Du lịch mạo hiểm ở Quảng Nam, nhiều tiềm năng, nhưng chưa thành hiện thực

Thanh Hải |

Trong nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch, Quảng Nam đã nhiều lần đề cập, thử nghiệm xây dựng các tour du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào đưa vào hoạt động dù có nhiều tiềm năng.

Điều kiện tự nhiên sẵn có để mở tour mạo hiểm

Cách đây nhiều năm, ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch lũ lụt Hội An được đề cập trong dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam” của nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đã gây bất ngờ cho các nhà quản lý và kinh doanh du lịch miền Trung.

Kết quả, mỗi địa phương đã tự chọn cho mình một loại “thiên tai” đặc trưng để xây dựng thành sản phẩm du lịch, như Huế chọn mưa, Đà Nẵng chọn bão và Hội An chọn lụt. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay những ý tưởng trên vẫn chưa thể trở thành hiện thực.

Theo ông Phan Văn Minh - Giám đốc Công ty Du lịch San Hô Xanh - việc biến lũ lụt Hội An thành sản phẩm du lịch là một ý tưởng độc đáo, mang lại cho du khách những cảm giác ấn tượng cũng như cách tiếp cận mới trong khai thác tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, giữa ý tưởng và thực tế là khoảng cách khá xa.

“Khi chúng tôi trình bày ý tưởng để xin giấy phép mở tour đã có nhiều ý kiến không đồng tình vì sự an toàn của du khách, cũng như những tác động ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc khi cho ghe chạy trong phố cổ nên cuối cùng công ty đã hủy bỏ dự án này”- ông Minh nhớ lại.

Theo báo cáo của TP Hội An, vướng mắc trong việc triển khai ý tưởng du lịch ngắm lũ lụt không phải là độ an toàn hay tính hiệu quả mà chính là nguồn kinh phí để thực hiện dự án. Thực tế, trước đây thành phố cũng đã xin kinh phí từ nguồn vốn của Bộ TNMT về biến đổi khí hậu để nghiên cứu triển khai ý tưởng này nhưng sau đó không thực hiện được do nguồn vốn thiếu nên dự án đã dừng lại.

Tại hội thảo định hướng du lịch Quảng Nam phát triển bền vững cuối năm 2019, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho rằng, dư địa phát triển du lịch của tỉnh ở phía nam và vùng tây (miền núi) còn rộng mở. Vấn đề là phải tạo sản phẩm lạ, độc đáo để hấp dẫn khách với các loại hình như du lịch mạo hiểm, du lịch thủy điện, du lịch khám phá tâm linh...

Vùng núi Quảng Nam sở hữu nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, là nơi sinh sống của các dân tộc Cơ Tu, Ca Dong, Xê Đăng, Bh’noong... Đây cũng là vùng đất có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hoang sơ, rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch mạo hiểm...

Chưa đảm bảo an toàn nên không thực hiện được

Thực tế, trong hơn 10 năm nay, phát triển du lịch miền núi trở thành một trong những hướng đi chủ đạo của tỉnh nhằm đa dạng hóa điểm đến, tạo sinh kế cho người dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.

Trao đổi với Lao Động, ông Lê Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - nhận định, đối với loại hình du lịch mạo hiểm, cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, tuy nhiên khu vực miền núi chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình thời tiết như mưa bão, sạt lở gây ảnh hưởng lớn đến các dự án du lịch; các cơ sở dịch vụ phụ trợ phục vụ cho du lịch như các điểm mua sắm, các điểm tham quan còn thiếu. Điều kiện đi lại còn cách trở, không có nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ văn hóa nên việc tổ chức, triển khai các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Văn Bá Sơn - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, nhiều điểm du lịch tại các huyện vùng núi cao Quảng Nam không thể đón xe khách 45 chỗ. Nhiều nơi làm du lịch tự phát, chưa được quy hoạch, đầu tư bài bản, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan... Đây là rào cản không nhỏ để phát triển tour tuyến du lịch.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Phát triển du lịch mạo hiểm, đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Chí Long |

Vụ tai nạn tại Khu du lịch Làng Cù Lần gióng lên hồi chuông báo động trong khai thác du lịch mạo hiểm, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, phát triển loại hình tiềm năng này.

Đang dỡ tường rào bê tông chặn lối đi của dân trên đường Vành đai 2,5

Tùng Giang |

Ngày 1.11, công nhân tiến hành rỡ bỏ một phần tường rào bê tông án ngữ dọc đường Vành đai 2,5 (đoạn qua phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để mở lối đi lại cho người dân và phương tiện di chuyển.

Tổng thống Mông Cổ bắt đầu thăm cấp nhà nước tới Việt Nam

Thanh Hà |

Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Mông Cổ đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 1-5.11.

Xin kéo dài dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 đến hết 2025

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, tổ công tác rà soát khó khăn của việc triển khai dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã đề xuất các phương án để cho phép kéo dài thời gian bố trí thực hiện dự án đến hết ngày 31.12.2025.

Tập đoàn Hòa Bình tập trung tái cấu trúc để cắt giảm thua lỗ sau 4 quý

Gia Miêu |

Trong bối cảnh doanh thu hoạt động kinh doanh chính lẫn hoạt động tài chính đều giảm còn chi phí tài chính lại tăng cao, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) lỗ ròng gần 169 tỉ đồng trong quý III/2023.

Loạt cán bộ tham mưu, ký nháy ở dự án Mường Thanh không bị xử lý hình sự

Hữu Long |

Khánh Hòa - Ở vụ án sai phạm tại dự án Mường Thanh Viễn Triều, công an khởi tố cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 8 quan chức. Vụ án này cũng có loạt cán bộ tham mưu giao đất, ký nháy văn bản nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự.

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong bậc lương hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề.

Bảng lương công chức loại B mới nhất hiện nay

MINH HÀ - THU THỦY |

Ngạch công chức loại B được quy định tại Mục 5 Bảng 2 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).

Phát triển du lịch mạo hiểm, đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Chí Long |

Vụ tai nạn tại Khu du lịch Làng Cù Lần gióng lên hồi chuông báo động trong khai thác du lịch mạo hiểm, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, phát triển loại hình tiềm năng này.