Xây dựng Bộ tiêu chí Du lịch an toàn:

Đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trước dịch COVID-19

Mai Châu |

Trước những diễn biến dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có chỉ đạo Tổng cục Du lịch khẩn trương triển khai Bộ tiêu chí Du lịch an toàn - động thái cấp thiết để bảo vệ du khách cũng như sớm phục hồi, đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trong khu vực.

Xây dựng Bộ tiêu chí Du lịch an toàn

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược truyền thông về một điểm đến an toàn, Bộ tiêu chí Du lịch an toàn sẽ áp dụng cho các phương tiện công cộng bao gồm cửa khẩu, nhà ga, sân bay, điểm tham quan hay lưu trú… Dự kiến Bộ tiêu chí được công bố trong thời gian sớm nhất vào tuần cuối cùng của tháng 2.

Sáng 19.2, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - cho biết, dựa theo yêu cầu và chỉ đạo của bộ trưởng, tổng cục sẽ gấp rút thực hiện Bộ tiêu chí Du lịch an toàn dành cho du khách quốc tế khi đến với Việt Nam trong mùa dịch COVID-19. Bộ tiêu chí này gần như là quy tắc bắt buộc mà các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch (doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú hay kinh doanh dịch vụ du lịch) cần phải thực hiện nghiêm túc.

Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo Việt Nam sớm là điểm đến an toàn đối với du khách. Ngoài ra, công tác truyền thông cũng được tập trung triển khai như cập nhật thông tin trên mạng xã hội và app điện thoại để du khách có thể yên tâm tìm hiểu, theo dõi những tiêu chí an toàn khi đến Việt Nam du lịch.

Trước dịch COVID-19, Tổng cục Du lịch đã kịp thời xây dựng kế hoạch toàn diện, trong đó có nhiệm vụ đề xuất lên Chính phủ nhằm sớm có biện pháp phục hồi ngành Du lịch. “Tinh thần chung là không chờ hết dịch mới triển khai hành động mà ngay trong thời điểm dịch cần phải xúc tiến các kế hoạch để tái cơ cấu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, tích cực quảng bá hình ảnh đến du khách trong và ngoài nước” - ông Ngô Hoài Chung nhấn mạnh.

Cũng để đảm bảo an toàn mùa dịch COVID-19, ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cho biết, đã kịp thời đưa ra giải pháp và đề nghị các đơn vị trực thuộc, Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố cập nhật chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng có liên quan về các biện pháp phòng, chống dịch viêm phổi COVID-19 để đảm bảo an toàn cho du khách; Nắm bắt, theo sát tình hình và thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, Công điện của Bộ VHTTDL dành cho doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch trong công tác phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ cho sức khỏe của khách du lịch; Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch cần chủ động phối hợp với cơ quan y tế chức năng thực hiện ngay các biện pháp cách ly, điều trị theo quy định…

Để cùng nhau vượt khó   

Đối với thông tin Bộ VHTTDL chỉ đạo hoàn thiện Bộ tiêu chí Du lịch an toàn, nhiều doanh nghiệp lữ hành cùng bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá rằng, hành động thiết thực lần này sẽ phần nào giúp ngành Du lịch sớm phục hồi thị trường, thu hút nhiều du khách quốc tế trở lại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Ông Đặng Thành Tùng - GĐ Công ty CP Du lịch Tân Thế Giới - Neworld Travel - cho biết, việc công bố Bộ tiêu chí Du lịch an toàn là phù hợp với diễn biến vẫn còn phức tạp của dịch bệnh. Phần đông doanh nghiệp du lịch nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và áp dụng Bộ tiêu chí đúng chỗ sẽ mang đến sự an toàn, an tâm đối với các du khách nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng.

Cũng theo ông Tùng, nhiều thông tin phòng ngừa, phòng tránh để đảm bảo an toàn cho du khách còn khá lộn xộn và chưa chính xác. Vì vậy, việc đưa ra cách thức phòng tránh dịch bệnh từ các nguồn thông tin chính thống sẽ giúp du khách an tâm, an toàn hơn.

