Gò Út Trạnh - điểm du lịch di tích văn hóa Óc Eo mới tại An Giang

PHONG LINH |

An Giang – Trải qua quá trình khó khăn trong việc khai quật, xây dựng bảo tồn đến khánh thành, nay Di tích Gò Út Trạnh thuộc văn hóa Óc Eo - Ba Thê đã sẵn sàng phục vụ du khách, hứa hẹn là điểm du lịch văn hóa đặc sắc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Chặng đường đầy khó khăn

Gò Út Trạnh là một gò đất cao nằm trên dốc của sườn Đông núi Ba Thê, thuộc Quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê (nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn hóa cổ xưa). Địa thế của gò có đặc điểm là đỉnh chạy dài theo hướng Bắc – Nam và thoải dần về phía Đông có diện tích khoảng 650m2.

Di tích Gò Út Trạnh được phát hiện vào tháng 9.2010, bởi các chuyên gia của Trung tâm Khảo cổ học TP. Hồ Chí Minh và được khai quật lần đầu từ tháng 7 đến tháng 9.2011. Đến năm 2014, cùng với 2 di tích Gò Cây Thị và di tích Linh Sơn Nam thuộc văn hóa Óc Eo – Ba Thê, Di tích Gò Út Trạnh cũng được chuẩn bị đầu tư.

 
BQL Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê cùng địa phương tham quan Di tích Gò Út Trạnh.

Tuy nhiên, đến tháng 9.2021, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê mới có thể chính thức được tổ chức tái khai quật toàn bộ kiến trúc nhằm mục đích xây dựng mái che bảo tồn và trưng bày, phát huy giá trị của di tích.

Nói về nguyên nhân hoàn thành dự án chậm trễ so với dự định, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc BQL Di tích Óc Eo - Ba Thê, An Giang cho biết: Trong thời gian triển khai thi công, dịch bệnh COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp, có nhiều lần nhà thầu phải tạm ngưng công trình do thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch; tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ về mọi mặt của Đảng ủy, UBND TT. Óc Eo, các Sở, các công ty xây dựng, dự án khu di tích Óc Eo mới được hoàn thành tất cả các hạng mục như hiện nay.

 
Ông Trịnh Văn Trạnh (áo xanh) người dân hỗ trợ giao đất sạch cho nhà nước khai quật di tích cùng PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM trao đổi về văn hóa Óc Eo.
 
Dấu tích một ngôi đền tại di tích Gò Út Trạch được làm bằng vật liệu hỗn hợp gạch - đá

Như vậy, phải hơn 10 năm, di tích Gò Út Trạnh mới được khánh thành và đưa vào phục vụ văn hóa, du lịch cho người dân trong và ngoài nước.

Ông Trịnh Văn Trạnh, người dân hỗ trợ giao đất sạch cho nhà nước tổ chức khai quật và xây dựng mái che bảo tồn di tích, hân hoan cho biết: “Từ khi tham gia các buổi tuyên truyền của Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo, tôi được nhận thức rõ hơn về giá trị của di tích văn hóa, việc xây dựng di tích mới, khang trang, làm đường bê-tông, có trồng cỏ và hoa tạo quan cảnh đẹp cũng giúp bà con thuận tiện đi lại, hưởng lợi từ việc buôn bán hàng hóa, nước uống phục vụ khách tham quan trong dịp lễ, tết".

3 vị thần trong 1 khu đền

Di tích Gò Út Trạnh được xác định có niên đại từ thế kỷ 7, được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch – đá. Đây là một trong những di tích kiến trúc còn nguyên vẹn nhất của quần thể di tích Óc Eo – Ba Thê và là khu đền thờ hiếm hoi được xây dựng để tôn thờ cả 3 vị thần tối cao cùng một không gian nhất định.

Tổng thể bình đồ bao gồm 3 kiến trúc chính là 3 đền thờ nằm trên một trục hướng Bắc – Nam được xây dựng nhằm để tôn thờ thần Vishnu; thần Shiva và thần Brahma trong Hindu giáo. Ở trung tâm của ngôi đền phía Nam được dành để tôn thờ thần Vishnu là cấu trúc của một hố thờ, bao gồm một kiến trúc gạch hình vuông có diện tích là 2.85 x 2.85m. Trung tâm của hố thờ là một kiến trúc gạch thường được gọi là Trụ giới Seima.

 
3 ngôi đền tôn thờ thần Vishnu; thần Shiva và thần Brahma.

Hân hoan có mặt tại điểm tham quan di tích Gò Út Trạnh từ sáng sớm, chị Kiều Nguyễn Anh Thư (24 tuổi, du khách tham quan di tích) cho biết: “Tôi vô cùng ấn tượng với di tích Gò Út Trạnh. Trước đó tôi đã được tham quan 2 điểm di tích văn hóa Óc Eo tại Ba Thê nhưng tôi chưa hình dung được, còn ở nơi đây, tôi có thể tưởng tượng được hình ảnh 3 đền thờ được đặt tại một điểm”.

Ông Đỗ Văn Dũng, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đối với những người đam mê nghệ thuật, đặc biệt là yêu thích mỹ thuật kiến trúc, việc được chiêm ngưỡng một di tích văn hóa Óc Eo hoàn thiện là điều hết sức may mắn. Ngày nay, để tận mắt chứng kiến các công trình cổ nguyên vẹn như Gò Út Trạnh không phải là chuyện dễ dàng”.

 
Ngăn cách giữa những ngôi đền cũng được xây bằng gạch.

Hiện tại, di tích Gò Út Trạnh đã được khánh thành và đưa vào phục vụ du khách, đây hứa hẹn sẽ là điểm du lịch di tích văn hóa thu hút nhiều khách tham quan.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

An Giang: Hoàn công dự án Khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê

Phong Linh |

An Giang - Sáng 19.5, UBND tỉnh An Giang phối hợp cùng Ban Quản lí khu di tích Óc Eo tổ chức Lễ hoàn công dự án khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục), khánh thành Di tích Gò Út Trạnh và Công bố biểu tượng "Văn hóa Óc Eo" năm 2022.

Triển lãm cổ vật văn hóa Óc Eo tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 18.5, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề văn hóa Óc Eo tại TP.Vũng Tàu với hàng trăm hình ảnh và cổ vật phục vụ du khách, người dân tham quan tìm hiểu.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

An Giang: Hoàn công dự án Khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê

Phong Linh |

An Giang - Sáng 19.5, UBND tỉnh An Giang phối hợp cùng Ban Quản lí khu di tích Óc Eo tổ chức Lễ hoàn công dự án khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục), khánh thành Di tích Gò Út Trạnh và Công bố biểu tượng "Văn hóa Óc Eo" năm 2022.

Triển lãm cổ vật văn hóa Óc Eo tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 18.5, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề văn hóa Óc Eo tại TP.Vũng Tàu với hàng trăm hình ảnh và cổ vật phục vụ du khách, người dân tham quan tìm hiểu.