Du lịch Việt Nam: Sẵn sàng mở cửa đón khách trở lại

tuấn đạt |

Dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, du lịch Việt Nam bắt đầu lấp ló những tia sáng sau chuỗi ngày dài u ám, khi nhiều điểm du lịch có thể mở cửa đón khách và nhận được những phản hồi tích cực.

Tín hiệu tích cực

Tin vui với ngành du lịch: Nhờ việc kiểm soát tốt của Việt Nam đối với dịch bệnh, cơ hội và khả năng hoạt động trở lại bình thường sẽ nhanh hơn dự kiến. Một số dấu hiệu tích cực được thể hiện qua các công tác chuẩn bị, như việc Hà Nội quyết định đón du khách trở lại thăm quan bắt đầu từ ngày 8.3 với Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn… Trong khi đó, các điểm đến vùng Tây Bắc cũng nhanh chóng triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội các mùa hoa với hàng loạt tour đa dạng, giúp du khách có thể dễ dàng lựa chọn chương trình phù hợp như ngắm hoa mận Mộc Châu (Sơn La), ngắm hoa lê trắng tại Hồng Thái (tỉnh Tuyên Quang)… Và du lịch biển tại các tỉnh/thành phố như Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Đà Nẵng, Cửa Lò, Sầm Sơn… cũng gấp rút tiến hành rà soát các quy trình nhằm đảm bảo an toàn trước khi đón du khách kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 và mùa hè này.

Với mong muốn sớm vực lại du lịch nội địa, Hội Lữ hành Khánh Hòa (KTA) đã đề nghị các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ chất lượng, giá ưu đãi tốt nhất để xây dựng nhiều gói sản phẩm kích cầu mới. Dịp lễ 8.3 vừa qua, thành phố Vũng Tàu thống kê đã đón được hơn 80.000 lượt khách. Ông Lại Văn Quân - Trưởng phòng kinh doanh Cty Tricolour Travel cho hay, du khách đã có cho mình kinh nghiệm phòng vệ bản thân an toàn từ những mùa dịch trước, vì thế tâm lý lo sợ phần nào cũng giảm bớt. “Khi diễn biến dịch bệnh không còn phức tạp, du khách đã tận dụng cơ hội du lịch giá rẻ để đưa ra quyết định”, ông Lại Văn Quân nói.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng GĐ Tập đoàn Sun Group nhìn nhận, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến thị trường du lịch thu hẹp, cạnh tranh gay gắt hơn khiến các doanh nghiệp lữ hành phải đưa ra những chiến lược, những chương trình khuyến mãi linh hoạt. “Việc liên tiếp đưa ra các chương trình, gói sản phẩm với mức giá giảm sâu tại hệ thống khách sạn, resort vốn được vận hành với tiêu chuẩn quốc tế khiến chúng tôi khó có thể tính đến bài toán lợi nhuận”, bà Bùi Thị Thanh Hương nhấn mạnh và khẳng định rằng, ở khía cạnh tích cực thì nhờ những chương trình ưu đãi sâu chưa từng có, khách hàng của các khách sạn, resort đẳng cấp sẽ được mở rộng và duy trì, hứa hẹn có thể trở thành đối tượng khách quen thuộc trong tương lai. Và việc đưa hệ thống khách sạn, resort vào vận hành đều đặn sẽ giúp cơ sở doanh nghiệp được duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân sự, từ đó có thể sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cao nhất ngay khi thị trường quốc tế phục hồi trở lại.

Chiến lược quảng bá hình ảnh

Những tín hiệu tích cực hiện nay với ngành du lịch Việt Nam cũng chính là cơ hội để quảng bá mạnh mẽ hơn các địa danh hấp dẫn. Nhiều chiến lược quảng bá hình ảnh được đề ra và thực hiện, gần nhất Trung tâm Thông tin Du lịch (thuộc Tổng cục Du lịch) phát hành 2 video quảng bá với tựa đề “Việt Nam - Đất nước, con người” và “Việt Nam - Điểm đến Văn hóa và Ẩm thực” nhanh chóng đạt mức 1 triệu lượt.

