Đối thoại với tác phẩm mỹ thuật

Việt Văn |

Có lẽ chưa năm nào các triển lãm mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa…) bùng nổ như thế. Riêng tuần này, khi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa khép lại (10.12) để chuẩn bị du Nam thì một loạt triển lãm khác lại mở cửa. Hữu Khoa - biệt danh họa sĩ “Còm” bảo: Thời COVID-19, tưởng họa sĩ hết đất sống nào ngờ triển lãm tơi tới như mùa cưới và hầu như triển lãm nào cũng có họa sĩ bán được nhiều tranh.

Chiêm nghiệm sự tĩnh lặng

Cuối tuần này, thêm 2 triển lãm nữa khai mạc cùng với nhiều triển lãm khác vẫn đang diễn ra cho công chúng Thủ đô thưởng ngoạn. Điều thú vị nhất là có những so sánh giữa họa sĩ trẻ và họa sĩ già, giữa truyền thống và cách tân, cũng như sự pha trộn của các xu hướng này.

Đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật 66 Nguyễn Thái Học (Hà Nội), triển lãm điêu khắc đá - triển lãm cá nhân của nhà điêu khắc Lương Trịnh (Ninh Bình) thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ. Sinh năm 1986, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Lương Trịnh bộc bạch: “Ngôn ngữ biểu đạt trong hệ thống tác phẩm của tôi chủ yếu lấy cảm hứng từ những hình khối kiến trúc tôn giáo truyền thống, kết hợp khai thác với nét vân mây cổ”. Những tác phẩm điêu khắc đá của Lương Trịnh sừng sững, cô đơn, giàu liên tưởng và buộc người xem phải lặng người đi, hình dung ra cuộc “đối thoại” với đá của người nghệ sĩ. “Ở loạt tác phẩm của tôi, mây hòa quện, bao phủ, dẫn dắt khối hình, có lúc mây chỉ là đường vân ẩn trong vật liệu đá trên những mảng hình khối tối giản”.

Nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Nguyễn Quân cho rằng tác phẩm của tài năng trẻ Lương Trịnh “cho ta những trải nghiệm thẩm mỹ nhân văn quý lạ, có tác động thức tỉnh sâu lắng, điều không dễ gặp trong mỹ thuật ta cả thập niên qua”.

Cùng đem lại cảm giác sâu lắng và chiêm nghiệm là triển lãm “Những ký ức thầm lặng” của họa sĩ Trịnh Tuân Ở Art Space - không gian sáng tạo của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Là giảng sư tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, ngoài việc rèn giũa nhiều sinh viên - họa sĩ sơn mài trẻ thành tài, đoạt giải quốc tế thì công lớn nhất của họa sĩ Trịnh Tuân (như trong giới mỹ thuật đánh giá) là kết nối được các triển lãm mỹ thuật giữa các họa sĩ khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi ông là “Trưởng băng nhóm AAL”, tức là “ASEAN Art Link” - tên tự đặt thường gọi của nhóm nghệ sĩ mỹ thuật Đông Nam Á thường mỗi năm cộng tác triển lãm ở từng nước trong khu vực ASEAN một cách tự do, độc lập.

Triển lãm lần này là 30 bức sơn mài khổ lớn (sáng tác trong vòng 10 năm nay) để kỷ niệm đúng 30 năm theo nghiệp sơn mài và nhân dịp họa sĩ sắp tròn “một vòng hoa giáp”, 60 tuổi vào năm 2021. Đam mê âm nhạc từ nhỏ nhưng lại chọn hội họa làm lẽ sống của đời, tác phẩm của Trịnh Tuân vừa có sự lãng mạn, tình tứ, trẻ trung, vừa có giai điệu của thơ, của nhạc. Tranh của ông mang dấu vân tay đậm đặc, từ bảng màu riêng nhiều sắc ấm đến cách xử lý bối cảnh, sự chăm chút cho từng mảng phụ đến cầu kỳ, hoàn hảo, mà vẫn tôn vinh được chủ thể chính một cách xứng tầm...

