Giá trị của di tích Bãi Cọi trong diễn trình lịch sử, văn hóa Việt Nam

Mai Hương |

Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trưng bày di tích Bãi Cọi đã giới thiệu trên 150 hiện vật, tư liệu với nhiều chất liệu như đá, gốm, kim loại, thủy tinh… và đây là dịp để công chúng trong nước và bạn bè quốc tế có thêm nhận thức về văn hoá Sa Huỳnh và Đông Sơn.

“Đánh thức” di tích

Di tích khảo cổ học Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được phát hiện năm 1974, trải qua hơn 3 thập kỷ bị “lãng quên”, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Sở VHTTDL Hà Tĩnh đã “đánh thức” cụm di tích bằng các cuộc khai quật khảo cổ.

Di tích Bãi Cọi đã trải qua nhiều đợt thám sát và khai quật được Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ năm 2008 - 2012. Đây là di tích khảo cổ học đặc biệt, mang đặc trưng của 2 nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Với vị trí đặc biệt, Bãi Cọi chính là nơi hội tụ, gặp gỡ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn và di tích này có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thời Sơ sử ở Việt Nam.

Để giúp có thêm nhận thức về vị trí, vai trò, giá trị của di tích Bãi Cọi trong diễn trình lịch sử, văn hóa Việt Nam, làm sáng tỏ những khoảng trống lịch sử giai đoạn Sơ sử miền Trung Việt Nam và ghi nhận thành công của mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VHTTDL Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa” với gần 150 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu (gồm 3 phần: Bãi Cọi - Hành trình khám phá; Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa; Hợp tác quốc tế giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc).

Nội dung giới thiệu những hiện vật được phát hiện trong quá trình khai quật mộ táng tại di tích. Theo đó, di tích Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên một diện tích rộng lớn với 2 loại hình mộ huyệt đất và mộ chum được chôn xen kẽ. Điểm lý thú, tạo nên giá trị đặc biệt của di tích Bãi Cọi là trong các mộ chum (Sa Huỳnh) có các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn, ngược lại trong các mộ huyệt đất (Đông Sơn) lại không hiếm gặp các hiện vật mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh và cả những hiện vật thuộc văn hóa đồ sắt Trung Quốc.

Gìn giữ và phát huy

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Bình - Trưởng phòng Trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho hay, sau khi kết thúc trưng bày vào tháng 4.2021, Bảo tàng sẽ đưa toàn bộ hiện vật về Bảo tàng Hà Tĩnh. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng, đơn vị có thẩm quyền nơi mà có di tích Bãi Cọi để khoanh vùng, bảo vệ tốt hơn và quyết định xây một nhà trưng bày và biến di tích thành một sản phẩm du lịch của địa phương.

Thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ bổ sung một số hình ảnh, tư liệu, hiện vật vào phần trưng bày Sa Huỳnh nằm trong hệ thống chính của bảo tàng. Trong kế hoạch 3 năm tới, bảo tàng đang xây dựng đề án chỉnh lý lại toàn bộ hệ thống trưng bày, đến lúc đó sẽ có nhiều không gian hơn để trưng bày văn hoá Sa Huỳnh.

“Ngoài ra, bộ phận giáo dục công chúng của Bảo tảng Lịch sử Quốc gia cũng đang xây dựngkế hoạch để có những hoạt động đưa trưng bày vào trường học, giúp học sinh tiếp cận dễ dàng hơn với lịch sử. Tuỳ từng chuyên đề, tính chất, thời điểm, bảo tàng sẽ xây dựng một chương trình giáo dục riêng và đã chuyển nội dung cho CLB Em yêu lịch sử để nhanh chóng triển khai kế hoạch này”, ông Bình chia sẻ.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc lần đầu đưa xe điện vào hoạt động

TRẦN TUẤN |

Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) vừa đưa 11 xe ôtô điện vào hoạt động phục vụ nhu cầu của khách tham quan.

Di tích Nhà tù Hoả Lò khai mạc trưng bày "Để bầu trời mãi xanh"

Tú Quỳnh |

Một phần ký ức miền Bắc Việt Nam trong hai đợt chiến tranh phá hoại của Không quân và Hải quân Mỹ (1964 - 1972) được tái hiện đầy chân thực qua trưng bày "Để bầu trời mãi xanh", tại Di tích Nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).

"Cây di tích" - những nhân chứng sống đi cùng thời gian

Hoàng Văn Minh |

Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, còn có một mảng cấu thành rất quan trọng là cảnh quan - những cây xanh cổ thụ đang đi cùng với thời gian như những nhân chứng sống. Đó là yếu tố làm nên màu xanh và sự cổ kính cho di tích nhưng lâu nay rất ít được nhắc tới.

Khám phá di tích người “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh

Lục Tùng |

Di tích Mộ và Đền ông bà Đỗ Công Tường tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, TP. Cao Lãnh, là nơi lưu lại dấu ấn tiền nhân đã “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh - thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc lần đầu đưa xe điện vào hoạt động

TRẦN TUẤN |

Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) vừa đưa 11 xe ôtô điện vào hoạt động phục vụ nhu cầu của khách tham quan.

Di tích Nhà tù Hoả Lò khai mạc trưng bày "Để bầu trời mãi xanh"

Tú Quỳnh |

Một phần ký ức miền Bắc Việt Nam trong hai đợt chiến tranh phá hoại của Không quân và Hải quân Mỹ (1964 - 1972) được tái hiện đầy chân thực qua trưng bày "Để bầu trời mãi xanh", tại Di tích Nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).

"Cây di tích" - những nhân chứng sống đi cùng thời gian

Hoàng Văn Minh |

Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, còn có một mảng cấu thành rất quan trọng là cảnh quan - những cây xanh cổ thụ đang đi cùng với thời gian như những nhân chứng sống. Đó là yếu tố làm nên màu xanh và sự cổ kính cho di tích nhưng lâu nay rất ít được nhắc tới.

Khám phá di tích người “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh

Lục Tùng |

Di tích Mộ và Đền ông bà Đỗ Công Tường tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, TP. Cao Lãnh, là nơi lưu lại dấu ấn tiền nhân đã “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh - thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.