Đơn vị nghệ thuật tìm cách vượt khó khăn: “Không thể cứ đóng cửa mãi được"

Hải Minh |

Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, giải pháp đưa nghệ thuật phục vụ khán giả thông qua nhà hát online, sân khấu online được coi là hy vọng, thức thời và bắt kịp với xu hướng thế giới. Dù chưa thực sự phổ biến nhưng thời gian gần đây, nhiều Nhà hát, đơn vị nghệ thuật đã chuyển hướng thành công, nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo khán giả.

Tìm cách chuyển hướng trong mùa dịch

Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động biểu diễn tại các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật trở nên tê liệt. Không được tổ chức những chương trình náo nhiệt đông đúc khán giả, các Nhà hát bắt đầu tìm cách xoay chuyển hoạt động nghệ thuật sang một hướng khác để vừa có thể phục vụ khán giả, vừa đảm bảo được an toàn phòng chống dịch. Trong bối cảnh này, biểu diễn online được nhắc tới như một lối thoát cho nghệ thuật thời COVID-19.

Thực tế, ngay từ những đợt dịch năm ngoái, các nghệ sĩ đã chủ động thực hiện những buổi biểu diễn trực tuyến để đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Có thể kể tới các ca sĩ: Mỹ Linh, Thanh Lam, Đức Tuấn… Năm nay, khán được tiếp tục được thưởng thức những chương trình nghệ thuật được thực hiện tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh theo hình thức không có khán giả trực tiếp, chỉ phát trên các nền tảng kỹ thuật số, từ YouTube, Fanpage đến truyền hình.

Nhiều chương trình thực hiện theo lối nghệ sĩ biểu diễn trong khán phòng trống khán giả như biểu diễn vở “Trung Thần” (Nhà hát Tuồng Việt Nam), “Những ngôi sao bất tử” (Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc)... hay mới đây là chương trình nghệ thuật “Trung thu cho em” do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) phối hợp tổ chức với Nhà hát Múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Múa rối Thăng Long. Tất cả đều được phát sóng trên nền tảng trực tuyến để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng.

Có thể thấy, tại Việt Nam, những mô hình biểu diễn chuyên nghiệp trực tuyến vẫn còn chưa thực sự phổ biến nhưng đây được xem là hy vọng cho nghệ thuật biểu diễn trước tình trạng hàng loạt Nhà hát đóng cửa, sân khấu không khán giả vì dịch bệnh kéo dài.

Bộ trưởng “gợi ý”

Trong diễn đàn trực tuyến về tác động của COVID-19 vừa diễn ra mới đây, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu nhiệm vụ cấp bách của hơn 100 đoàn ca múa nhạc, xiếc kịch khắp cả nước: Tìm hướng hoạt động để đủ tài chính nuôi sống đơn vị. Bộ trưởng gợi ý xây dựng “Nhà hát online”, phát triển trên các nền tảng mạng xã hội. “Tôi lấy ví dụ, khi kênh YouTube của Nhà hát có một triệu người theo dõi, doanh thu từ đó mà ra. Vậy chúng ta có làm không, nếu làm thì làm như thế nào, không thể cứ đóng cửa Nhà hát mãi như vậy được”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến.

Phó Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn cho biết, hiện đơn vị nghệ thuật nào cũng có kênh online, fanpage nhưng lượng tương tác chưa cao. Cục dự định ra văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển, chăm sóc các kênh để thu hút lượng người xem, tiến tới xây dựng phát sóng có thu phí vì đây là xu hướng phù hợp thời đại công nghệ, dễ tiếp cận công chúng trong nước và quốc tế.

Đáng mừng là thời gian gần đây, một số Nhà hát cũng đã chuyển hướng áp dụng hình thức sân khấu truyền hình, phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đông đảo công chúng. NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho rằng, sân khấu trực tuyến hiện nay cũng là một giải pháp cho các đơn vị nghệ thuật. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn do COVID-19, cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp hoạt động biểu diễn với công nghệ nhiều hơn, rộng hơn nữa.

Như riêng với công tác truyền thông, quảng bá, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi động tổ chức 2 êkíp. Trong đó, một nhóm chuyên về làm trên YouTube, một nhóm làm trên TikTok. Mỗi nhóm đưa ra kế hoạch, nội dung, trong đó có cả nội dung hình ảnh, nội dung giải trí, nội dung về luyện tập, hoạt động và xây dựng hình ảnh cá nhân của các diễn viên Nhà hát. Đích thân lãnh đạo Nhà hát kết hợp với các đơn vị hàng đầu về công nghệ hỗ trợ các nhóm này.

Phó Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn cho rằng, sau này Cục sẽ có văn bản xin ý kiến để thiết lập kênh trên YouTube hay mạng xã hội để truyền thông quảng bá và thu hút khán giả theo dõi. “Tiến tới sẽ làm kênh phát sóng có thu phí. Tức là đưa nội dung vào đó, khán giả vào thì trả phí nhất định để xem” ông Tuấn nói. Tuy nhiên, điều đáng bàn là chất lượng các chương trình biểu diễn online vừa qua không cao cả về truyền dẫn lẫn nội dung, thì liệu có đủ sức thu hút khán giả.

Nghệ thuật biểu diễn chuyển hướng sang biểu diễn online là xu hướng tất yếu nhưng hướng đi cụ thể như thế nào vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng. Việc chuyển hướng đi từ biểu diễn trực tiếp sang trực tuyến cần có thời gian và đầu tư dài hạn. Nhiều khán giả cho rằng biểu diễn online không thể hoàn toàn thay thế các liveshow trên sân khấu thực tế. Đa số vẫn mong muốn được tham dự và cảm nhận nghệ thuật một cách trực tiếp. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến kéo dài, khán giả sẽ dần thích nghi với phương thức thưởng thức nghệ thuật qua nền tảng trực tuyến.

Vì vậy, các danh sách các vở diễn, chương trình nghệ thuật cần phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó, cần thêm những chương trình nghệ thuật của các đơn vị xã hội hóa để có thể đáp ứng và thu hút khán giả mọi miền tìm đến tận hưởng Nhà hát online.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh tổ chức thi trực tuyến để tuyển sinh

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội điều chỉnh hình thức thi tuyển từ trực tiếp sang trực tuyến qua Zoom.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đối phó với dịch COVID-19

NGỌC DỦ |

Gần hết cả năm 2020 và rồi từ đầu năm đến nay, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn hoạt động trong tình trạng thấp thỏm, cầm chừng vì dịch bệnh. Và hàng loạt sân khấu một lần nữa phải đóng cửa, hoãn nhiều vở diễn mới để chờ đợi, với những “nỗi khổ không biết ngỏ cùng ai...”.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh tổ chức thi trực tuyến để tuyển sinh

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội điều chỉnh hình thức thi tuyển từ trực tiếp sang trực tuyến qua Zoom.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đối phó với dịch COVID-19

NGỌC DỦ |

Gần hết cả năm 2020 và rồi từ đầu năm đến nay, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn hoạt động trong tình trạng thấp thỏm, cầm chừng vì dịch bệnh. Và hàng loạt sân khấu một lần nữa phải đóng cửa, hoãn nhiều vở diễn mới để chờ đợi, với những “nỗi khổ không biết ngỏ cùng ai...”.