen gọi là “Hà Nội ba sáu phố phường” cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á - Âu thời Pháp thuộc...