Du lịch “Sắc màu di sản” Quảng Nam

PHẠM VĂN THẮNG Giám đốc Trung tâm Học liệu & Hỗ trợ sinh viên (Trường Đại học Quảng Nam) |

Chương trình du lịch “Sắc màu di sản” là một trong sáu nội dung chính hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 của Quảng Nam, dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12.2022, nhằm góp phần phục hồi và phát triển ngành Du lịch; đồng thời quảng bá hình ảnh mới của thương hiệu Quảng Nam - du lịch xanh.

Tạo nên những sản phẩm du lịch “vệ tinh” 

Đành rằng điểm nhấn của “Sắc màu di sản” Quảng Nam là các di sản văn hóa thế giới (Phố cổ Hội An, Khu Đền tháp Mỹ Sơn), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Nghệ thuật hô, hát Bài Chòi… Nhưng, trong thời gian qua, Quảng Nam còn tạo nên những sản phẩm du lịch “vệ tinh” xung quanh các di sản văn hóa thế giới như rừng dừa Cẩm Thanh, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà (Hội An); trải nghiệm du lịch cộng đồng nhà vườn Triêm Tây (thị xã Điện Bàn); làng Trà Nhiêu (Duy Sơn), làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn (Duy Xuyên).

Xa hơn một chút về phía Tây xứ Quảng có các làng Bhờ Hôồng, Dhờ Rôồng (Đông Giang), làng dệt thổ cẩm Zara, thác Grăng (Nam Giang), làng truyền thống Cơtu, Vườn cây di sản Pơ-mu (Tây Giang), làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước), Vườn sâm Tăk Ngo (Nam Trà My)... Xuôi về phía Nam có Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh, Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, địa đạo Kỳ Anh (Tam Kỳ), Khu du lịch hồ Phú Ninh (Phú Ninh), Hố Giang Thơm (Núi Thành)…Vừa để giảm áp lực du khách đến các khu di sản vào mùa cao điểm; vừa góp phần khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo sinh kế cho người dân, giúp du khách trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa Quảng Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những “di sản” đã được quảng bá, được các công ty du lịch lữ hành khai thác, tổ chức đưa du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, vẫn còn đó không ít những “vỉa trầm” chưa được chú ý đúng mức. Ngoài những làng nghề vừa nêu, Quảng Nam còn có các làng nghề nổi tiếng như nghề làm chiếu ở Bàn Thạch (Duy Xuyên), Triêm Tây (Điện Bàn), Thạch Tân (Tam Kỳ); nghề mộc ở Kim Bồng (Hội An), Văn Hà (Phú Ninh); nghề chằm nón ở Xuyên Đông, Mã Châu (Duy Xuyên), Mông Lãnh, Dưỡng Mông (Quế Sơn); nghề làm mành sáo, làm trống ở Lâm Yên (Đại Lộc); nghề thêu trướng, hoành phi liễn đối ở Ngũ Giáp (Điện Bàn); làm mì ở Phú Chiêm (Điện Bàn); làm bún ở Chợ Chùa (Duy Xuyên); làm đồ gốm ở Thanh Hà (Hội An); nghề trồng mía nấu đường ở Bảo An (Điện Bàn), Phương Trì (Quế Sơn); nghề làm nước mắm ở Cửa Khe (Thăng Bình)… nhất là những làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở Bảo An, Mã Châu, Thi Lai, Đông Yên…Từ giữa thế kỷ XVI, tác giả sách Ô châu cận lục đã ghi nhận “xã Lang Châu sản nhiều lụa trắng”. Điều này cho thấy các sản phẩm từ nghề dệt tơ tằm truyền thống do nhân dân Quảng Nam sản xuất luôn là mặt hàng nổi tiếng.

Du lịch xanh, du lịch văn hóa

Quảng Nam vừa là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Chămpa, vừa là nơi lưu giữ nhiều ký ức đẹp của lịch sử như Dinh trấn Thanh Chiêm (Điện Bàn) - kinh đô thứ hai ở Đàng Trong, nơi các thế tử của chúa Nguyễn “thực tập” để sau này làm chúa và là một trong những chiếc nôi ra đời của chữ Quốc ngữ đang được phục dựng và đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng cấp quốc gia (2017); Khu lăng mộ “Bà chúa tằm tang” Đoàn Quý Phi ở Duy Xuyên - Chánh phi của chúa Nguyễn Phúc Lan, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Tần, cũng đang được đầu tư tôn tạo, nâng cấp mở rộng…Về sau này có trên 260 di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia như khu căn cứ Nước Oa (Bắc Trà My), Phước Trà (Hiệp Đức)…

