Điện Kiến Trung không còn cảnh “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”

Hoàng Văn Minh |

Sau hơn 72 năm hoang phế trong cảnh “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”, điện Kiến Trung trong Tử Cấm thành của Kinh thành Huế đã lấy lại hình hài như ban đầu.

Từng là nơi ở và làm việc của vua Bảo Đại

Trong năm mới 2024 này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức khánh thành công trình điện Kiến Trung sau hơn 5 năm trùng tu với tổng kinh phí hơn 124 tỉ đồng.

Cận cảnh mặt trước diện Kiến Trung sau khi phục hồi. Ảnh: Phan Thanh Hải
Cận cảnh mặt trước điện Kiến Trung sau khi phục hồi. Ảnh: Phan Thanh Hải

Trước mắt, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa đón người dân và du khách vào tham quan ngôi điện này cùng với điện Thái Hòa cũng vừa hoàn tất việc trùng tu, tôn tạo.

Điện Kiến Trung cùng với các di tích điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái… là những di tích quan trọng nằm trên trục Dũng đạo của Kinh thành triều nhà Nguyễn.

Điện Kiến Trung nhìn từ xa. Ảnh: Nguyễn Trần Anh Phong
Điện Kiến Trung nhìn từ xa. Ảnh: Nguyễn Trần Anh Phong

Dưới thời vua Minh Mạng, tiền thân của điện Kiến Trung là một công trình mang tên là lầu Minh Viễn 3 tầng (xây dựng vào năm 1827), được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”.

Năm 1876, do bị xuống cấp nặng nề, vua Tự Đức cho triệt giải công trình. Năm 1913, vua Duy Tân cho dựng một công trình theo phong cách mới, gọi là lầu Du Cửu. Sau khi vua Khải Định lên ngôi đổi tên thành điện Kiến Trung.

Bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải
Bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải

Trong giai đoạn 1921-1923, lầu Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng lại hoàn toàn theo phong cách Tân- cổ điển có quy mô lớn và mang phong cách đặc trưng thời Khải Định với kiểu trang trí hết sức cầu kì, tỉ mỉ, đặc biệt là lối trang trí bằng đắp mảnh sành sứ trên nền vôi vữa.

Đây cũng là nơi vua Khải Định băng hà vào ngày 6 .11.1925.

Sang triều vua kế vị là Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn - thì triều đình cho tu sửa lại tòa điện, tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương, trong đó có xây buồng tắm để làm sinh ở và làm việc.

Vua và hoàng hậu Nam Phương sau đó dọn về sống trong điện Kiến Trung. Tại điện này, hoàng hậu Nam Phương hạ sinh thái tử Bảo Long.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29.8.1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tuy nhiên năm 1947, do tác động của chiến tranh, điện Kiến Trung đã bị hủy hoại, chỉ còn lại hệ thống nền móng.

Bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải
Bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải

Theo các chuyên gia, di tích điện Kiến Trung có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu.

Trên hình khối bố cục đậm chất Âu châu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của hoạ tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng.

Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo ra và là những giá trị văn hóa, lịch sử đáng trân trọng.

Sẽ là một năm thăng hoa của di sản Huế

Từ năm 2013, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục hồi điện Kiến Trung, với sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật Huế và sự tham gia của Phân viện khoa học công nghệ xây dựng miền Trung.

Con rồng ở mặt trước điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải
Con rồng ở mặt trước điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải

Tuy nhiên, do đã có một số phản biện về việc phục dựng sai lệch với bản gốc. Nên đến đầu năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan chuyên môn mới khởi công dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung.

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc phục hồi di tích này có ý nghĩa lớn trong công tác phục hồi các giá trị kiến trúc cung đình, làm cơ sở để phục hồi, tu bổ nhiều công trình di tích quan trọng khác trong tương lai.

Hành lang mặt trước điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải
Hành lang mặt trước điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là một trong những người đặt nền móng cho dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi điện Kiến Trung.

Theo TS Phan Thanh Hải, năm 2024, điện Thái Hòa, công trình kiến trúc gỗ quan trọng nhất trong Hoàng thành sẽ được trùng tu xong, và dự án trùng tu phục hồi điện Cần Chánh, một công trình kiến trúc gỗ quy mô lớn và cũng có vị thế hết sức quan trọng có khả năng rất cao cũng sẽ được khởi công.

Như vậy, các khoảng trống trên trục Dũng đạo của Kinh thành Huế sẽ dần dần được phục sinh và lấp đầy. Để tới nay sẽ không còn cảnh “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” như những câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan.