Nhiều công ty lữ hành cũng đồng quan điểm rằng, nếu so với dịch SARS cách đây 17 năm thì ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động mạnh hơn đến ngành Du lịch. Điều này thể hiện ở việc nhiều doanh nghiệp lớn bị hủy tour, hủy dịch vụ và đang phải “gồng gánh” cùng nhau “vượt khó” bằng cách mở rộng khai thác các thị trường du lịch mới, chú trọng đẩy mạnh khai thác các thị trường quốc tế như: Austrailia, Anh, Pháp, Hàn Quốc… thông qua chương trình nghiên cứu và xúc tiến thị trường quốc tế phù hợp với năng lực của mỗi doanh nghiệp.

Còn đối với doanh nghiệp du lịch phục vụ khách nội địa, cần tiếp tục thực hiện chương trình kích cầu du lịch thông qua việc giảm giá nhưng không giảm dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng khẳng định sẽ phát huy mối quan hệ gần gũi với các thị trường nguồn để hỗ trợ, thúc đẩy việc trao đổi khách du lịch. Thời gian tới sẽ ưu tiên triển khai thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa VISTA và Hiệp hội Lữ hành Hoa Kỳ (ASTA), Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản (JATA) để thu hút hai thị trường lớn này.

Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đã trình lên Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất đẩy mạnh quảng bá tại các thị trường quốc tế, miễn hay kéo dài thời hạn thị thực 30 ngày, giảm thuế VAT du lịch còn 5%, tăng thời gian nộp thuế chậm hay miễn các khoản đóng bảo hiểm xã hội v.v... Ngoài ra, một số ý kiến như giảm nửa tiền sử dụng đất dành cho các khu resort, nghỉ dưỡng cũng được coi là các đề xuất tốt và kịp thời trong bối cảnh hiện tại.

Mai Châu
TIN LIÊN QUAN

Trên 230 tàu du lịch Hạ Long “nằm bờ” vì COVID-19

Nguyễn Hùng |

Bến cảng vắng tanh, hàng trăm con tàu nằm bờ kéo dài hàng km với mỗi tàu chỉ có 1 - 2 người trông coi. Đó là tình cảnh kể  ở Cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu – bến cảng lớn nhất phục vụ đội tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long – kể từ khi có dịch COVID-19 và có lẽ còn lâu mới sôi động trở lại như trước đây.

5 tỉ USD du lịch thiệt hại trong đại dịch: Biến nguy thành cơ

Anh Đào |

Đang đóng góp trực tiếp 9,2% GDP, và có thể lên tới 18% nếu tính cả mức đóng góp gián tiếp và sự lan tỏa vào GDP Việt Nam, 5 tỉ USD thiệt hại ước đoán của du lịch có lẽ chưa phải là con số cuối.

Đối phó với COVID-19: Du lịch ĐBSCL tìm cách níu chân khách bằng sự an tâm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các lễ hội tháng Giêng bị đình, hoãn. Những điểm đến giảm khách, các cơ sở lưu trú được giám sát chặt. Tâm lý lo sợ dịch bệnh COVID-19 đã khiến ngành du lịch ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trên 230 tàu du lịch Hạ Long “nằm bờ” vì COVID-19

Nguyễn Hùng |

Bến cảng vắng tanh, hàng trăm con tàu nằm bờ kéo dài hàng km với mỗi tàu chỉ có 1 - 2 người trông coi. Đó là tình cảnh kể  ở Cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu – bến cảng lớn nhất phục vụ đội tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long – kể từ khi có dịch COVID-19 và có lẽ còn lâu mới sôi động trở lại như trước đây.

5 tỉ USD du lịch thiệt hại trong đại dịch: Biến nguy thành cơ

Anh Đào |

Đang đóng góp trực tiếp 9,2% GDP, và có thể lên tới 18% nếu tính cả mức đóng góp gián tiếp và sự lan tỏa vào GDP Việt Nam, 5 tỉ USD thiệt hại ước đoán của du lịch có lẽ chưa phải là con số cuối.

Đối phó với COVID-19: Du lịch ĐBSCL tìm cách níu chân khách bằng sự an tâm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các lễ hội tháng Giêng bị đình, hoãn. Những điểm đến giảm khách, các cơ sở lưu trú được giám sát chặt. Tâm lý lo sợ dịch bệnh COVID-19 đã khiến ngành du lịch ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn.