“Điện ảnh sẽ là nạn nhân chủ yếu, nhất là phim tác giả…”

Việt Văn (thực hiện) |

Đạo diễn Lê Lâm từng làm nhiều phim ấn tượng mạnh như “Long Vân Khánh Hội”, “Đế chế tàn vụn” và gần nhất là “Công binh, đêm dài Đông Dương” đang sống ở Paris (Pháp). Ông đã chia sẻ với báo Lao Động, góc nhìn của một đạo diễn về phim ảnh thời COVID-19 và những hoạt động quảng bá điện ảnh Việt ở Paris.

Một số chương trình hội thảo, chiếu phim Việt tại Pháp do ông chủ trì đều bị hoãn vì COVID-19. Nó xoáy vào vấn đề gì nhỉ, với điện ảnh Việt Nam?

- Vì đình công giao thông đầu năm 2020 tiếp sau đó cách ly COVID-19 toàn quốc tại Pháp nên các  buổi  hội thảo và chiếu phim bị hoãn hoặc hủy bỏ. Hội thảo mà tôi đề nghị về chủ đề “Ngôi nhà điện ảnh Việt Nam đối mặt với thế giới: Cái tôi cá nhân và cái tôi tập thể” may mắn được ban tổ chức rời sang đầu tháng 6, nếu diễn biến của dịch cho phép.

Cuộc tọa đàm bằng tiếng Pháp, như chương trình tôi đã chủ trì cho đạo diễn Đặng Nhật Minh tại Liên hoan Phim quốc tế (LHPQT) Amien năm 2016, vì nhằm giới chuyên nghiệp và phê bình phim Pháp, vốn rộng rãi hơn cộng đồng trí thức eo hẹp Việt kiều.

Mục tiêu chính không phải để giới thiệu, quảng bá điện ảnh Việt Nam hoặc phê bình một phim cụ thể nào mà để thảo luận  các bộ phim truyện đã được quay từ trước đến nay, với người Việt đảm nhiệm bất cứ vị trí nào từ sản xuất, đạo diễn, kỹ thuật cho đến diễn xuất... để phân tích những điểm nào trong các phim đó có tính cách thuần túy Việt Nam.

Như thế nào là ngôn ngữ điện ảnh Việt, nó có phản ảnh văn học, văn hóa và nghệ thuật độc đáo của tâm hồn Việt? Qua một số phim truyện Việt chiếu tại rạp ở Pháp hoặc tại các LHP quốc tế vì được Pháp tài trợ và đồng sản xuất, khán giả ngoại quốc hiểu gì về quá trình ký hiệu, phép ẩn dụ, biểu diễn, biểu tượng... trong phim ảnh Việt? Một khi mà họ không hiểu rõ chiều sâu thì đành phải sử dụng tiêu chí văn hóa cơ bản riêng của họ, tức là văn hoá Châu Âu để đánh giá phim Việt. Vậy điện ảnh Việt Nam thiệt thòi gì?

Muốn tìm hiểu thì chỉ có cách nghiên cứu nhận thức luận tất cả các phim và không chia rẽ phim nào hay thời đại chính trị nào. Điểm yếu của điện ảnh Việt có phải là vì thiếu ngôn ngữ phổ quát đa văn hoá chăng? Khi tôi chứng kiến từ Châu Âu sự phát triển toàn diện đến không nhất quán và bối rối hiện nay của điện ảnh Việt đã nghĩ rằng đến lúc cần dừng bước để ngẫm nghĩ phân tích và tổng hợp tình trạng trong thời đại toàn cầu hóa nghệ thuật hiện nay.

Một hội thảo khác tôi được mời phát biểu vào tháng 3 về những lỗ trống ký ức trong các trang lịch sử Pháp với đề tài “Công binh Đông Dương” cũng bị hoãn cho sau tháng 9. Buổi chiếu phim “Công binh, đêm dài Đông Dương” được Hội nghị quốc tế nghiên cứu về chủ đề “Các nền văn hoá xâm lăng Châu Á trong thế kỷ XX” chọn chiếu phim nghiên cứu, trong 3 ngày  tổ chức cuối tháng 4 tại Nottingham (Anh quốc) năm nay cũng bị lùi lại, dự định tổ chức năm 2021.

Với ông thì Paris thời trước và hiện đang trong dịch COVID-19 khác nhau như thế nào?

- Bản thân tôi đã tự cách ly từ mấy tháng nay để viết xong kịch bản phim sau 2 năm nghiên cứu tư liệu cho một chuyện phim hư cấu tôi muốn kể nên không có cảm giác gì đặc biệt với cách ly. Chỉ khi nghe thông tin phát thanh, khi phải theo đúng các quy định để ra ngoài mua thực phẩm thì tôi mới nhận rõ là đang sống trong tình trạng cách ly. Tôi là nhân chứng không có gì đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh. Cái mà tôi thấy vấn đề nhất là không được đi xem phim tại rạp như thường xuyên sau buổi làm việc.

Góc nhìn của ông, một đạo diễn điện ảnh, về sự xuất hiện và ảnh hưởng của COVID-19 tới thế giới nghệ thuật, trong đó có phim ảnh?