Chân dung vua Bảo Đại trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải
Chân dung vua Bảo Đại trong điện Kiến Trung. Ảnh: Phan Thanh Hải

Cũng theo TS Phan Thanh Hải, năm Giáp Thìn (2024) hẳn sẽ là một năm rất đặc biệt với Huế nói chung và di sản Huế nói riêng.

Cách đây tròn 3 vòng lục thập hoa giáp (60x3), cũng vào năm Giáp Thìn (1844), vua Thiệu Trị quyết định cho xuất bản cuốn sách “Ngự đề đồ hội thi tập” trong đó có 20 thắng cảnh được nhà vua bình chọn và đề vịnh (Thần Kinh nhị thập cảnh).

Và nay, sau 180 năm, điện Kiến Trung- công trình nối tiếp của Minh Viễn Lâu - “Thần Kinh đệ nhất cảnh” đã được hồi sinh.

“Bởi vậy, tôi rất hy vọng, năm Giáp Thìn này sẽ là năm đánh dấu cho sự thăng hoa của di sản. Và cũng là năm khởi đầu cho sự thăng hoa của cố đô Huế trên con đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản”, TS Phan Thanh Hải nói.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Tận mắt ngắm gần 100 châu bản có bút tích của vua về Kinh thành Huế

Ý Yên |

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại”.

Điện Kiến Trung đã lên hình hài sau 3 năm khởi công trùng tu

Tường Minh - Văn Trực |

Huế - Sau 3 năm khởi công trùng tu với tổng vốn đầu tư gần 124 tỉ đồng, điện Kiến Trung trong Đại nội Huế đã bắt đầu lên hình hài.

Di tích Huế mở cửa miễn phí trong ngày 26.3

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Quần thể di tích Huế miễn vé tham quan cho khách du lịch trong ngày 26.3.

Di tích Huế đìu hiu ngày đầu mở cửa đón khách

PHÚC ĐẠT |

Dù giảm 50% giá vé nhưng một số di tích Huế vẫn đìu hiu, vắng tanh trong ngày đầu mở cửa đón khách.

Giá rửa xe tăng gấp 5 lần, người dân vẫn xếp hàng chờ cả tiếng

Nhóm PV |

Hà Nội - Chiều 30 Tết, nhu cầu "làm đẹp" cho các phương tiện của người dân vẫn không hạ nhiệt, thậm chí, nhiều cửa hàng tăng giá lên gấp 5 lần vẫn kín người xếp hàng chờ rửa xe.

Khởi tố, phát lệnh truy nã với đồng bọn của trùm siêu xe Phan Công Khanh

Anh Tú |

TPHCM - Liên quan đến vụ trùm siêu xe Phan Công Khanh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 9.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết, đã khởi tố bị can, quyết định truy nã Huỳnh Xuân Vấn (37 tuổi, quê Bến Tre) - Phó Giám đốc Công ty TNHH K Supper (có trụ sở tại Quận 1) - về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện đối tượng này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, nên cơ quan Công an đã phát lệnh truy nã.

Bên trong trận địa pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội

THẾ ĐẠI - KHÁNH AN |

Sáng 9.2 (tức 30 Tết), lực lượng chức năng đang gấp rút chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa ở Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).

3 người thoát nạn trong vụ cháy nhà cao tầng sáng 30 Tết ở Hà Nội

Tô Thế |

Đám cháy cháy bùng phát tại một ngôi nhà cao tầng trên phố Miếu Đầm (Hà Nội) sáng 30 Tết. Rất may không gây thương vong về người.

Tận mắt ngắm gần 100 châu bản có bút tích của vua về Kinh thành Huế

Ý Yên |

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại”.

Điện Kiến Trung đã lên hình hài sau 3 năm khởi công trùng tu

Tường Minh - Văn Trực |

Huế - Sau 3 năm khởi công trùng tu với tổng vốn đầu tư gần 124 tỉ đồng, điện Kiến Trung trong Đại nội Huế đã bắt đầu lên hình hài.

Di tích Huế mở cửa miễn phí trong ngày 26.3

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Quần thể di tích Huế miễn vé tham quan cho khách du lịch trong ngày 26.3.

Di tích Huế đìu hiu ngày đầu mở cửa đón khách

PHÚC ĐẠT |

Dù giảm 50% giá vé nhưng một số di tích Huế vẫn đìu hiu, vắng tanh trong ngày đầu mở cửa đón khách.