Dừng Ngày thơ Việt Nam: Người dân Thủ đô thêm một lần "lỡ hẹn" văn chương

LINH TRÀ - ĐÌNH TRƯỜNG |

Đây là năm thứ hai, sự kiện Ngày thơ Việt Nam phải dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều người dân thủ đô cảm thấy tiếc nuối khi thêm một lần "lỡ hẹn" với sự kiện nổi bật của giới văn chương này.

Ngày 26.2 (tức rằm tháng Giêng), ghi nhận của PV tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, không khí vắng lặng. Di tích quốc gia đặc biệt này đã tạm dừng hoạt động đón khách tham quan từ 0h ngày 16.2 để phòng chống dịch bệnh COVID-19, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Hằng năm, nơi đây được chọn làm địa điểm tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Ban tổ chức cũng đã dự định chọn chủ đề “Tổ quốc và Mẹ”, với những tác phẩm thơ ca ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc cho ngày thơ năm nay.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm thường được chọn tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Ảnh: Chu Linh.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm thường được chọn tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Ảnh: Chu Linh

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có công văn gửi các địa phương trong cả nước thông báo việc hoãn Ngày thơ Việt Nam tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Việc dừng tổ chức ngày thơ trong 2 năm liền để lại nhiều tiếc nuối trong lòng công chúng. Tuy nhiên, trao đổi với PV, các ý kiến đều tỏ ra đồng tình bởi đây là hành động cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm phức tạp.

Ông Trần Minh Hải (51 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Cứ đến rằm tháng Giêng là tôi lại đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hàng năm có rất đông nhà văn lẫn người yêu thơ như tôi tới đây để trò chuyện, đàm đạo. Hai năm nay không tổ chức cảm thấy cũng hụt hẫng nhiều".

Hình ảnh trong một Ngày thơ Việt Nam được tổ chức năm 2019. Ảnh: Đình Trường.
Hình ảnh trong một Ngày thơ Việt Nam được tổ chức năm 2019. Ảnh: Đình Trường

Còn đối với bà Nguyễn Thị Mai (45 tuổi, quận Cầu Giấy), đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào rằm tháng Giêng đã là một cái hẹn thường niên của bà và những người bạn.

"Tôi có nhiều bạn thơ ở các tỉnh khác. Mọi năm cứ đến ngày này là tất cả hẹn nhau tới đây gặp gỡ. Hai năm nay rồi phải lỡ hẹn. Tôi mong muốn dịch bệnh sớm qua đi để cho mọi người trở lại cuộc sống bình thường, có những ngày hội ý nghĩa để giao lưu với nhau" - bà Mai cho biết.

Nhiều người dân thủ đô tiếc nuối khi sự kiện Ngày thơ Việt Nam tiếp tục phải dừng lại. Ảnh: Chu Linh.
Nhiều người dân Thủ đô tiếc nuối khi sự kiện Ngày thơ Việt Nam tiếp tục phải dừng lại. Ảnh: Chu Linh

Ông Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho biết, sẽ không tổ chức ngày thơ trực tuyến trong năm nay bởi công việc chuẩn bị khá vội vàng.

Thay vào đó, Hội nhà văn Việt Nam sẽ tập trung chuẩn bị cho Ngày thơ Việt Nam vào năm sau với một tinh thần đổi mới hơn, quy mô hơn.

Du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng ngày 26.2 bày tỏ tiếc nuối khi ngày thơ Việt Nam không tổ chức.
Đồng thời, đại diện Hội nhà văn Việt Nam cũng cho hay, trong trường hợp dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp vào năm sau, Hội sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, kỹ thuật để có thể tổ chức ngày thơ trực tuyến, đáp ứng nhu cầu của người dân.
LINH TRÀ - ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.

Chùm thơ Tết Tân Sửu 2021

NGÔ MAI PHONG chọn và giới thiệu |

11 gương mặt thi nhân - 11 thực thể ngổn ngang những trạng huống vui buồn, phấp phỏng sau một năm dài chất ngất gian nan. Giờ thì mùa xuân lại về. Kết thúc một vòng luân hồi 365 ngày của thời gian trái đất để lại bắt đầu một khởi đầu mới cho núi sông, đất đai và con người nước Việt - một dân tộc mà thi ca luôn là nguồn năng lượng của yêu thương, của nỗi buồn thức tỉnh, của hy vọng không bao giờ lụi tàn trên con đường vạn lý...

NSƯT Hoài Linh gây sốt khi làm thơ chúc Tết 63 tỉnh ngay đầu năm mới

ĐÔNG DU |

Vào mùng 1 Tết Tân Sửu 2021, NSƯT Hoài Linh diện áo bà ba giản dị, làm thơ để chúc Tết khán giả ở 63 tỉnh, thành.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.

Chùm thơ Tết Tân Sửu 2021

NGÔ MAI PHONG chọn và giới thiệu |

11 gương mặt thi nhân - 11 thực thể ngổn ngang những trạng huống vui buồn, phấp phỏng sau một năm dài chất ngất gian nan. Giờ thì mùa xuân lại về. Kết thúc một vòng luân hồi 365 ngày của thời gian trái đất để lại bắt đầu một khởi đầu mới cho núi sông, đất đai và con người nước Việt - một dân tộc mà thi ca luôn là nguồn năng lượng của yêu thương, của nỗi buồn thức tỉnh, của hy vọng không bao giờ lụi tàn trên con đường vạn lý...

NSƯT Hoài Linh gây sốt khi làm thơ chúc Tết 63 tỉnh ngay đầu năm mới

ĐÔNG DU |

Vào mùng 1 Tết Tân Sửu 2021, NSƯT Hoài Linh diện áo bà ba giản dị, làm thơ để chúc Tết khán giả ở 63 tỉnh, thành.