- Hậu quả tai hại nhất là kinh tế thế giới sẽ lâm nguy, khủng hoảng và còn kinh khủng hơn năm 2008. Lẽ dĩ nhiên trong nghệ thuật, điện ảnh sẽ là nạn nhân chủ yếu, nhất là loại phim tác giả nghệ thuật như tôi làm. Tôi chỉ mới viết xong kịch bản nên chưa cảm thấy gì nhưng các bạn đồng nghiệp đang quay dở phim, có phim đang phát hành hoặc được tuyển lựa tại LHP Cannes... thì họ rất tuyệt vọng. Không ai biết tương lai sẽ ra sao trong giới nghệ thuật.

Tình trạng điện ảnh quốc tế nói chung và Pháp nói riêng sẽ thay đổi 180 độ, sau dịch. Như tôi muốn tìm nguồn tài chính sản xuất phim nghệ thuật sẽ là một cạnh tranh khố́c liệt, nhất là khi phải đứng ngang hàng với các đạo diễn bản địa ở Pháp. Vì từ khi hành nghề đến nay, tôi thuộc nền điện ảnh Pháp nên các phim tôi không được coi là phim ngoại quốc và được tham dự các LHP quốc tế trong ban phim Châu Á.

Điều đặc biệt tôi lo ngại nhất là từ khi các rạp đóng cửa vì cách ly, việc xem phim trả phí trên các mạng Netflix. Amazon... đã phá kỷ lục, ngoài tưởng tượng. Nghĩa là cái chết của phim tác giả nghệ thuật. Và cũng là cái chết, hay cái sống sót tùy theo tư tưởng, của các nền văn hoá dân tộc trước thảm hại của một thứ văn hóa nghệ thuật toàn cầu hoá vô danh, vô hồn và vô đặc thù.

Thế hệ sau sẽ là thế hệ “rô bốt” do Google, Facebook, Twitter... điều khiển vì khi mình đi xem phim chiếu ở rạp, màn ảnh có chức năng của cái gương phản ảnh thực tế của xã hội đang sống qua sự hiện diện của khán giả vô danh đang ngồi xem cùng phim chiếu trong rạp.

Cái chia sẻ không chính thức và vô hình đặc biệt đó xảy ra trong rạp chiếu phim không khác gì ở các đình chùa, nhà thờ... vì cái không gian thiêng liêng đặc biệt của các nơi đó mới có thể giúp ta tiết lộ bản thân mình cho chính mình. Không phương tiện truyền thông ảo nào có thể thay thế́ được...

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Khám phá những bộ phim đặc sắc của điện ảnh Pháp

THU HÀ |

Những bộ phim Pháp mang nhiều câu chuyện và màu sắc khác nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú của một trong những nền điện ảnh lớn trên thế giới phải kể đến: Nỗi bất hạnh của Sophia, Mẹ của chúng ta, Kỳ nghỉ hè của Nicolas 2...

Điện ảnh quân đội chuyển mình mạnh mẽ

Việt Văn |

Mấy năm gần đây, đặc biêt là tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, Điện ảnh Quân đội gây ấn tượng mạnh, đoạt nhiều Bông sen cao quý và hơn thế có cách tiếp cận làm phim mới, mềm mại hơn, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả ngoài quân đội nhiều hơn. Năm 2020, có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc như 90 năm thành lập Đảng, 45 năm ngày thống nhất đất nước, Điện ảnh Quân đội nhân dân tiếp tục triển khai nhiều dự án mới…

Đại hội lần thứ nhất CĐCS Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Sơn La

V.Chức |

Đến dự và chỉ đạo Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của CĐCS Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Sơn La có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư chi bộ- Giám đốc Trung tâm, Giang Kim Phượng- Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh; các CĐCS thuộc ngành VHTT & Du lịch cùng 43 đoàn viên Công đoàn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khám phá những bộ phim đặc sắc của điện ảnh Pháp

THU HÀ |

Những bộ phim Pháp mang nhiều câu chuyện và màu sắc khác nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú của một trong những nền điện ảnh lớn trên thế giới phải kể đến: Nỗi bất hạnh của Sophia, Mẹ của chúng ta, Kỳ nghỉ hè của Nicolas 2...

Điện ảnh quân đội chuyển mình mạnh mẽ

Việt Văn |

Mấy năm gần đây, đặc biêt là tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, Điện ảnh Quân đội gây ấn tượng mạnh, đoạt nhiều Bông sen cao quý và hơn thế có cách tiếp cận làm phim mới, mềm mại hơn, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả ngoài quân đội nhiều hơn. Năm 2020, có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc như 90 năm thành lập Đảng, 45 năm ngày thống nhất đất nước, Điện ảnh Quân đội nhân dân tiếp tục triển khai nhiều dự án mới…

Đại hội lần thứ nhất CĐCS Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Sơn La

V.Chức |

Đến dự và chỉ đạo Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của CĐCS Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Sơn La có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư chi bộ- Giám đốc Trung tâm, Giang Kim Phượng- Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh; các CĐCS thuộc ngành VHTT & Du lịch cùng 43 đoàn viên Công đoàn.