Diễn viên Lan Phương lên tiếng về khu du lịch Quỷ Núi gây ồn ào

Thái An |

Trước tranh cãi về thông tin và hình ảnh khu du lịch Quỷ Núi cách Đà Lạt 20km, nữ diễn viên Lan Phương đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn.

Khu vui chơi này lấy hình ảnh ma quỷ rùng rợn làm chủ đạo và ngay khi vừa ra mắt, địa điểm này vướng nhiều chỉ trích, phê phán từ mọi người vì cho rằng không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt. Các bức tượng với hình thù quái đản, ghê rợn và thậm chí phản cảm càng khiến sự việc thêm ồn ào.

Khu du lịch Quỷ Núi gặp nhiều phản ứng bởi những
Khu du lịch Quỷ Núi (Đà Lạt) gặp nhiều phản ứng của cư dân mạng. Ảnh chụp màn hình

Hàng loạt ý kiến được đưa ra, trong đó rất nhiều người phản đối và cho rằng việc tạo nên một khu du lịch như vậy là "phá nát Đà Lạt", "như một mớ hỗn tạp”...

Nữ diễn viên Lan Phương rất ngạc nhiên khi được nhìn những tấm ảnh về khu du lịch. Cô càng bất ngờ hơn trước độ trần trụi của những sản phẩm điêu khắc và lại xuất hiện tại một địa điểm gắn liền với du lịch như Đà Lạt.

"Trước giờ nước ta luôn rất cẩn thận che chắn các hình ảnh nhạy cảm, dung tục trên phim ảnh, hoặc nếu có để cảnh nhạy cảm thì sẽ dán nhãn 18+. Nhưng lần này khu du lịch vẫn được tạo hình hài và bán vé cho du khách đủ lứa tuổi. Việc bố mẹ để trẻ em đến chơi và chụp ảnh cùng các hình ảnh trần trụi đó là điều làm tôi ngạc nhiên tiếp theo", Lan Phương bày tỏ.

 
Nhiều tạo hình được cho là khá phản cảm, không phù hợp với nhiều đối tượng trẻ nhỏ khi đến đây tham quan. Ảnh chụp màn hình

Lan Phương đồng tình ý kiến phản đối của cư dân mạng trong việc khu du lịch mở cửa tự do cho trẻ em dưới 18 tuổi đến xem. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm vấy bẩn tâm hồn trẻ thơ mà trên cả còn không phù hợp với văn hóa đậm chất Á Đông như Việt Nam.

Bày tỏ sự ghi nhận trong việc nỗ lực tạo ra một địa điểm khác lạ, gây thu hút du khách đến với Đà Lạt bởi thực trạng ít có khu vui chơi trong khi nhu cầu đi chơi, khám phá của khách du lịch cao, diễn viên "Cô gái xấu xí" cho rằng, ban quản lý cần có trách nhiệm hơn trong việc tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm khắc phục hậu quả.

Lan Phương cũng cho rằng không nhất thiết phải quá lên án về khu du lịch. Bởi theo nữ diễn viên, những hình ảnh ghê rợn, kinh dị này vốn dĩ đã được xây tại nhiều địa điểm khác nhau từ nhiều năm nay, trong đó nổi bật là Suối Tiên.

 
Sự việc đang thu hút sự chú ý lớn của dư luận xã hội. Ảnh chụp màn hình

"Bọn trẻ con như tôi đã được người lớn đưa vào trong mấy căn nhà toàn quỷ ma còn ghê rợn hơn trăm lần. Những hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt một thời gian dài. Bây giờ có con, không bao giờ tôi cho bé vào trong mấy khu ma quỷ đó chơi. Nhưng điều lạ là từ trước đến giờ khu nhà hù doạ đó vẫn mở cửa cho mọi lứa tuổi", cô băn khoăn.

Những chia sẻ của Lan Phương nhận được sự ủng hộ, đồng tình từ bạn bè và cư dân mạng. Bên dưới bài viết, nhiều bình luận bày tỏ xung quanh ý kiến của nữ diễn viên. "Ủng hộ quan điểm của chị. Khai thác du lịch nhưng cũng cần tính thẩm mỹ", "Giá như họ nên dán nhãn 18+ thì hay biết mấy", "Thế giới có nhiều khu du lịch thế này nhưng nếu đặt ở Việt Nam thì không ổn tý nào"...

Thái An
TIN LIÊN QUAN

Rước Long vị vua Hàm Nghi về thành Tân Sở

HƯNG THƠ |

Lần đầu tiên, tại Đại nội Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi hết sức đặc biệt. Lễ cung rước được huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiến hành sau khi địa phương này hoàn tất việc xây dựng Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở (huyện Cam Lộ).

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

Toàn cảnh lễ rước Long vị vua Hàm Nghi về thành Tân Sở

HƯNG THƠ |

Lần đầu tiên, tại Đại nội Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi hết sức đặc biệt. Lễ cung rước được huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiến hành sau khi địa phương này hoàn tất việc xây dựng Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở (huyện Cam Lộ).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Rước Long vị vua Hàm Nghi về thành Tân Sở

HƯNG THƠ |

Lần đầu tiên, tại Đại nội Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi hết sức đặc biệt. Lễ cung rước được huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiến hành sau khi địa phương này hoàn tất việc xây dựng Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở (huyện Cam Lộ).

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

Toàn cảnh lễ rước Long vị vua Hàm Nghi về thành Tân Sở

HƯNG THƠ |

Lần đầu tiên, tại Đại nội Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi hết sức đặc biệt. Lễ cung rước được huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiến hành sau khi địa phương này hoàn tất việc xây dựng Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở (huyện Cam Lộ).