Giá trị văn hóa của Quảng Nam còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên vùng đất này. Điển hình như lễ hội Bà Thu Bồn (Duy Xuyên), lễ hội rước Cộ Bà ( Thăng Bình), lễ tế Cá Ông (Hội An), lễ hội vây cọp (Tiên Phước), lễ hội đâm trâu... của đồng bào các dân tộc thiểu số... Văn hóa ẩm thực khá phong phú, đa dạng. Thức ăn có mì Quảng, cao lầu Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng đập, giò ốc, ốc vú nàng (Cù Lao Chàm)…

Ngày nay chúng ta thấy du khách có nhu cầu ngày càng tăng về các kỳ nghỉ có ý thức, họ đi du lịch để khám phá bản thân và thế giới; họ yêu thích sự chậm rãi; họ thích kết nối và trò chuyện; họ học cách sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, họ tìm kiếm trải nghiệm có ý nghĩa giúp họ phát triển bản thân. Nói chung họ đi du lịch để suy nghĩ về cuộc sống và tạo động lực để thay đổi cuộc sống khi quay trở về, thay đổi phong cách sống và công việc đang làm. Nhiều sản phẩm du lịch đã được tạo ra cho phép du khách có trải nghiệm mới và thay đổi nhân sinh quan như là du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông trại, du lịch khám phá, du lịch văn hóa… đã và đang thu hút du khách thập phương tìm đến không chỉ một lần.

Du lịch xanh, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp du lịch phải xem xét lại cách thức đáp ứng xu thế mới, rằng mục tiêu tạo lợi nhuận cần phải được tích hợp với mục tiêu phúc lợi xã hội và môi trường. Nhà kinh tế học người Mỹ Otto Sharmer miêu tả sự chuyển đổi này là sự chuyển đổi từ hành vi ích kỷ (tối đa hóa lợi ích cá nhân) sang hành vi quan tâm đến môi trường (góp phần vào môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội ở xung quanh), nhằm “tạo ra giá trị chia sẻ”.

Ngược lại, các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và chính quyền địa phương các cấp của Quảng Nam cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phục hồi các di tích; đầu tư phát triển sản phẩm của các làng nghề truyền thống; giáo dục ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp trong mỗi điểm đến, trong mỗi làng nghề cho các đối tượng có liên quan; tập trung quảng bá các di sản văn hóa, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho các tầng lớp nhân dân xung quanh các “di sản”, để họ có điều kiện tham gia, hưởng lợi và có trách nhiệm với “di sản”. Và, điều quan trọng nhất, để mỗi du khách trong và ngoài nước cảm nhận đầy đủ hơn diện mạo văn hóa của Quảng Nam - Vùng đất không chỉ là đế đô của nhiều triều đại vua chúa Chiêm Thành, là nơi tập trung tiêu biểu nhất những tinh hoa văn hóa, thành tựu kinh tế của xã hội Chămpa trong lịch sử; mà còn là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa 2 miền Nam - Bắc và giao lưu văn hóa với bên ngoài.

PHẠM VĂN THẮNG Giám đốc Trung tâm Học liệu & Hỗ trợ sinh viên (Trường Đại học Quảng Nam)
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL tìm cách phục hồi du lịch

NHẬT HỒ |

Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15.3. Du lịch ĐBSCL cũng chính thức mở cửa trở lại sau thời gian dài tạm dừng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, hậu COVID-19 với tác động của giá cả, thu nhập, khiến cho ngành du lịch chật vật phục hồi.

Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị”

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị” năm 2022.

Quảng Bình đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2022

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình – Ngày 20.3, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến và thu hút khách du lịch. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2022 – 2025.

Cần Thơ: Nườm nượp khách du lịch đổ về bến Ninh Kiều

Tạ Quang |

Cần Thơ - Ngành du lịch đã chính thức mở cửa trở lại từ ngày 15.3. Lượng du khách đổ về TP.Cần Thơ rất đông sau những ngày, tháng ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

ĐBSCL tìm cách phục hồi du lịch

NHẬT HỒ |

Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15.3. Du lịch ĐBSCL cũng chính thức mở cửa trở lại sau thời gian dài tạm dừng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, hậu COVID-19 với tác động của giá cả, thu nhập, khiến cho ngành du lịch chật vật phục hồi.

Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị”

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị” năm 2022.

Quảng Bình đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2022

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình – Ngày 20.3, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến và thu hút khách du lịch. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2022 – 2025.

Cần Thơ: Nườm nượp khách du lịch đổ về bến Ninh Kiều

Tạ Quang |

Cần Thơ - Ngành du lịch đã chính thức mở cửa trở lại từ ngày 15.3. Lượng du khách đổ về TP.Cần Thơ rất đông sau những ngày, tháng ảnh hưởng của dịch COVID-19.