Đốt vàng mã là tư duy tiêu cực

Hải Minh |

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, tục đốt vàng mã là một tín ngưỡng có cội nguồn từ rất sâu xa.

Trong từ điển, vàng mã là đồ để cúng cho người đã khuất nên khi thờ cúng tổ tiên xong, người dân thường đốt vàng mã.

Người Việt quan niệm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã thật nhiều thì càng thể hiện lòng thành và bày tỏ được lòng tri ân, cảm tạ đối với người đã khuất.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ: “Tục đốt vàng mã là một tín ngưỡng, có cội nguồn sâu xa từ khi chưa có hàng giấy đã có tục chia của, tục làm minh khí. Đến khi có giấy người ta biểu trưng hóa thì đây là một tín ngưỡng”.

Thời điểm từ cuối năm cũ cho tới đầu năm mới, người Việt tốn khá nhiều thời gian cho việc lễ bái. Và trong đó còn có cả sự duy trì cố chấp một số hủ tục hoặc sự biến tướng thương mại một số nghi lễ, không ít người còn tiêu tốn kha khá tiền bạc cho việc đốt vàng mã.

Lâu dần, việc đốt vàng mã này được người dân sử dụng như thói quen, nhiều người áp dụng mà không hiểu rõ ý nghĩa. Chính vì thế tục này mới bị biến thái và lạm dụng như ngày nay trở thành một hiện tượng xã hội xấu.

Những năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, hàng mã ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp với tiền polyme âm phủ, nhà lầu, xe hơi, máy bay.... Tình trạng này đang phát triển một cách thái quá vừa gây tốn kém, lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.

Biểu hiện rõ nhất khi người ta thi nhau làm ôtô giả giấy bằng nửa ôtô thật. Nhà cửa, ngựa và đủ các thứ khác được làm quá to và dần trở thành phong trào, xu hướng chung của xã hội. Đó là đồ thờ cúng cái gì cũng to.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nhìn nhận về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ  đánh giá:

“Hiện nay, người ta đốt vàng mã ở bất cứ ở môi trường nào, đặc biệt như ở chùa chẳng hạn, mặc dù giáo lý nhà chùa không có chuyện đốt vàng mã. Nhưng người ta vẫn đốt và đốt nhiều đến nỗi ảnh hưởng đến vệ sinh, đến nhiều thứ xung quanh môi trường sống. Đó là sự phát triển tiêu cực.

Tục vàng mã là tín ngưỡng từ xa xưa của người Việt. Vì là tín ngưỡng nên chúng ta không thể xóa bỏ được. Chính lẽ đó nên các nhà Phật có những quy định là không đốt vàng mã ở không gian này hay ở không gian khác mà không phải quy định dẹp bỏ nó đi vì đó là tín ngưỡng mà con người vẫn theo.

Đốt vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng là lễ bạc lòng thành. Vì thế chúng ta nên làm nhỏ gọn lại nhưng rất đẹp. Nhỏ gọn lại để nó phù hợp với cuộc sống đặc biệt là cuộc sống đô thị hiện nay".

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Đốt vàng mã: Tốn kém, ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ

Hải Ngọc |

Nhiều ý kiến bạn đọc đều ủng hộ việc bỏ tục đốt vàng mã vì tốn kém, nguy cơ cháy nổ cao, gây ô nhiễm môi trường.

Đã đến lúc cần quy định cấm đốt vàng mã

Lê Thanh Phong |

Đến các đền chùa miếu mạo, lăng tẩm, người ta thi nhau đốt vàng mã. Lễ của người này phải nhiều hơn người khác, để van xin, để cầu khấn, mục đích cuối cùng là mặc cả với thánh thần. Một xã hội còn nhiều mê tín dị đoan, một cộng đồng còn mê muội, lạc hậu như vậy thì khó nói đến phát triển, đừng hy vọng chạm đến ngưỡng văn minh.

Khánh Hòa: Đá lở, đè trúng 2 mẹ con đang đốt vàng mã

Phương Linh |

Khoảng 11h trưa 4.1, khi chị Nguyễn Thị Thanh Long (sinh năm 1984) và con gái đang đốt vàng mã phía sau nhà thì bất ngờ tảng đá trên núi khoảng 4 tấn rơi xuống đè trúng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đốt vàng mã: Tốn kém, ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ

Hải Ngọc |

Nhiều ý kiến bạn đọc đều ủng hộ việc bỏ tục đốt vàng mã vì tốn kém, nguy cơ cháy nổ cao, gây ô nhiễm môi trường.

Đã đến lúc cần quy định cấm đốt vàng mã

Lê Thanh Phong |

Đến các đền chùa miếu mạo, lăng tẩm, người ta thi nhau đốt vàng mã. Lễ của người này phải nhiều hơn người khác, để van xin, để cầu khấn, mục đích cuối cùng là mặc cả với thánh thần. Một xã hội còn nhiều mê tín dị đoan, một cộng đồng còn mê muội, lạc hậu như vậy thì khó nói đến phát triển, đừng hy vọng chạm đến ngưỡng văn minh.

Khánh Hòa: Đá lở, đè trúng 2 mẹ con đang đốt vàng mã

Phương Linh |

Khoảng 11h trưa 4.1, khi chị Nguyễn Thị Thanh Long (sinh năm 1984) và con gái đang đốt vàng mã phía sau nhà thì bất ngờ tảng đá trên núi khoảng 4 tấn rơi xuống đè trúng.