Giải quyết dứt điểm tồn đọng ở Hãng phim truyện Việt Nam

An Nguyên |

Ngày 24.3, tại buổi họp báo thường kì quý I/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện bộ đã chỉ ra những vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thoái vốn của Tổng Công ty Vận tải thủy khỏi Hãng phim truyện Việt Nam.

Nhà đầu tư không hợp tác

Việc thoái vốn tại Hãng phim truyện Việt Nam vẫn chưa được giải quyết, khi nhà đầu tư chiến lược - Tổng Công ty vận tải thủy (VIVASO) không hợp tác  sau 5 năm kể từ Kết luận của Thanh tra Chính phủ được công bố.

Ngày 19.9.2018, Thanh tra Chính phủ đã kí thông báo số 1589/TB-TTCP liên quan đến những sai phạm trong công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Thời điểm đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện ngay các quy trình, theo thủ tục quy định để cho nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO) xin rút vốn trước thời hạn. Tuy nhiên, đến hiện tại, công việc này vẫn chưa được thực hiện.

Kể từ năm 2018 đến nay, VIVASO vẫn chưa chính thức rời khỏi Hãng phim truyện Việt Nam. Vấn đề trên đã dẫn đến thực trạng buồn khi Hãng phim - nơi từng là cánh chim đầu đàn của ngành điện ảnh Việt Nam trở nên hoang tàn và gần như không hoạt động.

Chưa có con số về nguồn tiền chi trả

Tại buổi họp báo thường kì quý I/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết: “Kể từ năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những buổi gặp gỡ cũng như gửi văn bản đến nhà đầu tư chiến lược, cụ thể là Tổng Công ty vận tải thủy (VIVASO).

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Lý do là bởi Tổng Công ty Vận tải thủy chưa đưa ra các văn bản tính toán và đề xuất cụ thể số tiền cần phải hoàn lại sau khi thoái vốn. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhiều lần đề nghị, nhưng phía nhà đầu tư không có sự hợp tác tích cực.

Trước đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản, dự thảo quyết định gửi và lấy ý kiến từ Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và xin tư vấn về các phương thức xử lý. Năm 2021, Bộ Tư pháp trả lời rằng, dựa cơ sở pháp lý, muốn thu hồi, nhận lại Hãng phim phải có sự thống nhất giữa đôi bên, không thể một bên đơn phương xử lý được. Do đó, chúng tôi cần sự thống nhất từ VIVASO, nhưng họ không hợp tác tích cực”.

Vị lãnh đạo này nói thêm: “Một khó khăn nữa liên quan đến nguồn tiền chi trả. Chúng tôi có lộ trình thực hiện nhưng vấn đề là hiện tại nhà đầu tư chiến lược chưa có văn bản cụ thể”.

Sớm ổn định Hãng phim 

Trong thời gian qua, nhiều đạo diễn, diễn viên cùng cán bộ, nhân viên của Hãng phim truyện Việt Nam không có lương, không được đóng bảo hiểm và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Về vấn về này, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay: “5 năm vừa qua, công ty cũng không triển khai hoạt động nào khác. Mới đây, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ (22.3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị xem xét, xin phương án để rà soát, thu hồi nhằm sớm ổn định hãng phim, trả lại quyền lợi cho người lao động”.

Theo Bộ VHTTDL, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện những nội dung được Thanh tra kết luận từ năm 2018 và chỉ đạo cụ thể của Chính phủ. Bộ sẽ nỗ lực giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng tại Hãng phim truyện Việt Nam.

“Trong 291 bộ phim đang lưu tại hãng, có 278 bộ phim đã được lưu trữ bản gốc tại Viện phim Việt Nam. Còn 13 phim còn lại không lưu vì đây là những phim hãng làm theo đơn đặt hàng của các đơn vị bên ngoài. Vì thế chúng ta có quyền yên tâm là các bản phim gốc đang được bảo quản tốt và không lo sợ sẽ bị mất mát”, bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết.

An Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lý do VIVASO chưa thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Phương Trang - Chí Long |

Liên quan đến chuyện Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO) chưa thoái vốn khỏi Hãng phim truyện Việt Nam, đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có câu trả lời về sự việc.

Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam đến đầu tư cho điện ảnh

Việt Văn |

Câu chuyện buồn về hậu quả cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam được khơi lại trong Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) tạo ra hiệu ứng xã hội với nhiều ý kiến khác nhau… Và từ đó cũng đặt ra những vấn đề về đầu tư cho điện ảnh, nhất là mảng phim truyền thống cách mạng.

Cảnh hoang tàn, đổ nát tại trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam

Kim Sơn |

Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên khu đất vàng số 4 Thụy Khuê hoang tàn, đổ nát; đa phần các phòng ban đều không còn dấu hiệu làm việc, không ai trông nom, quét dọn.

Tư liệu quý hiếm về quá khứ hiển vinh ở Hãng phim truyện Việt Nam

Huyền Chi |

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lịch sử phát triển của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm tra thông tin Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn, đổ nát, có phương án trước ngày 23.3.

Tiền đổ vào cổ phiếu sau màn nhảy dưới mưa của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy

Anh Kiệt |

Song hành với độ nóng trên mạng xã hội của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy, dòng tiền đổ vào cổ phiếu của ngân hàng này cũng sôi động thấy rõ.

U20 nữ Việt Nam để thua ở lượt trận cuối vòng loại giải U20 nữ châu Á 2024

HOÀNG HUÊ |

U20 nữ Việt Nam để thua 0-2 trước U20 nữ Australia ở lượt trận cuối vòng loại giải U20 nữ châu Á 2024, qua đó bước vào vòng chung kết với vị trí nhì bảng A.

Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ cháy quán karaoke chết 32 người

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ba bị can vụ cháy quán karaoke làm 32 người chết. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.

Lý do VIVASO chưa thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Phương Trang - Chí Long |

Liên quan đến chuyện Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO) chưa thoái vốn khỏi Hãng phim truyện Việt Nam, đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có câu trả lời về sự việc.

Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam đến đầu tư cho điện ảnh

Việt Văn |

Câu chuyện buồn về hậu quả cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam được khơi lại trong Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) tạo ra hiệu ứng xã hội với nhiều ý kiến khác nhau… Và từ đó cũng đặt ra những vấn đề về đầu tư cho điện ảnh, nhất là mảng phim truyền thống cách mạng.

Cảnh hoang tàn, đổ nát tại trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam

Kim Sơn |

Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên khu đất vàng số 4 Thụy Khuê hoang tàn, đổ nát; đa phần các phòng ban đều không còn dấu hiệu làm việc, không ai trông nom, quét dọn.

Tư liệu quý hiếm về quá khứ hiển vinh ở Hãng phim truyện Việt Nam

Huyền Chi |

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lịch sử phát triển của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm tra thông tin Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn, đổ nát, có phương án trước ngày 23.3.