“Mình thích thì mình chơi thôi”

Một triển lãm đáng chú ý mang tên “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” vừa khai mạc hoành tráng chiều 10.12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và kéo dài đến hết 21.12. Ở buổi khai mạc, nữ họa sĩ Văn Dương Thành (từng là người mẫu của danh họa Bùi Xuân Phái) nói về cuộc đời sự nghiệp của Bùi Xuân Phái và bản thân…

Và cuối cùng, triển lãm nhóm Kinh Bắc Art diễn ra tại Trung tâm giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh tại 29 Hàng Bài (Hà Nội) của 7 hoạ sĩ, 1 nhà điêu khắc, mỗi tác giả từ 5-6 tác phẩm, chất liệu khá đa dạng như sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh đồ hoạ và điêu khắc sắt hàn; với những cái tên như Nguyễn Nghĩa Cương, Nguyễn Nghĩa Dậu, Nguyễn Khắc Hân, Nguyễn Văn Minh…

Trong đó, họa sĩ Nguyễn Nghĩa Cương, một gương mặt cá tính bày 4 bức, lớn nhất là “Tắm sen” khổ khá lớn 212x471cm, acrylic trên toan. Khi được hỏi về cách vẽ biểu hiện ngây thơ như nhiều người hay nói, Nghĩa Cương bảo: Tôi không bao giờ vẽ cho triển lãm cả chỉ có lựa chọn bức nào cho triển lãm thôi. Lần này cũng vô tình tôi nhặt mấy bức loanh quanh chủ đề là cái Đầm sen. Tôi không quan tâm lắm đến phong cách nọ kia, chỉ thấy yêu vô cùng những thứ nguệch ngoạc bản năng, tìm thấy ở hang động nguyên thuỷ, ở đình làng, ở tượng mồ Tây Nguyên, ở thổ cẩm dân tộc...

Cứ tự nhiên, như nhiên mải miết, say mê làm cái công việc của mình thì cái đẹp lại hiện ra. Hãy làm việc với 200% xúc cảm của mình đó chính là vẻ đẹp. Tôi thường xây dựng tác phẩm của mình như cái cách người nông dân xây nhà, xây cửa, họ không thể có đầy đủ nguyên vật liệu hay tiền bạc rồi họ mới tiến hành xây. Họ có đến đâu, làm đến đấy, một năm làm nhà, ba năm làm cửa, năm sau nữa thì thêm cái sân, cái bếp.. thậm chí xây xong rồi thấy không hợp lý lại đập đi, sửa lại vài lần. Chẳng cần bản vẽ, chẳng cần quy hoạch, lộn xộn cũng có cái xúc cảm hay của nó. Mình thích thì mình chơi thôi”.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Những trăn trở đời sống trong sáng tạo mỹ thuật Việt

Việt Văn |

Khai mạc chiều 1.12, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) phối hợp với một số đơn vị, ban ngành có liên quan tổ chức, trưng bày những gần 500 tác phẩm xuất sắc ở nhiều thể loại từ hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, video art và các loại hình nghệ thuật đương đại khác.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật về Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng

Ái Vân |

Ngày 8.10, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang & Chiến tranh cách mạng năm 2020”.

Đa sắc ''Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2020’’

LÊ QUANG VINH |

Chiều 2.10.2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ở Hà Nội, ''Triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2020’’ đã được khai mạc. Triển lãm giới thiệu 250 tác phẩm được tuyển chọn từ khoảng 500 tác phẩm tham dự.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Những trăn trở đời sống trong sáng tạo mỹ thuật Việt

Việt Văn |

Khai mạc chiều 1.12, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) phối hợp với một số đơn vị, ban ngành có liên quan tổ chức, trưng bày những gần 500 tác phẩm xuất sắc ở nhiều thể loại từ hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, video art và các loại hình nghệ thuật đương đại khác.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật về Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng

Ái Vân |

Ngày 8.10, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang & Chiến tranh cách mạng năm 2020”.

Đa sắc ''Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2020’’

LÊ QUANG VINH |

Chiều 2.10.2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ở Hà Nội, ''Triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2020’’ đã được khai mạc. Triển lãm giới thiệu 250 tác phẩm được tuyển chọn từ khoảng 500 tác phẩm tham dự.