Nhiều đánh giá cho rằng, các video quảng bá trên đạt một “hiệu ứng” mạnh mẽ với người xem bởi cảnh quay đẹp, có sự đầu tư cũng như có sự tham gia của các gương mặt nghệ sĩ, YouTuber nổi tiếng có sức ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ như Hoa hậu H’Hen Niê, Chan La Cà, Khoai Lang Thang, Helly Tống, Fly Around Vietnam, Minh Travel… Còn đối với các doanh nghiệp lữ hành lớn, việc ra mắt các sản phẩm quảng bá du lịch là một trọng tâm, chiến lược phát triển hình ảnh theo cách bền vững. Rất nhiều video giới thiệu đặc sắc về các điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam được các doanh nghiệp lớn mạnh tay đầu tư.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Thị Thanh Hương từng đánh giá, các doanh nghiệp lữ hành đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển, nâng cao nhận thức về du lịch tại các địa phương. Phó Tổng cục trưởng TCDL cũng mong, các doanh nghiệp lữ hành sẽ cũng bắt tay đồng hành cùng với ngành du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn để sớm phục hồi và có những bước tiến xa hơn trong thời gian tới.

Còn bà Bùi Thị Thanh Hương cam kết, Sungroup sẽ duy trì phối hợp với nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch khác để cùng nhau hướng đến sự phát triển bền vững lâu dài. Trước mắt sẽ là các gói sản phẩm liên kết với các địa phương có mức giá ưu đãi lớn, nhằm tạo được sức lan tỏa, thu hút cộng đồng.

- Kể từ những ngày đầu tháng ba này, nhiều khách sạn, resort bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt phòng theo đoàn hoặc lẻ dịp vào dịp nghỉ lễ 30.4-1.5,. Dự báo, du lịch Việt Nam sẽ có một mùa du lịch dịp lễ 30.4 - 1.5 và một mùa hè sôi nổi.

- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VHTTDL cùng phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các phương án phù hợp trong việc cân nhắc mở cửa đón du khách quốc tế. TCDL cũng đã cân nhắc trước đề xuất mở cửa từng bước đối với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mọi việc cần phải được xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng từ tiêu chí, thị trường khách, yếu tố về y tế, cụ thể như tiêm vaccine, cách ly… nhằm đảm bảo tối ưu trong công tác phòng, chống dịch an toàn.

tuấn đạt
TIN LIÊN QUAN

Bức tranh du lịch Việt Nam mùa COVID-19 thứ 3: Trong cái khó, phải ló cái khôn?

TUẤN ĐẠT |

Dự báo tiếp tục đối mặt thêm một năm đầy khó khăn do dịch bệnh, du lịch nội địa vẫn sẽ là chiến lược trọng tâm của ngành công nghiệp không khói của Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, cơ hội phát triển của du lịch nội địa sẽ không có nhiều thuận lợi nếu không có những định hướng cụ thể, phù hợp và sự đầu tư đúng mức.

Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Nguyễn Trung Hiếu |

Dịch bệnh COVID-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

Ngành du lịch Việt Nam với “cú đấm bồi” từ COVID-19: Không luống cuống, bình tĩnh đối mặt

Thanh Hương |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại, các tour du lịch Tết hoãn hủy, doanh nghiệp lữ hành tiếp tục bình tĩnh ứng phó, vượt khó để chờ trở lại trạng thái bình thường mới.

Năm 2020 và Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam

Thảo Anh |

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát 2 đợt liên tiếp cùng tình hình bão lũ kỷ lục hoành hành miền Trung đã giáng đòn nặng nề lên ngành kinh tế vốn đóng góp 9,2% GDP. Dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề chưa từng có, song du lịch Việt Nam vẫn tìm được cho mình lối đi riêng, để lập nên những kỳ tích cho năm 2020.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Bức tranh du lịch Việt Nam mùa COVID-19 thứ 3: Trong cái khó, phải ló cái khôn?

TUẤN ĐẠT |

Dự báo tiếp tục đối mặt thêm một năm đầy khó khăn do dịch bệnh, du lịch nội địa vẫn sẽ là chiến lược trọng tâm của ngành công nghiệp không khói của Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, cơ hội phát triển của du lịch nội địa sẽ không có nhiều thuận lợi nếu không có những định hướng cụ thể, phù hợp và sự đầu tư đúng mức.

Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Nguyễn Trung Hiếu |

Dịch bệnh COVID-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

Ngành du lịch Việt Nam với “cú đấm bồi” từ COVID-19: Không luống cuống, bình tĩnh đối mặt

Thanh Hương |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại, các tour du lịch Tết hoãn hủy, doanh nghiệp lữ hành tiếp tục bình tĩnh ứng phó, vượt khó để chờ trở lại trạng thái bình thường mới.

Năm 2020 và Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam

Thảo Anh |

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát 2 đợt liên tiếp cùng tình hình bão lũ kỷ lục hoành hành miền Trung đã giáng đòn nặng nề lên ngành kinh tế vốn đóng góp 9,2% GDP. Dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề chưa từng có, song du lịch Việt Nam vẫn tìm được cho mình lối đi riêng, để lập nên những kỳ tích cho năm 2020.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.